Yếu tố chuẩn thẩm mĩ mới trong sáng tác và lý luận phê bình văn học

Một phần của tài liệu Sự thay đổi chuẩn mực thẩm mĩ trong tiếp nhận văn học ở việt nam sau năm 1986 (1986 1996) luận văn ths văn học 60 22 (Trang 46)

5. Cấu trúc của luận văn

2.2 Yếu tố chuẩn thẩm mĩ mới trong sáng tác và lý luận phê bình văn học

văn học sau năm 1986

Đại hội Đảng VI (12.1986) là dấu mốc quan trọng trong đời sống xã hội Việt Nam. Đại hội trên tinh thần đổi mới toàn diện các lĩnh vực trong đó có đổi mới về văn học nghệ thuật. Vấn đề khủng hoảng kinh tế đƣợc khắc phục, mở rộng giao lƣu với các nƣớc trên thế giới, tình hình xã hội dần ổn định tạo lập nên một thời kỳ mới trong lịch sử của dân tộc. Văn học nghệ thuật trong giai đoạn này cũng nằm trong xu thế đổi mới, đời sống văn học ngày càng trở nên phong phú và sôi động. Đó là sự tìm tòi đổi mới trong thủ pháp nghệ thuật cũng nhƣ nội dung phản ánh cuộc sống. Sự đa dạng trong chủ đề, đề tài đã tạo cảm hứng cho ngƣời nghệ sĩ

46

khi sáng tạo. Cá tính sáng tạo và phong cách nghệ thuật của nhà văn đƣợc khẳng định. Các vấn đề về văn học và chính trị, văn học và hiện thực cũng đƣợc “nhận thức lại” qua sự đổi mới trong tƣ duy lý luận và phê bình văn học.

Đổi mới về tƣ duy trong đổi mới văn học nghệ thuật, bắt nguồn từ sự tự ý thức trong văn học. Văn học hƣớng ngoại, mang âm hƣởng sử thi hào hùng, đề cao ý thức cộng đồng với chiến công oanh liệt dần bị chiếm lĩnh bởi văn học hƣớng nội, với những khám phá nội tâm, khai thác sâu sắc số phận cá nhân với nỗi niềm riêng tƣ sâu kín. Văn học đặt con ngƣời trong mối quan hệ giữa cá nhân và nhân loại, kết hợp giữa con ngƣời tự nhiên và con ngƣời xã hội, con ngƣời tâm linh. Vì vậy, văn học giai đoạn này cho phép nhà văn nói lên tiếng nói của cá nhân mình, suy nghĩ của cá nhân trƣớc số phận con ngƣời mới, tiếp cận cuộc sống ở bình diện thế sự - đời tƣ. Khuynh hướng nhận thức lại hiện thực, trên tinh thần phê phán mạnh mẽ, tuy có lúc rơi vào sự tiêu cực, nhiều biểu hiện quá đà thiếu lành mạnh, nói nhiều đến mặt trái của xã hội, song sự đổi mới tƣ duy, nhận thức đã góp phần khẳng định sức mạnh đổi mới của văn học nghệ thuật trong vai trò và vị trí mới.

Có thể nói, Văn học Việt Nam từ năm 1986 đến năm 1996 là giai đoạn đổi mới quyết liệt trong tiến trình của văn học Việt Nam thế kỷ XX. Một giai đoạn đổi mới toàn diện trên mọi phƣơng diện đã mở ra một thời kỳ mới, thời kỳ sôi động của văn học Việt Nam với sự phong phú đa dạng nhiều chiều chƣa từng có. Đó là con đƣờng hiện đại hóa văn học dân tộc và hội nhập vào nền văn học thế giới.

2.2.1. Sự thay đổi Chuẩn thẩm mĩ mới trên bình diện văn xuôi tiểu biểu

Năm 1986 là năm đánh dấu quan trọng cho sự đổi mới của văn học Việt Nam. Trên các báo và tạp chí nghiên cứu đã “nổ ra” các cuộc tranh luận sôi nổi về các vấn đề của văn học, trong đó có: Phương pháp sáng tác, vai trò trách nhiệm của nhà văn với cuộc sống, đối tượng phản ánh

47

của văn học. Về lý luận phê bình văn học xuất hiện nhiều cuộc tranh luận

về quan niệm văn học, cá tính sáng tạo của nhà văn xoay quanh mối quan

hệ văn học - chính trị; văn học và hiện thực. Trong khuôn khổ giới hạn

luận văn cho phép, chúng tôi chỉ xin điểm qua tình hình một số bài viết trao đổi, tranh luận về nội dung phản ánh, hình thức thể hiện qua một số tác phẩm văn xuôi tiêu biểu, gây sự chú ý của dƣ luận trên báo Văn nghệ 10 năm đầu đổi mới (1986 - 1996).

Văn học Việt Nam giai đoạn sau năm 1986 có sự tiếp nối và chuyển tiếp từ văn học trong chiến tranh (1945 – 1975) đến văn học sau chiến tranh (1975 - 1985) tạo “nền tảng” cho sự đổi mới trên nhiều phƣơng diện của văn học trong đó có sự nổi bật về nội dung phản ánh hiện thực và hình thức thể hiện.

Trƣớc năm 1986, hình ảnh con ngƣời trong văn học là con ngƣời quần chúng, con ngƣời tập thể, cộng đồng. Nhà văn xây dựng hình ảnh con ngƣời theo lợi ích tập thể, còn phƣơng diện thế sự - đời tƣ ít đƣợc chú ý. Đến năm 1986, văn học có sự tiếp nối từ truyền thống đến hiện đại từ những cách tân, đổi mới. Trên diễn đàn văn nghệ đăng bài: “Trò chuyện

về một vài vấn đề của văn học hiện nay” của nhà thơ Ý Nhi, khẳng định:

Văn học bây giờ đi sát với thực tế, gần cái thực hơn” (Số19, 10.5.1986).

Văn học thời kỳ này đi sâu vào khám phá đời tƣ của con ngƣời cá nhân với nỗi niềm riêng tƣ sâu kín. Tạp chí nghiên cứu Văn học số 30.1993 có đăng bài của Nguyễn Văn Hạnh viết về những “đổi mới” của nhà văn Nguyễn Minh Châu với tiêu đề “Nguyễn Minh Châu những năm 80 và sự đổi mới cách nhìn về con ngƣời” trong đó có đoạn viết: “Trong sáng tác của Nguyễn Minh Châu dù có là tiểu thuyết hay truyện ngắn, cốt truyện thƣờng không đóng một vai trò nào đáng kể. Nhà văn chú ý tập trung vào thân phận con ngƣời, tính cách nhân vật và đã huy động vào đấy tâm hồn đa cảm dồi dào ấn tƣợng tƣơi mới và xúc động về cuộc sống với bút pháp chân thực và một giọng văn trữ tình trầm lắng ấm áp”. Các sáng tác của

48

Nguyễn Minh Châu nhƣ: Chiếc thuyền ngoài xa, Cỏ lau, sống mãi với cây xanh là những sáng tác thu hút đƣợc sự chú ý của dƣ luận và đông đảo bạn đọc. Nguyễn Minh Châu đã chạm đến nỗi niềm tâm sự sâu kín nhất của con ngƣời, những vấn đề quan trọng của cuộc sống con ngƣời,

đó là sự tự do, nhân phẩm, lương tri và hạnh phúc. Trong truyện “Khách

ở quê ra” nhân vật Khúng đã nghiệm thấy cuộc đời con ngƣời bên ly

rƣợu nhà Định “Phàm con ngƣời ta ở đời, có cái gì hơn ngƣời, sƣớng vì nó và chuốc lấy chua cay cũng vì nó…” [7; tr526].

Đề tài chiến tranh vẫn đƣợc tiếp nối và đƣợc khai thác triệt để nhiều góc cạnh, tuy vậy đã có sự đổi mới về cách viết, cách nhìn nhận số phận con ngƣời ở nhiều chiều cảm xúc. Với các tác phẩm nhƣ: Đất trắng

(Nguyễn Trọng Oánh); Hai người trở lại trung đoàn (Thái Bá Lợi);

Tướng về hưu (Nguyễn Huy Thiệp); Mảnh đất lắm người nhiều ma

(Nguyễn Khắc Trƣờng)… Qua các sáng tác của nhà văn, chúng ta thấy hiện thực không phải một chiều, không chỉ là chiến công anh hùng, những vấn đề lớn lao trọng đại của đất nƣớc mà còn là những góc khuất với nỗi đau xé lòng, là những mất mát hi sinh. Sau đổi mới, con ngƣời trong văn học đƣợc nhìn nhận nhƣ một “sinh thể” phong phú, phức tạp và nhiều bí ẩn. Hình ảnh ngƣời lính đƣợc khám phá ở nhiều chiều kích khác nhau. Đó là khoảnh khắc riêng tƣ trong chiến tranh, là những vấn đề thuộc về cá nhân, thuộc về bản năng hết sức đời thƣờng của con ngƣời. Bằng những trải nghiệm cá nhân, các nhà văn đã khẳng định đƣợc cá tính, tài năng sáng tạo của mình. Bài viết của độc giả trên các diễn đàn đã trở thành đối tƣợng giao lƣu, đối thoại bình đẳng với nhà văn về tác phẩm. Phải vậy, văn học sau năm 1986, đặc biệt là trong khoảng thời gian từ năm 1986 - 1992 là thời kỳ phát triển mạnh mẽ nhất trong giai đoạn đổi mới. Với đội ngũ văn nghệ sĩ hùng hậu, hào hứng sáng tác trong tâm thế đƣợc “cởi trói” về quan niệm xã hội, quan điểm nghệ thuật tạo nên nhiều tác phẩm thể hiện sự tìm tòi, khám phá mới lạ và táo bạo. Trên tạp chí

49

Văn nghệ đăng tải nhiều bài viết trao đổi xung quanh sáng tác của các tác giả: Chu Lai, Bảo Ninh, Nguyễn Huy Thiệp, Dương Hướng, Trần Mạnh

Tuấn…Điểm qua một vài tác phẩm, chúng ta sẽ thấy rõ sự đổi mới rõ nét

trong văn học giai đoạn này. Con ngƣời qua ngòi bút của các nhà văn với đủ mọi cung bậc: buồn, vui, hạnh phúc, đau đớn xót xa, hay là cả những khát vọng, khát khao đời thƣờng nhất. Đó là khát vọng sống, khát vọng làm ngƣời của nhân vật Tám Tính trong “Ăn mày dĩ vãng” của Chu Lai. Chuyên mục tác phẩm và dƣ luận: Trao đổi về tiểu thuyết “Ăn mày dĩ vãng” (NXB Hội nhà văn. 1992. Tr6); thảo luận về tiểu thuyết “Đám cƣới không có giấy giá thú” của Ma Văn Kháng (tr2 – tr7, số 6, 10.2.1990); Đọc “Phiên chợ Giát” của Nguyễn Minh Châu. Tiếp nối đề tài chiến tranh, khám phá những vấn đề con ngƣời cá nhân tác phẩm “Nỗi buồn

chiến tranh” của Bảo Ninh đƣợc in lần đầu tiên năm 1987 trên báo Văn

nghệ với nhan đề “Thân phận tình yêu”. Tác phẩm khai thác đề tài chiến tranh dƣới góc độ cá nhân. Đó là cái nhìn về thân phận con ngƣời trải qua trận mạc và những đớn đau mất mát trong chiến tranh. Tuy vậy, trong hoàn cảnh chiến tranh khốc liệt tình yêu vẫn đơm hoa kết trái, kiên cƣờng vƣơn lên trong sự hủy diệt, chết chóc. Hình ảnh nhân vật Kiên “trở về” bên Phƣơng với mối tình đầu trong sáng, là hình ảnh ngƣời lính trở về với giây phút hạnh phúc ngọt ngào sau mất mát cay đắng, sau những thiếu thốn khốc liệt của chiến tranh. Nhà văn Nguyễn Quang Thiều trên báo Thể thao và Văn hóa đã viết: “Nỗi buồn chiến tranh đã chạm vào mẫu số chung của nhân loại - đó là câu chuyện của thân phận của mất mát của

tình yêu và chiến tranh” [88]. Bênh cạnh đó, tác phẩm “Bến không

chồng” của Dƣơng Hƣớng là nỗi cô đơn của con ngƣời cá nhân - ngƣời

đàn bà đang ở độ tuổi thanh xuân sống xa chồng do chiến tranh chia cắt. Ngƣời đàn bà luôn khát khao hạnh phúc, với khát khao rất đời thƣờng

Cơ thể lâu ngày khô héo bỗng rạo rực, ngập tràn hưng phấn…”. Đánh

50

viết: “Mảng đề tài chiến tranh vẫn đƣợc quan tâm, phần lớn đều bốc xới, xoáy sâu vào sự mất mát và nỗi đau chiến tranh, không chỉ của những con ngƣời ƣu tú đã mất mà cả những ngƣời còn sống. Vết thƣơng chiến tranh trong đời sống, trong tâm hồn của mỗi ngƣời vẫn chƣa xóa nổi, vẫn dai dẳng đến nhiều thế hệ mai sau. Ấy là niềm tha thiết mong ƣớc của con ngƣời. Chiến tranh hãy vĩnh viễn chấm dứt trên đất nƣớc thân yêu này…”(tr25)

Trong thời kỳ này, Nguyễn Huy Thiệp là một hiện tƣợng văn học nổi bật - một cây bút với nhiều cách tân và đổi mới táo bạo. Các sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp là sự phóng chiếu giữa quá khứ và hiện tại, giữa dòng tâm tƣởng và nhân vật rất thật trong đời sống. Ẩn ý sâu sa trong mỗi câu chuyện đƣợc “gói” trong những hình tƣợng nhân vật khiến cho bạn đọc phải “chau mày” nghĩ suy. Trong sáng tác của mình, Nguyễn Huy Thiệp có nói đến hình ảnh, đời sống nhà chính trị nhƣ: Nguyễn Ánh, Nguyễn Huệ, các nhân vật lịch sử nhƣ Nguyễn Thị Lộ, con ngƣời văn chƣơng nhƣ Nguyễn Du, Hồ Xuân Hƣơng… Các nhân vật lịch sử đƣợc soi chiếu dƣới lăng kính nghệ thuật của Nguyễn Huy Thiệp tạo nên những chiều cạnh rất khác biệt mới mẻ và cả sự táo bạo. Hay cuốn tiểu thuyết “Đứng trước biển, Cù Lao Tràm” của Nguyễn Mạnh Tuấn làm xôn xao dƣ luận vì nhà văn dám nói thẳng cái sai trái trong cung cách làm ăn, lề lối quản lý của cán bộ, Đảng viên. Chính điều này đã tạo nên nhiều tranh luận, trao đổi của bạn đọc và các nhà phê bình về “hiện thực phản ánh” và vấn đề “nói thẳng, nói thật” qua tác phẩm của Nguyễn Mạnh Tuấn.

Các cuộc thi trên báo Văn nghệ mở ra liên tục và đạt đƣợc nhiều thành tựu đáng ghi nhận. Trƣớc đổi mới năm 1986, năm 1985 đƣợc khơi nguồn bằng cuộc thi truyện ngắn 1983 - 1984 với 14 tác giả đƣợc giải trong đó có hai giải nhất trao cho Thùy Linh và Phạm Khắc Vĩnh. Năm 1987 - 1988 là năm đánh dấu sự phát triển vƣợt bậc cả về số lƣợng và

51

chất lƣợng truyện ngắn trên báo Văn Nghệ với nhiều tên tuổi nổi bật:

Nguyễn Khải, Nguyễn Quang Sáng, Vũ Bắc, Mai Ngữ, Nguyễn Khiên,

Nguyễn Huy Thiệp, Phạm Thị Hoài… trong đó tặng thƣởng tuần báo Văn

nghệ năm 1987 cho sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp là “Tướng về hưu,

Muối của rừng”; Phùng Gia Lộc với “Cái đêm hôm ấy…đêm gì” năm

1988. Kết quả cuộc thi truyện ngắn năm 1991 của Tuần báo Văn nghệ số 17 này 25.4.1992 đã trao cho các tác phẩm: Kẻ sát nhân lƣơng thiện (Lại Văn Long); Ánh trăng (Nguyễn Bản); Mùi Cọp (Quý Thể). Theo Nguyễn Khải: “Cuộc thi lần này có nhiều truyện ngắn hay... Đọc xong cứ thấy căy đắng thế nào. Nhƣng cái buồn ấy không phải tự văn chƣơng mà là tự cuộc đời. Cái chết của nghệ sĩ xiếc cũng là cái bất lực của nghệ thuật chân chính (Mùi cọp) cái đẹp mơ hồ êm dịu, dẫu cái đẹp ấy về sau có bị thoái trào, vẫn không ngừng là một ám ảnh cho cả đời ngƣời (Ánh trăng)”.

Có thể nói, từ năm 1986 đến 1990 là chặng đƣờng đổi mới mạnh mẽ, tự do, cởi mở và thu đƣợc nhiều thành tựu lớn cả về mặt nội dung và hình thức cũng nhƣ sự phong phú đa dạng của thể loại. Từ năm 1992 đến 1996 văn học có xu hƣớng chững lại, số lƣợng tác phẩm giảm hơn, không khí sôi sục đổi mới sáng tạo bị lắng xuống, nhƣờng chỗ cho sự “nhìn nhận” đánh giá lại một số tác phẩm. Vì văn học năm 1992 đƣợc coi là giai đoạn của một số vấn đề văn học đáng quan ngại “Biểu hiện của không khí phủ nhận quá khứ và cách mạng, xuất hiện lẻ tẻ nhƣ một số sáng tác nhƣng đôi khi cực đoan: Linh nghiệm của Trần Quang Nghiêm, tác giả không chỉ phủ nhận con đƣờng cách mạng nhân dân ta đã lựa chọn mà còn miệt thị quần chúng nhân dân, xúc phạm tình cảm sâu xa thiêng liêng của dân tộc…”, Một số các sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp bị “soi xét” và tranh luận dẫn đến sự “e dè” trong các sáng tác sau đó. Sáng tác của Bảo Ninh bị “cấm” ở Việt Nam… Trong khi đó thể loại thơ ca lại chƣa có bản sắc riêng của ngƣời sáng tác “Quan niệm về “cái tôi” bao gồm những uẩn khúc của số phận cá nhân hoặc trong tình yêu đôi lứa,

52

báo động về thơ tình buồn và Thơ buồn…” (Đỗ Bạch Mai, TCVNQĐ, 24…)

Về phương diện nghệ thuật: Sự đổi mới thể hiện rõ qua phƣơng diện nghệ thuật với nhiều cách tân táo bạo, tác động rất lớn đến vấn đề cảm thụ và tiếp nhận của công chúng về những vấn đề đƣợc phản ánh qua văn học:

Số TT Các phương

diện nghệ thuật

Trước năm 1986 Sau năm 1986

1 Đổi mới quan niệm nghệ thuật về con ngƣời

Con ngƣời lý tƣởng, con ngƣời của cộng

đồng

Con ngƣời tự nhiên, con ngƣời bản năng 2 Đổi mới phƣơng thức biểu hiện Tả thực, trung thành với hiện thực

Bút pháp tả thực mới, thể hiện cái nhìn khách quan, cái nhìn giễu nhại. Bút pháp phúng dụ, huyền thoại, tƣợng trƣng 3 Xây dựng nhân vật văn học Tính cách nhân vật: xung đột Vận dụng kỹ thuật dòng ý thức, khai thác chiều sâu tâm trạng 4 Đối mới về nghệ thuật kết cấu Theo trình tự thời gian Kết cấu lắp ghép, kết cấu đồng hiện 5 Phƣơng thức trần thuật Khai thác cái nhìn biết trƣớc

Đổi mới trong điểm nhìn, có sự dịch chuyển điểm nhìn

6 Ngôn ngữ Giọng điệu

Giọng điệu hào hùng, trang trọng,

đơn điệu

Đa thanh, đa giọng điệu

Bảng 2.1: Đổi mới phương diện nghệ thuật

Vấn đề về hình thức thể hiện trong văn học bao gồm “phong cách, thể

loại, bố cục, ngôn từ nghệ thuật, giọng điệu, kết cấu” (Từ điển văn học

Bộ mới). Văn học giai đoạn 1986 - 1996 không chỉ đổi mới về nội dung phản ánh mà còn có sự đổi mới cả về hình thức nghệ thuật. Trong bài đánh giá về “Truyện ngắn hôm nay” (tr14. Số 48 ngày 30.11.1991) có nhiều ý kiến đánh giá xác đáng về tình hình truyện ngắn sau đổi mới đến nay. Tác giả Nguyễn Kiên cho rằng: “Truyện ngắn những năm gần đây

Một phần của tài liệu Sự thay đổi chuẩn mực thẩm mĩ trong tiếp nhận văn học ở việt nam sau năm 1986 (1986 1996) luận văn ths văn học 60 22 (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)