Tăng tính chuyên nghiệp của nhà đầu tư cá nhân

Một phần của tài liệu THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM (Trang 45 - 47)

IV. Một số giải pháp hoàn thiện thị trường chứng khoán Việt Nam

2. Một số giải pháp hoàn thiện thị trường chứng khoán Việt Nam 1 Nhóm giải pháp hoàn thiện khung pháp lý:

2.3 Tăng tính chuyên nghiệp của nhà đầu tư cá nhân

Trong đề án phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2011-2020 được Ủy ban Chứng khoán xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt,việc

tập trung phát triển nhà đầu tư tổ chức (quỹ đầu tư, quỹ hưu trí, quỹ bảo hiểm), đươc coi là giải pháp mang tính đột phá nhằm hướng tới sự phát triển bền vững của thị trường chứng khoán. Tuy nhiên, việc nhắm tới một thị trường mà những người tham gia chủ yếu là các nhà đầu tư tổ chức là mục tiêu dài hạn, trong ngắn hạn với thực trạng thị trường chứng khoán như hiện nay, người tham gia thị trường phần lớn vẫn là các nhà đầu tư cá nhân. Vì thế việc chuyên nghiệp hóa quy trình phân tích và đầu tư của các nhà đầu tư cá nhân cũng sẽ là nhân tố góp phần trong việc kiểm soát hành vi đám đông và qua đó giảm độ bất ổn cho thị trường. Dưới đây là một số khuyến nghị đối với nhà đầu tư cá nhân.

Thiết lập mục tiêu đầu tư thực tế về lợi suất yêu cầu và mức rủi ro chấp nhận. Một hành động đầu tư của bất kỳ nhà đầu tư nào cũng nhằm mong muốn kiếm được một mức tỷ suất sinh lợi, và để đạt được tỷ suất sinh lợi đó nhà đầu tư phải chấp nhận một mức độ rủi ro nhất định. Tuy nhiên việc chấp nhận mức rủi ro phù hợp với tỷ suất sinh lợi sẽ khác hẳn với việc đạt được tỷ suất sinh lợi cao bất chấp rủi ro. Vì vậy, bước đầu của quá trình đầu tư, nhà đầu tư cần thiết lập mục tiêu đầu tư, cụ thể hóa bằng rủi ro và tỷ suất sinh lợi. Thông qua việc thiết lập các mục tiêu về tỷ suất sinh lợi và rủi ro, nhà đầu tư có thể tập trung hơn trong việc quản lý danh mục của mình theo mục tiêu đó để kiểm soát rủi ro trong mức độ chấp nhận được thay vì mãi chạy theo tỷ suất sinh lợi như trong thời gian vừa qua. Đồng thời, bằng việc đưa ra mục tiêu về rủi ro sẽ giúp cho các nhà đầu tư có thể quản trị rủi ro danh mục của mình chặt chẽ hơn, tránh bị cuốn hút vào xu hướng của thị trường nhất là xu hướng giả tạo được vẽ ra bởi đối tượng làm giá thao túng thị trường, giúp cho nhà đầu tư tỉnh táo hơn khi phải đối mặt với tình trạng tăng trưởng quá nóng hay tình trạng sụt giảm sâu của thị trường.

Nhà đầu tư cần quan tâm đến các giới hạn đầu tư của mình. Nếu bỏ qua bước này thì danh mục của nhà đầu tư có thể phải gặp phải nhiều bất lợi. Chẳng hạn như một nhà đầu tư với mục tiêu đầu tư dài hạn nhưng cũng có một số mục tiêu ngắn hạn cần chi tiêu tức thời. Nếu việc này không được xem xét trước, nhà đầu tư có thể phải bán bớt chứng khoán trong danh mục dài hạn ở thời điểm thị trường không thuận lợi cho việc bán ra. Có những quy định rõ ràng, đồng thời nắm được những giới hạn của mình, nhà đầu tư có thể né tránh được những rủi ro khi cố gắng để "được ăn cả."

Nhà đầu tư nên lựa chọn cho mình một quy trình phân tích đầu tư chủ đạo. Hiện nay, trên thế giới có hai cách tiếp cận trong phân tích đầu tư: thứ nhất là quy trình phân tích đi từ tổng thể nền kinh tế đến từng tài sản (gọi là cách tiếp cận từ trên xuống

– top down approach), thứ hai là phân tích trực tiếp từng tài sản sau đó khái quát thành tổng thể nền kinh tế (gọi là cách tiếp cận từ dưới lên – bottom up approach). Việc lựa chọn cách tiếp cận nào tùy thuộc vào sự đánh đổi giữa lợi ích và chi phí của từng cách tiếp cận. Với sự logic trong quy trình phân tích, những phương pháp này sẽ giúp nhà đầu tư có cái nhìn bao quát và chính xác hơn trong các nhận định đầu tư, nắm được viễn cảnh của nền kinh tế, của ngành tác động như thế nào đến một chứng khoán. Từ đó, giúp cho nhà đầu tư không bị “sa lầy” vào một chứng khoán riêng lẻ nào.

Cuối cùng, nhà đầu tư cần nâng tầm hiểu biết của mình về các mô hình định giá, trau dồi kỹ năng phân tích để kết hợp nhuần nhuyễn phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật nhằm tăng hiệu quả đầu tư

Một phần của tài liệu THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM (Trang 45 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(50 trang)
w