II. PHƯƠNG THỨC THÂM NHẬP THỊ TRƯỜNG TOÀN CẦU
2. Các phương thức thâm nhập:
2.1.3. Các biện pháp khuyến khích đặc biệt thường được áp dụng
tư vào khu kinh tế tự do gồm:
Tạo môi trường kinh doanh thuận lợi (miễn giảm thuế, ít quy chế nhất có thể, chính sách linh hoạt về lao động)
Cơ sở hạ tầng tiện lợi, điều kiện sống thật tốt cho những người làm việc trong khu kinh tế này (dịch vụ giáo dục, dịch vụ y tế, vui chơi-giải trí đạt đẳng cấp quốc tế)
Vị trí địa lý chiến lược (gắn với cảng biển, cảng hàng không quốc tế, gần thị trường tiêu dùng lớn)
Cùng các hỗ trợ và ưu đãi khác
Khu chế xuất là khu công nghiệp đặc biệt chỉ dành cho việc sản xuất, chế biến những sản phẩm để xuất khẩu ra nước ngoài hoặc dành cho các loại doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ liên quan đến hoạt động xuất-nhập khẩu tại khu vực đó với các ưu đãi về các mức thuế xuất-nhập khẩu hay các ưu đãi về giá cả thuê mướn mặt bằng sản xuất, thuế thu nhập cũng như cắt giảm tối thiểu các thủ tục hành chính. Điều hành, quản lý hoạt động chung của khu chế xuất thường do một Ban quản lý khu chế xuất điều hành.
Giống nhau giữa khu chế xuất và khu kinh tế mở: Các ưu đãi nhất định nhằm mục tiêu phát triển kinh tế của quốc gia.
Khác nhau giữa khu chế xuất và khu kinh tế mở :
o Khu chế xuất nhằm mục tiêu chính là xuất khẩu, thường nằm tại các khu vực thuận tiện cho xuất-nhập khẩu, tức là gần với cảng hàng không hay cảng biển.
o Khu kinh tế mở không những nhằm mục tiêu xuất khẩu mà còn tạo các điều kiện ưu đãi cho các doanh nghiệp với định hướng vào thị trường nội địa, thường hay được lập ra tại các khu vực ít thuận lợi nhất nhằm mở mang, phát triển kinh tế tại khu vực đó.
Khu kinh tế cửa khẩu ở Việt Nam là một không gian kinh tế xác định, gắn với cửa khẩu quốc tế hay cửa khẩu chính của quốc gia, có dân cư sinh sống và được áp dụng những cơ chế, chính sách phát triển đặc thù, phù hợp với đặc điểm từng địa phương sở tại nhằm mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội cao nhất dựa trên việc qui hoạch, khai thác, sử
dụng, phát triển bền vững các nguồn lực, do Chính phủ hoặc Thủ tướng quyết định thành lập.
III. THOÁI LUI THỊ TRƯỜNG
Các lý do thoái lui thị trường: a. Lỗ liên tục.
b. Môi trường kinh doanh hay thay đổi. c. Thâm nhập sớm (vội vã).
d. Cạnh tranh quá khốc liệt. e. Phân phối lại nguồn lực
Yếu tố chính trị.
Ví dụ: Vụ giàn khoan của tập đoàn năng lượng Repsol của Tây Ban Nha.
Việt Nam đề nghị công ty Talisman-Vietnam (Công ty con của tập đoàn năng lượng Repsol của Tây Ban Nha) ngừng khoan thăm dò dầu khí ở vùng tranh chấp trên Biển Đông sau khi nhận những lời đe dọa từ Bắc Kinh vào sáng 24/7/2017. Công ty Talisman- Vietnam phải rời khỏi khu vực này.
Qua sự việc Việt Nam đã hủy hợp đồng với Repsol, Việt Nam chắc chắn phải bồi thường số tiền rất là lớn, bởi vì hợp đồng dầu khí thường là vài trăm triệu USD.
Tài chính/ Thương hiệu/ Quan hệ.
Ví dụ :
1. Tập đoàn Metro (Đức) đã chuyển nhượng mảng kinh doanh sỉ (bán buôn) tại Việt Nam cho Tập đoàn Berli Jucker (BJC) của Thái Lan vào năm 2015. Theo đó, BJC sẽ tiếp quản toàn bộ hoạt động kinh doanh của Công ty Metro Cash & Carry Việt Nam (MCC Việt Nam) bao gồm 19 trung tâm phân phối và danh mục bất động sản có liên quan, tổng giá trị 655 triệu euro (tương đương 879 triệu USD).
2. Trong kế hoạch tái cơ cấu tài chính nhằm giảm nợ năm 2016. Tập đoàn Casino Group đã bán chuỗi siêu thị Big C ở Việt Nam cho tập đoàn Central Group của Thái Lan với giá 1,05 tỷ USD.