Phát triển sản phẩm mới

Một phần của tài liệu luận văn: PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG MARKETING CỦA TECHCOMBANK doc (Trang 33 - 34)

III. HOẠT ĐỘNG MARKETING CỦA TECHCOMBANK

3. Tình hình xây dựng và thực hiện chiến lược Marketing

3.2. Phát triển sản phẩm mới

Về chiến lược sản phẩm, Techcombank luôn thực hiện theo định hướng: Đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ trên cơ sở nhu cầu của khách hàng.

Đặc trưng của loại hình dịch vụ là sản phẩm dễ bị bắt chước, các sản phẩm, dịch vụ trong ngân hàng cũng là một trong những yếu tố cạnh tranh quan trọng. Do vậy, phát triển sản phẩm là một hoạt động mang tầm vóc chiến lược. Làm thế nào để

không bị tụt hậu so với đối thủ thậm chí trở thành người tiên phong trong việc tạo ra sản phẩm mới trở thành một nhiệm vụ cấp thiết với cán bộ ngân hàng nói chung, nhân viên phát triển sản phẩm nói riêng.

Techcombank có một số bộ phận đảm trách mảng nghiên cứu và phát triển sản phẩm là Ban phát triển sản phẩm, dịch vụ Ngân hàng cá nhân (chuyên về các sản phẩm phục vụ thể nhân); Phòng hỗ trợ và phát triển ứng dụng (thuộc Trung tâm Ứng dụng và phát triển sản phẩm dịch vụ công nghệ ngân hàng). Ngoài ra, thường xuyên có các tổ phát triển các sản phẩm cụ thể gồm các cá nhân thuộc các phòng ban, được xây dựng theo yêu cầu của ban Tổng giám đốc (VD tổ xây dựng sản phẩm Bao thanh toán). Căn cứ theo yêu cầu của thị trường, một số nhóm phát triển sẽ xây dựng và dần hoàn thiện theo nhu cầu thực tế. Hoạt động phát triển sản phẩm của Techcombank chú trọng hai hướng chính:(1) kiểm tra lại các sản phẩm đang cung cấp tới khách hàng và (2) phát triển thêm nhiều sản phẩm mới trong các lĩnh vực như: sản phẩm thẻ, sản

...

phẩm ngân hàng cá nhân, sản phẩm dựa trên các tính năng của hệ thống Globus và các sản phẩm ngân hàng điện tử.

Trong năm 2004, một số sản phẩm mới đã được đưa ra thị trường: Thấu chi doanh nghiệp, Hợp đồng tương lai trên thị trường hàng hóa (Dành cho doanh nghiệp), F@stSaving, F@stAdvance (Dành cho khách hàng cá nhân). Đặc biệt “Hợp đồng tương lai hàng hóa” đã gây ra sự chú ý lớn đối với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, do đây là lần đầu tiên sản phẩm được cung cấp tại Việt Nam. Năm 2005 Techcombank xây dựng được thêm nhiều sản phẩm tài chính trong đó có sản phẩm tín dụng ‘‘Gia đình trẻ’’ và phát hành htẻ tín dụng đưa ngân hàng trở thành một “siêu thị

tài chính trọn gói” dành cho các khách hàng cá nhân và doanh nghiệp.Năm 2006, Techcombank cho ra mắt chùm sản phẩm trong hệ thống ‘Siêu tài khoản’ là một nỗ

lực về cải tiến công nghệ của Techcombank, các sản phẩm tiết kiệm : Tiết Kiệm đa năng, Tiết kiệm trả lãi định kỳ, Tiết kiệm giáo dục; liên kết với Bảo Việt nhân thọ cho ra mắt hai snả phẩm bancasuance lần đầu tiên có mặt tại Việt Nam là Tiết kiệm giáo dục và Bảo hiểm tín dụng ; đồng thời cho ra mắt thẻ thanh toán quốc tế Techcombank VISA, tham gia cổng thương mại điện tử với dịch vụ F@stMoBiPay. Đối với các khách hàng doanh nghiêpk có các sản phẩm trọn gói phải kểđến là Tín dụng kho vận (logistic Finance), thanh toán trọn gói cho khách hàng doanh nghiệp. Năm 2007, Techcombank thành công với các dịch vụ Cho vay tiêu dùng trả góp, các sản phẩm tiết kiệm dự thưởng...Công tác phát triển sản phẩm mới ngày càng thể hiện mục tiêu trở thành ngân hàng bán lẻ lớn nhất tại Việt Nam đến năm 2010 của Techcombank.

Một phần của tài liệu luận văn: PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG MARKETING CỦA TECHCOMBANK doc (Trang 33 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(42 trang)