+ Interferon: Interferon có nhiều dạng bào chế khác nhau từ bôi, tiêm
nội tổn thƣơng, đƣờng toàn thân và dạng phối hợp với những kĩ thuật xâm lấn trong đó thuốc tiêm nội tổn thƣơng cho kết quả tốt nhất. Tuy vậy, hiệu quả thực sự của Interferon vẫn chƣa đƣợc chứng minh nhiều trong điều trị sùi mào gà nhất là sùi mào gà kháng trị [56], [58].
+ Imiquimod: Imiquimod có đặc tính điều hòa miễn dịch, đƣợc FDA
chấp thuận là một thuốc điều trị sùi mào gà, dày sừng quang hóa, ung thƣ tế bào đáy nông, hạt cơm da [69]. Tỉ lệ lành bệnh nói chung từ 37-50% ở những bệnh nhân đã thất bại với những trị liệu khác, bệnh nhân nữ thƣờng có tỉ lệ đáp ứng cao hơn đến 77%. Song, giá thành cao dẫn đến hạn chế sử dụng [70], [71].
+ 5-Fluorouracil: Thuộc hóa trị liệu, ngăn chặn tổng hợp DNA và RNA của virus và chống tăng sinh [56], [58]
+ Kẽm: Uống kẽm có hiệu quả nhẹ lên hệ thống miễn dịch. Nghiên
cứu trên những bệnh nhân bị hạt cơm đƣợc điều trị kẽm sulphat uống với liều 10 mg/kg/ngày, tỉ lệ lành bệnh là 87% [72], [73], [74].
+ Polyphenol E: Đƣợc chiết xuất từ lá trà xanh Camellia sinensis có
tính kháng virus, kích thích miễn dịch, kháng u và chống oxy hóa mạnh mẽ [48]. Nghiên cứu của Tatti và cộng sự (2010), tỉ lệ lành bệnh sùi mào gà là 54% ở nhóm điều trị so với giả dƣợc là 35%, tỉ lệ tái phát từ 5.8% đến 6.5%, tùy vào nồng độ khác nhau của thuốc [75], [76].
+ Vắc xin: Giúp ngăn ngừa nhiễm HPV tiên phát nhóm 6, 11, 16, 18
đã đƣợc ứng dụng trong nhiều năm gần đây và rất có triển vọng [57], [58]. + Các thử nghiệm mở tiêm kháng nguyên nấm Candida nội tổn thƣơng nhằm tạo ra phản ứng quá mẫn tại chỗ đã gợi ý khả năng giải quyết hạt cơm kháng trị [77].
1.6 Các nhiễm trùng lây truyền qua đƣờng tình dục
Thuật ngữ các nhiễm trùng lây truyền qua đƣờng tình dục (NTLTQĐTD-STIs) đƣợc dùng từ những năm đầu 1990 nhằm chỉ sự nhiễm trùng do vi khuẩn, virus và kí sinh trùng, chủ yếu lây qua quan hệ tình dục không an toàn, không đƣợc bảo vệ. Thuật ngữ STIs thƣờng đƣợc dùng phổ biến hơn STDs, đặc biệt ở tuyến cộng đồng [54]. Các nhiễm trùng này có thể có triệu chứng hay không có triệu chứng lâm sàng, có thể không gây tổn thƣơng các cơ quan. Muốn chẩn đoán chính xác căn nguyên thì phải làm xét nghiệm. STIs thƣờng đƣợc phát hiện bằng cách “tiếp cận hội chứng”. Đây là phƣơng pháp dựa vào các nhóm dấu hiệu hoặc nhóm triệu chứng để xác định căn nguyên và điều trị các NTLTQĐTD [53], [54].