THỰC TIỄN GIÁO DỤC VĨNH PHÚC

Một phần của tài liệu TẬP BÀI GIẢNG QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC VÀ QUẢN LÝ NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO (Trang 104 - 105)

- Toàn xã hội chăm lo cho sự nghiệp giáo dục.

THỰC TIỄN GIÁO DỤC VĨNH PHÚC

5.1. MỘT VÀI NÉT VỀ TỰ NHIÊN – XÃ HỘI CỦA TỈNH VĨNH PHÚC

Vĩnh Phúc là tỉnh thuộc Vùng Kinh tế Trọng điểm Bắc Bộ, phía Bắc giáp tỉnh Thái Nguyên và Tuyên Quang, Phía Tây giáp Phú Thọ; phía Đông và phía Nam giáp Thủ đô Hà Nội.

Tỉnh Vĩnh Phúc có 9 đơn vị hành chính bao gồm: Thành phố Vĩnh Yên, thị xã Phúc Yên, các huyện Bình Xuyên, Lập Thạch, Sông Lô, Tam Dương, Tam Đảo, Vĩnh Tường, Yên Lạc.

Tỉnh có diện tích tự nhiên 1.236,5 km2, dân số là 1.008.300 người, tỉ lệ lao động qua đào tạo đạt 51,2 % năm 2011.

Tỉnh lỵ của Vĩnh Phúc là Thành phố Vĩnh Yên, cách trung tâm thủ đô Hà Nội 50 km và cách sân bay quốc tế Nội Bài 25km.

Từ năm 1997 (tái lập tỉnh Vĩnh Phúc), kinh tế tỉnh Vĩnh Phúc phát triển nhanh chóng. Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân giai đoạn 1998-2000 rất cao, đạt 18,12%. Giai đoạn 2001-2005 tăng trưởng GDP đạt 15,02%. Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân giai đoạn 2006-2010 đạt 18,0%/năm.

Nhìn chung, tốc độ tăng trưởng luôn đạt mức cao trong số các tỉnh Đồng bằng sông Hồng và Vùng Kinh tế trọng điểm phía Bắc, tăng gấp 2 lần so với tốc độ trung bình của cả nước.

Các đặc điểm trên có tác động rất lớn đến sự phát triển giáo dục và đào tạo của tỉnh nhà.

5.2. THỰC TRẠNG GIÁO DỤC VĨNH PHÚC VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA5.2.1. Giáo dục Mầm non 5.2.1. Giáo dục Mầm non

- Năm học 2010-2011, tổng số trường là 171 trường (tăng 03 trường so với năm học trước) trong đó có 7 trường mầm non tư thục.

- Nhà trẻ: Số nhóm trẻ: 3254 nhóm (Trong đó: 2856 nhóm trẻ gia đình), có 20.273 cháu ra nhóm trẻ đạt 48,7% (tăng 1 .202 cháu so với cùng kỳ năm trước).

- Mẫu giáo: có 1632 lớp mẫu giáo với 51.021cháu (tăng 5054 cháu so với cùng kỳ năm học trước), đạt 98,2%; có 17.399 cháu mẫu giáo 5 tuổi ra lớp, đạt 99,9%.

- Nhìn chung phát triển Quy mô giáo dục mầm non tăng mạnh và đều khắp ở tất cả các vùng trong tỉnh; chú trọng phát triển đa dạng hoá các loại hình.

- Tỷ lệ trường mầm non đạt chuẩn quốc gia là 60%. - Tỷ lệ phòng học được kiên cố hoá đạt 50%.

- Tỷ lệ giáo viên trên chuẩn đạt 46 %. - Tỷ lệ trẻ ăn bán trú tăng 5,6%.

- Tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng giảm còn 8,6% (giảm 2,1% so với đầu năm học).

- Triển khai chương trình đổi mới đến 100% trường và 90% số lớp mầm non, đặc biệt là việc ứng dụng công nghệ thông tin được triển khai có chiều sâu, có 163/171 trường ứng dụng công nghệ thông tin (đạt 95%).

- Đổi mới công tác quản lý, đặc biệt là trong việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý nhân sự, quản lý chuyên môn, quản lý tài chính.

5.2.2. Giáo dục phổ thông

a. Tiểu học

- Tổng số có 175 trường (tăng 01 trường so với năm học trước), 2.933 lớp, 75443 học sinh (bình quân: 25,7hs/lớp).

- Tỷ lệ trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia là 74,8%. - Tỷ lệ phòng học được kiên cố hoá đạt 88%.

- Tỷ lệ giáo viên/lớp đạt định mức chuẩn. - Tỷ lệ giáo viên trên chuẩn đạt 87%.

- Tỷ lệ trẻ 6 tuổi ra lớp đạt gần 100%; học sinh khuyết tật ra lớp học hoà nhập đạt 96%. - Tỷ lệ học sinh 11 tuổi hoàn thành chương trình tiểu học đạt 94,8%.

- Có 163/175 trường có phòng máy tính.

- Tỷ lệ học sinh học ngoại ngữ và tin học tăng cao: có 144/175 trường với 36325/43051 học sinh đạt 84,3% học sinh từ lớp 3 đến lớp 5 học tự chọn ngoại ngữ; 87/175 trường với 24926/43051 học sinh đạt 57,8% học sinh từ lớp 3 đến lớp 5 học tự chọn tin học.

- Công tác tổ chức cho học sinh học 2 buổi/ ngày và học bán trú đạt kết quả tốt, tỉ lệ học sinh học 2 buổi/ngày cao, đạt 85,4% (tăng 4,4% so với năm học trước), các huyện có tỷ lệ huy động cao nhất là Vĩnh Yên 100%, Yên Lạc 99,7% Sông Lô 93,5%. Không có học sinh tiểu học bỏ học.

- Chất lượng giáo dục toàn diện, đại trà ổn định ở mức cao: 100% học sinh được xếp loại thực hiện đầy đủ về hạnh kiểm; 99,2% được xếp loại trung bình trở lên bộ môn Tiếng Việt; 99% được xếp loại trung bình trở lên môn Toán.

- Chất lượng giáo dục mũi nhọn tiếp tục được khẳng định thuộc tốp đầu trong toàn quốc thông qua các sân chơi trí tuệ cấp quốc gia: Năm học 2010-2011: Trong kỳ thi Toán tuổi thơ toàn quốc Vĩnh Phúc đạt 1 huy chương vàng, 5 huy chương bạc; thi Trạng nguyên nhỏ tuổi và viết chữ đẹp toàn quốc Vinh Phúc đạt 1 Trạng nguyên, 6 Bảng nhãn, 3 Thám hoa; 6 huy chương vàng thi Giao lưu tài năng Tiếng Anh tiểu học toàn quốc; 3 huy chương bạc, 7 huy chương đồng thi Tiếng Anh cấp Quốc gia trên Intemet (Vĩnh Phúc đứng thứ 8/32 tỉnh tham dự ở bảng B).

Một phần của tài liệu TẬP BÀI GIẢNG QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC VÀ QUẢN LÝ NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO (Trang 104 - 105)