CHƢƠNG 4: ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ 4.1 Đề xuất giải pháp với thƣơng hiệu nhà bán lẻ điện thoại thông minh

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ý định lựa chọn thương hiệu nhà bán lẻ điện thoại thông minh tại thị tường Hà Nội (tt) (Trang 25 - 26)

4.1. Đề xuất giải pháp với thƣơng hiệu nhà bán lẻ điện thoại thông minh

4.1.1. Nâng cao cảm nhận về giá của khách hàng

4.1.2. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và đào tạo nghiệp vụ cho nhân viên viên

4.1.3. Tăng cường hoạt động nghiên cứu thị trường

4.1.4. Phát hành thẻ khách hàng thân thiết

4.2. Kiến nghị với chính phủ

Để các giải pháp hoàn thiện và nâng cao ý định lựa chọn thương hiệu nhà bán lẻ của khách hàng được triển khai thuận lợi và đạt hiệu quả cao thì Chính phủ cần có những chính sách hữu hiệu. Sự quản lý vĩ mô của Chính phủ cũng như những định hướng chung sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến việc kinh doanh bán lẻ của các thương hiệu nhà bán lẻ trong nước hiện nay. Các kiến nghị với Chính phủ cụ thể như sau:

Thứ nhất, tiếp tục ngăn chặn và trừng trị những hành vi vi phạm gian lận thương mại của các cửa hàng nhỏ lẻ không chất lượng, làm sao giữ cho môi trường kinh doanh công bằng để các thương hiệu nhà bán lẻ chân chính hoạt động. Việc này được thực hiện bằng việc xây dựng, ban hành các chính sách phát triển, biện pháp quản lý cụ thể, rõ ràng, minh bạch thúc đẩy cạnh tranh lành mạnh.

Thứ hai, tiếp tục thực hiện chính sách mở cửa, tạo điều kiện cho nhiều nhà đầu tư tham gia góp phần phát triển thị trường, từ đó đem lại nhiều lợi ích hơn cho người tiêu dùng.

Thứ ba, tăng cường quản lý, giám sát các chỉ tiêu chất lượng của các nhà bán lẻ không chỉ thương hiệu nhà bán lẻ mà cả các cửa hàng nhỏ lẻ khác nhằm bảo vệ lợi ích cho người tiêu dùng và đảm bảo thị trường phát triển bền vững.

Thứ tư, khuyến khích các nhà bán lẻ chăm sóc đến đối tượng giới trẻ, có những chế độ ưu đãi dành cho các chương trình phục vụ cho đối tượng này.

24

KẾT LUẬN

Luận văn “Nghiên cứu ý định lựa chọn thương hiệu nhà bán lẻ điện thoại thông minh tại thị trường Hà Nội” là một trong những nghiên cứu về ý định hành vi của người tiêu dùng điện thoại thông minh tại Việt Nam. Đề tài đã hoàn thành được các mục tiêu đề ra: khái quát các khái niệm lý thuyết cơ bản về người tiêu dùng, hành vi người tiêu dùng, hành vi ý định, ý định lựa chọn, ý định lựa chọn nhà bán lẻ; tổng quan về thị trường bán lẻ điện thoại thông minh tại Việt Nam; khảo sát, phân tích, đánh giá và rút ra được những vấn đề trọng tâm, những hạn chế cần khắc phục trong thời gian tới.

Luận văn đã phát hiện các nhân tố ảnh hưởng đến ý định lựa chọn thương hiệu nhà bán lẻ điện thoại thông minh. Bên cạnh đó, luận văn cũng chỉ ra được tác động của các nhân tố này và từ đó đưa ra một số khuyến nghị góp phần nâng cao chất lượng phục vụ của các thương hiệu nhà bán lẻ dành cho khách hàng.

Trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt trên thị trường bán lẻ điện thoại thông minh hiện nay, không chỉ các thương hiệu nhà bán lẻ trong nước mà c n các thương hiệu nhà bán lẻ nước ngoài đang nhen nhóm cạnh tranh trong thời gian tới, không phải thương hiệu nào cũng trụ vững. Thương hiệu nhà bán lẻ nào đánh trúng tâm lý của người tiêu dùng sẽ có được lợi thế và chiếm được thị phần cao trên thị trường, từ đó xây dựng thương hiệu ngày càng lớn mạnh và bền vững.

Tuy đã đạt được một số kết quả nhất định về mặt lý luận và thực tiễn, song do luận văn được thực hiện trong thời gian ngắn cũng như vấn đề về hành vi ý định của người tiêu dùng là một vấn đề phức tạp nên cần được thực hiện nhiều nghiên cứu chuyên sâu hơn nữa để phát hiện thêm các nhân tố khác và để hiểu được cặn kẽ nguyên nhân cản trở ý định lựa chọn thương hiệu nhà bán lẻ của người tiêu dùng. Những hạn chế này sẽ là động lực để tác giả cố gắng học hỏi để khắc phục các hạn chế và thực hiện các nghiên cứu tiếp theo trong tương lai.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ý định lựa chọn thương hiệu nhà bán lẻ điện thoại thông minh tại thị tường Hà Nội (tt) (Trang 25 - 26)