• Môi trường pháp luật và các chính sách của Nhà nước
Mọi hoạt động kinh doanh trong đó có hoạt động ngân hàng đều chịu sự điều chỉnh của luật pháp. Ở Việt Nam đó là Luật các tổ chức tín dụng và hệ thống các
quy chế cụ thể trong từng thời kỳ về lãi suất, dự trữ bắt buộc, tỷ giá ... Trong sự ràng buộc về luật pháp, các yếu tố của nghiệp vụ huy động vốn thay đổi, làm ảnh hưởng đến quy mô và hiệu quả huy động. Ví dụ như: Việc thay đổi dự trữ bắt buộc của NHNN sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả huy động vốn của ngân hàng. Tỷ lệ dự trữ bắt buộc tăng dẫn đến dự trữ sơ cấp của ngân hàng tăng, sẽ làm giảm khả năng tăng lợi nhuận của ngân hàng.
• Tình trạng của nền kinh tế
Tình trạng của nền kinh tế là một trong những nhân tố vĩ mô có ảnh hưởng đến mọi hoạt động kinh doanh. Trong điều kiện nền kinh tế phát triển hưng thịnh, thu nhập dân cư cao và ổn định, nguồn tiền vào và ra các ngân hàng cũng ổn định, số vốn huy động được dồi dào và cơ hội đầu tư cũng được mở rộng. Ngươc lại, khi nền kinh tế suy thoái, giá cả hàng hóa tăng, các doanh nghiệp kinh doanh không có lãi dẫn đến thu hẹp sản xuất, thu nhập của dân cư và các doanh nghiệp giảm, ngân hàng sẽ gặp khó khăn trong hoạt động huy động vốn. Thông thường, chi phí huy động vốn của ngân hàng sẽ tăng nếu tỷ lệ lạm phát cao hơn mức lãi suất huy động, do đó ngân hàng phải tăng lãi suất huy động để đảm bảo lãi suất thực dương.
• Điều kiện thị trường và cạnh tranh
Trong quá trình hoạt động, các ngân hàng luôn phải tính đến điều kiện môi trường kinh doanh, như có bao nhiêu cơ hội đầu tư tiềm tàng ở những khu vực thuộc địa bàn hoạt động của ngân hàng, có bao nhiêu ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác cũng tham gia trên địa bàn đó? Để tiến hành cạnh tranh với các đối thủ, ngân hàng buộc phải cải tiến chất lượng phục vụ, ấn định một lãi suất phù hợp với thị trường, nghiên cứu kỹ hơn các điều kiện thị trường... Như vậy, cạnh tranh vừa là một thách thức vừa là một nhân tố thúc đẩy các ngân hàng nâng cao chất lượng hoạt động, trong đó có hoạt động huy động vốn.
• Sự phát triển của thi trường tài chính
Thi trường tài chính là nơi mua bán các công cụ tài chính, nhờ đó vốn được chuyển giao một cách trục tiếp hoặc gián tiếp từ các chủ thể dư thừa vốn đến các chủ thể có nhu cầu về vốn. Thị trường tài chính cung cấp phương thức chuyển đổi
các loại tài sản tài chính thành tiền mặt. Nói cách khác, thị trường tài chính là nơi để bán những tài sản tài chính nhằm thu tiền mặt, do đó làm cho những tài sản tài chỉnh “lỏng” thêm. Tính lỏng thêm của những tài sản tài chính khiến chúng được ưa chuộng hơn và như thế sẽ dễ dàng hơn cho các NHTM khi phát hành các loại giấy tờ có giá để huy động vốn.
Nếu thiếu thị trường tài chính hoặc thị trường tài chính kém phát triển thì tính thanh khoản của các tài sản tài chính kém, người tiết kiệm sẽ ưa thích nắm giữ tài sản hoặc vốn dưới hình thái tiền mặt, hơn là các hình thái khác gần với tiền. Khi đó hoạt động huy động vốn của các NHTM sẽ gặp khó khăn.
Tuy nhiên, sự phát triển của thị trường chứng khoán cũng gây ra không ít khó khăn cho các NHTM trong việc huy động vốn, do thị trường chứng khoán đã thu hút một phần tiền nhàn rỗi từ công chúng và tổ chức kinh tế thay cho gửi vào hệ thống ngân hàng.
• Đặc điểm của khách hàng
Khách hàng của ngân hàng ở đây được hiểu theo nghĩa rộng, bao gồm cả những người có vốn gửi tại ngân hàng và những đối tượng sử dụng số vốn đó. Về phía khách hàng gửi tiền, có hai yếu tố quan trọng là thu nhập và tâm lý. Thu nhập ảnh hưởng đến số vốn tiềm tàng mà ngân hàng có thể huy động. Còn yếu tố tâm lý ảnh hưởng đến sự biến động vào, ra của các nguồn tiền. Tâm lý tin tưởng vào tương lai của ngân hàng có tác dụng làm ổn định lượng tiền gửi vào và rút ra. Một đặc điểm quan trọng khác của đối tượng khách hàng là mức độ thường xuyên của việc sử dụng các dịch vụ ngân hàng. Mức độ sử dụng càng cao, ngân hàng càng có điều kiện mở rộng việc huy động vốn.
Ngoài ra, tầm lý khách hàng cũng thường xuyên thay đổi, và dễ bị thu hút bởi những kênh đầu tư khác hơn là gửi tiền vào ngân hàng. Ví dụ như thị trường vàng, bất động sản, chứng khoán rất dễ thu bút một lượng lớn khách hàng, khi thấy các thị trường đó tăng cao, việc khách hàng di chuyển từ nguồn tiền gửi ngân hàng sang các thị trường này là điều dễ hiểu.
Đối với khách hàng sử dụng vốn của ngân hàng lại phụ thuộc vào sự phát 3
triển của nền kinh tế và chính sách tín dụng của hệ thống ngân hàng. Khi nền kinh tế phát triển, nhu cầu tiêu dùng, sản xuất phát triển, các doanh nghiệp cần vốn cho đầu tư sản xuất kinh doanh và tìm đến ngân hàng nhiều hơn, cũng như khách hàng cá nhân tìm đến ngân hàng để vay tiền phục vụ nhu cầu nhiều hơn (nhu cầu đầu tư, nhà ở, mua sắm..Khi nền kinh tế chậm phát triển, nhu cầu tiêu dùng và sản xuất bị chững lại, thì nhu cầu vay tiền ngân hàng của khách hảng giảm đi. Khách hàng đi vay thường lựa chọn những ngân hàng cung cấp dịch vụ nhanh gọn, tiện lợi. Nên việc cải tiến trong cách phục vụ khách hàng cũng là một trong những việc cần thiết mà các ngân hàng phải chú trọng.