Thẩm tích keo :

Một phần của tài liệu báo cáo thực tập hóa lý CNHH (Trang 62 - 63)

- Dòng electron sinh ra chạy từ cực âm sang cực dương và dòng điện chạy từ cực dương sang cực âm.

b. Thẩm tích keo :

Lấy 50 mL keo tinh bột cho vào túi thẩm tích (bằng màng bong bong heo). Thêm 10 mL dung dịch K2SO4 0,1N rồi nhúng túi vào cốc lớn chứa sẵn 500 mL nước cất, khuấy đều liên tục cốc nước bên ngoài túi khoảng 10 phút.

Lấy vào 2 ống nghiệm, mỗi ống khoảng 10ml nước trong bình thẩm tích ở trên (nước bên ngoài bong bong).

− Ống 1 : dùng để nhận biết ion SO42− bằng dung dịch Ba2+ (dung dịch BaCl2). Kết quả thấy xuất hiện kết tủa màu trắng. Như vậy, ion SO42- đã thẩm tích ra ngoài. Vì SO42- là một ion nên kích thước nhỏ do đó có thể khuếch tán qua màng bán thấm ra môi trường bên ngoài.

− Ống 2 : Dùng để nhận biết tinh bột bằng dung dịch I2 (nhằm biết ion

22 2

SO , tinh bột có được thẩm tích ra khỏi màng bong bong heo hay không). Kết quả không thấy có hiện tượng. Như vậy, tinh bột không bị thẩm tích do tinh bột ở dạng dung dịch keo nên kích thước hạt to. Do đó không khuếch tán được qua màng bán thấm.

c. Bọt :

Lấy vào 3 ống đong 100 mL lần lượt 5, 10 và 15 mL keo anbumin. Thêm vào các ống lần lượt 15, 10 và 5 mL nước cất. Đậy nút, lắc kỹ mỗi ống 5 phút. Ghi thể tích hỗn hợp cả bọt khí trong mỗi ống.

Thử độ bền của bọt trong mỗi ống bằng cách nhúng một vòng dây cao su vào mỗi ống. Nhắc từ từ vòng dây có màng keo ra ngoài. Ghi thời gian keo bị đứt.

Kết quả và nhận xét :

Ống nghiệm Thể tích (ml) Thời gian (s)

Ống 1 30 10

Ống 2 35 12

Ống 3 40 15

Vậy : Dung dịch keo anbumin có khả năng tạo bọt tốt.

Dung dịch albumin càng đậm đặc thì khả năng tạo bọt càng tốt và độ bền của bọt càng cao.

Một phần của tài liệu báo cáo thực tập hóa lý CNHH (Trang 62 - 63)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(63 trang)
w