TỔ CHỨC THỰC HIỆN:

Một phần của tài liệu Quyết định 2553 QĐ-UBND năm 2016 về Kế hoạch thực hiện Chương trình giảm nghèo bền vững tỉnh Quảng Trị, giai đoạn 2016-2020 (Trang 27 - 32)

Các Sở, ban ngành, đoàn thể cấp tỉnh và địa phương theo chức năng, nhiệm vụ của từng ngành, từng lĩnh vực được phân công, có trách nhiệm xây dựng kế hoạch cả giai đoạn và từng năm để triển khai thực hiện các chính sách, dự án giảm nghèo bền vững đặc thù do Sở, ban ngành, địa phương mình quản lý, cụ thể như sau:

1. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội:

- Là cơ quan Thường trực của Ban chỉ đạo giảm nghèo bền vững tỉnh, tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo công tác giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh.

- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ban ngành, địa phương liên quan triển khai thực hiện Chính sách hỗ trợ đào tạo nghề, tạo việc làm cho người nghèo.

- Chủ trì theo dõi, giám sát, tổng hợp kết quả thực hiện Dự án 1 và Dự án 5 và báo cáo định kỳ, đột xuất theo quy định.

- Chủ trì, phối hợp các Sở, ban ngành, địa phương để kiểm tra, giám sát, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch. Chịu trách nhiệm theo dõi, tổng hợp và báo cáo tình hình, kết quả thực hiện công tác giảm nghèo bền vững hàng năm và tổng kết 5 năm để báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh và Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội theo quy định.

2. Sở Kế hoạch và Đầu tư:

- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ban ngành, địa phương liên quan để tổng hợp nhu cầu, cân đối nguồn vốn, đề xuất trình UBND tỉnh bố trí vốn để thực hiện Kế hoạch trong cả giai đoạn và hàng năm. Lồng ghép nguồn vốn, kêu gọi các nguồn vốn tài trợ trong và ngoài nước để thực hiện các chính sách, dự án.

- Phối hợp kiểm tra, giám sát, đánh giá tình hình thực hiện Kế hoạch.

3. Sở Tài chính:

- Chủ trì, phối hợp hướng dẫn và bố trí ngân sách thực hiện các chính sách, dự án giảm nghèo bền vững đặc thù theo quy định về phân cấp quản lý ngân sách Nhà nước hiện hành; Hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện công tác giảm nghèo bền vững theo quy định.

- Tham mưu UBND tỉnh bố trí kinh phí địa phương để thực hiện Chương trình phù hợp với khả năng đáp ứng của ngân sách tỉnh hàng năm.

- Phối hợp kiểm tra, giám sát, đánh giá tình hình thực hiện Kế hoạch.

4. Ban Dân tộc tỉnh:

- Chủ trì theo dõi, giám sát, tổng hợp kết quả thực hiện Dự án 2 và báo cáo định kỳ, đột xuất theo quy định.

- Phối hợp kiểm tra, giám sát, đánh giá tình hình thực hiện Kế hoạch.

5. Sở Y tế:

- Chủ trì, phối hợp các Sở, ban ngành, địa phương liên quan triển khai thực hiện Chính sách hỗ trợ về y tế cho người nghèo.

- Chủ trì tham mưu UBND tỉnh về giải pháp giải quyết các chỉ số thiếu hụt đa chiều về Y tế, thông qua việc nâng cao khả năng tiếp cận của người dân và người nghèo, cận nghèo về dịch vụ khám, chữa bệnh; giải pháp tăng độ bao phủ tham gia bảo hiểm y tế; giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ khám, chữa bệnh cho người dân.

- Phối hợp kiểm tra, giám sát, đánh giá tình hình thực hiện Kế hoạch.

6. Sở Giáo dục và Đào tạo:

- Chủ trì, phối hợp các Sở, ban ngành, địa phương liên quan triển khai thực hiện Chính sách hỗ trợ về giáo dục cho người nghèo.

- Chủ trì tham mưu UBND tỉnh về giải pháp giải quyết các chỉ số thiếu hụt đa chiều về Giáo dục, thông qua việc tăng tỷ lệ trẻ em đến trường đúng độ tuổi theo từng cấp học, giảm tỷ lệ học sinh bỏ học; tăng tỷ lệ biết chữ của người lớn, vận động thực hiện phổ cập trung học cơ sở cho người từ 15 đến dưới 30 tuổi chưa tốt nghiệp trung học cơ sở.

- Phối hợp kiểm tra, giám sát, đánh giá tình hình thực hiện Kế hoạch.

7. Sở Xây dựng:

- Chủ trì, phối hợp các Sở, ban ngành liên quan triển khai thực hiện Chính sách hỗ trợ về nhà ở cho hộ nghèo; Chính sách hỗ trợ nhà ở đối người có thu nhập thấp, người nghèo ở đô thị và đối tượng khác theo quy định.

- Chủ trì tham mưu UBND tỉnh về giải pháp giải quyết các chỉ số thiếu hụt đa chiều về Nhà ở cho hộ nghèo, thông qua việc hỗ trợ cho hộ nghèo để có nhà ở, đảm bảo về diện tích và chất lượng.

- Phối hợp kiểm tra, giám sát, đánh giá tình hình thực hiện Kế hoạch.

8. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch:

- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ban ngành, địa phương liên quan triển khai thực hiện Chính sách hỗ trợ về văn hóa, thông tin cho người nghèo.

- Phối hợp kiểm tra, giám sát, đánh giá tình hình thực hiện Kế hoạch.

9. Sở Thông tin và Truyền thông:

- Chủ trì theo dõi, giám sát, tổng hợp kết quả thực hiện Dự án 4 và báo cáo định kỳ, đột xuất theo quy định.

- Chủ trì tham mưu UBND tỉnh về giải pháp giải quyết các chỉ số thiếu hụt đa chiều về Thông tin, thông qua việc tăng cường khả năng tiếp cận về thông tin cho người dân, đặc biệt là hộ nghèo, cận nghèo.

- Phối hợp kiểm tra, giám sát, đánh giá tình hình thực hiện Kế hoạch.

10. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:

- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ban ngành, địa phương liên quan triển khai thực hiện Chính sách hỗ trợ khuyến nông- lâm- ngư nghiệp và hỗ trợ chuyển giao khoa học - kỹ thuật, kiến thức vào sản xuất cho nhóm hộ.

- Chủ trì theo dõi, giám sát, tổng hợp kết quả thực hiện Dự án 3 và báo cáo kết quả định kỳ, đột xuất theo quy định.

- Chủ trì phối hợp với Sở Y tế và các ngành, địa phương liên quan tham mưu UBND tỉnh về giải pháp giải quyết các chỉ số thiếu hụt đa chiều về nước sạch và vệ sinh, thông qua việc tăng tỷ lệ người dân, nhất là hộ nghèo về sử dụng nước sạch hợp vệ sinh, nhà tiêu hợp vệ sinh, ưu tiên ở khu vực nông thôn miền núi, vùng khó khăn.

- Phối hợp kiểm tra, giám sát, đánh giá tình hình thực hiện Kế hoạch.

11. Sở Tài nguyên và Môi trường:

- Chủ trì, phối hợp các Sở, ban ngành, địa phương liên quan để đề xuất các giải pháp thực hiện hỗ trợ đất sản xuất đối với hộ nghèo; đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao nhận thức cộng đồng về sử dụng hợp lý, hiệu quả và tiết kiệm tài nguyên đất, bảo vệ tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản nhằm hạn chế tác động của biến đổi khí hậu và nước biển dâng đến nghèo đói. - Phối hợp kiểm tra, giám sát, đánh giá tình hình thực hiện Kế hoạch.

- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ban ngành, địa phương liên quan triển khai thực hiện Chính sách trợ giúp pháp lý miễn phí cho người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số.

- Phối hợp kiểm tra, giám sát, đánh giá tình hình thực hiện Kế hoạch.

13. Sở Nội vụ:

- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ban ngành, địa phương liên quan triển khai thực hiện các chính sách thu hút cán bộ, trí thức trẻ tình nguyện đến công tác ở xã đặc biệt khó khăn; chính sách đào tạo, bồi dưỡng đối với cán bộ cơ sở ở huyện nghèo Đakrông và các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn.

- Phối hợp kiểm tra, giám sát, đánh giá tình hình thực hiện Kế hoạch.

14. Chi nhánh Ngân hàng Chính sách Xã hội tỉnh:

- Chủ trì, phối hợp các Sở, ban ngành, địa phương liên quan triển khai thực hiện Chính sách tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo.

- Phối hợp kiểm tra, giám sát, đánh giá tình hình thực hiện Kế hoạch.

15. Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh:

- Xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình quân dân y kết hợp; mô hình giảm nghèo gắn với an ninh quốc phòng để hỗ trợ sản xuất, tạo thu nhập cho người nghèo ở xã biên giới; tăng cường cán bộ cho các xã biên giới; giúp dân xây dựng nếp sống mới, bảo đảm an ninh trật tự và an toàn xã hội trên địa bàn các xã biên giới.

- Phối hợp kiểm tra, giám sát, đánh giá tình hình thực hiện Kế hoạch.

16. Báo Quảng Trị, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh:

- Phối hợp các ngành, các cấp làm tốt công tác tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và nhiệm vụ chính trị của địa phương về công tác giảm nghèo bền vững.

- Phát hiện và phổ biến, tuyên truyền về những mô hình giảm nghèo bền vững có hiệu quả ở địa phương, qua đó tạo sự đồng thuận và nâng cao trách nhiệm của toàn xã hội trong việc thực hiện mục tiêu giảm nghèo ở địa phương.

17. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố:

- Xây dựng Kế hoạch thực hiện công tác giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020 của địa phương phù hợp với kế hoạch này và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.

- Chỉ đạo tổ chức điều tra, rà soát xác định hộ nghèo, hộ cận nghèo định kỳ hàng năm, giữa kỳ và cuối kỳ theo quy định trên địa bàn. Đánh giá đúng thực trạng nghèo của địa phương, phân tích rõ nguyên nhân nghèo để có giải pháp phù hợp. Hàng năm, bố trí ngân sách địa phương để đảm bảo việc thực hiện việc điều tra, rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn đạt kết quả tốt.

- Huy động các nguồn lực và tổ chức triển khai thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu chủ yếu và nhiệm vụ, giải pháp theo chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh và hướng dẫn chuyên môn của các Sở, ban ngành liên quan.

- Hàng năm, sơ kết đánh giá kết quả thực hiện công tác giảm nghèo bền vững; khen thưởng kịp thời đối với các tập thể, cá nhân tích cực tham gia thực hiện công tác giảm nghèo bền vững; biểu dương và khen thưởng đối với hộ thoát nghèo bền vững theo quy định.

- Chỉ đạo UBND các xã, phường, thị trấn:

+ Xây dựng Kế hoạch thực hiện công tác giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020 và Kế hoạch cụ thể hàng năm; đề ra mục tiêu, nhóm giải pháp giảm nghèo cụ thể cho từng địa bàn, từng nhóm hộ nghèo, từng nguyên nhân nghèo.

+ Tổ chức điều tra, rà soát đánh giá thực trạng nghèo, phân loại đối tượng, nguyên nhân nghèo trên địa bàn xã, thôn; quản lý, theo dõi hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, hộ tái nghèo. Xây dựng chỉ tiêu kế hoạch hộ thoát nghèo cụ thể cho cả giai đoạn và từng năm, đề ra các biện pháp hỗ trợ phù hợp đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo.

+ Phát động phong trào cộng đồng dân cư “Xóm/tổ/khu dân cư không có hộ nghèo”. Vận động cộng đồng dân cư tích cực tham gia mô hình “hộ giúp hộ”, “nhóm hộ giúp hộ nghèo” và các phong trào giảm nghèo ở địa phương. Phân công cán bộ, đảng viên phụ trách giúp đỡ từng hộ nghèo để tư vấn, giúp đỡ về mọi mặt, đến từng hộ nghèo để khảo sát, tìm hiểu kỹ về gia cảnh, động viên, thuyết phục để họ nỗ lực phấn đấu vượt khó, vươn lên thoát nghèo.

+ Hàng năm, tổ chức hội nghị đánh giá kết quả thực hiện công tác giảm nghèo và khen thưởng đối với tập thể, cá nhân có thành tích trong công tác giảm nghèo bền vững ở địa phương; tổ chức xét duyệt để biểu dương và khen thưởng đối với hộ thoát nghèo hàng năm theo quy định hiện hành.

18. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các tổ chức đoàn thể nhân dân cấp tỉnh (Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh, Tỉnh Đoàn Quảng Trị): tỉnh (Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh, Tỉnh Đoàn Quảng Trị):

- Phối hợp, hướng dẫn các cấp hội, đoàn thể cấp dưới, đặc biệt tổ chức hội, đoàn thể cấp cơ sở thực hiện tốt công tác tuyên truyền, vận động các hội viên, đoàn viên, toàn dân tích cực hưởng ứng, tham gia Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”; Quỹ “Vì người nghèo” ở các cấp trong tỉnh; Phong trào “Nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững”...

- Chủ động, phối hợp chặt chẽ với các cấp chính quyền trong quá trình triển khai thực hiện công tác giảm nghèo bền vững nhằm đạt kết quả cao nhất. Các đoàn thể nhân dân tiếp tục duy trì và

phát huy những kết quả đạt được, tích cực giúp đỡ các hội viên, đoàn viên thuộc hộ nghèo của tổ chức mình trong việc tiếp cận, thụ hưởng các chính sách ưu đãi, nhất là chính sách chính sách tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo và triển khai thực hiện có hiệu quả phong trào “đỡ đầu hộ nghèo” để trực tiếp hỗ trợ các hội viên, đoàn viên vượt khó, vươn lên thoát nghèo bền vững.

Một phần của tài liệu Quyết định 2553 QĐ-UBND năm 2016 về Kế hoạch thực hiện Chương trình giảm nghèo bền vững tỉnh Quảng Trị, giai đoạn 2016-2020 (Trang 27 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(44 trang)
w