Sự kiện pháp lí 1 Khái niệm

Một phần của tài liệu Bai 4 - Quy pham phap luat - Quan he phap luat (Trang 27 - 29)

1. Khái niệm

Quan hệ pháp luật phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt dưới tác động của 3 yếu tố: quy phạm pháp luật, năng lực chủ thể, sự kiện pháp lí. Trong đó, quy phạm pháp luật là yếu tố tiền đề, vì không có quy phạm pháp luật tác động thì quan hệ xã hội không trở thành quan hệ pháp luật, nhưng khả năng hiện thực hóa quan hệ pháp luật trong đời sống pháp lí lại thuộc về yếu tố năng lực chủ thể. Bởi vì, năng lực chủ thể là điều kiện để cá nhân, tổ chức có thể thực hiện quyền chủ thể và nghĩa vụ pháp lí. Nhưng ngay cả khi có đủ 2 yếu tố này thì quan hệ pháp luật mới chỉ ở dạng mô hình.

Ví dụ: quy phạm pháp luật về kết hôn vẫn tồn tại, công dân có năng lực chủ thể để kết hôn nhưng quan hệ hôn nhân không hình thành nếu công dân đó không đăng kí kết hôn mà chỉ dừng ở quan hệ yêu đương đơn thuần. Trong trường hợp này, quan hệ pháp luật hôn nhân chỉ hình thành khi công dân làm thủ tục đăng kí kết hôn và được cấp giấy chứng nhận đăng kí kết hôn. Việc công dân thực hiện thủ tục đăng kí kết hôn, việc cấp giấy đăng kí kết hôn là những sự kiện diễn ra trong thực tế theo quy định của pháp luật, đã làm phát sinh quan hệ hôn nhân giữa các chủ thể cụ thể. Như vậy, sự kiện pháp lí đóng vai trò cầu nối giữa quan hệ pháp luật mô hình và quan hệ pháp luật cụ thể hình thành trong đời sống pháp luật.

Sự kiện pháp lí là những điều kiện, hoàn cảnh, tình huống được dự kiến trong quy phạm pháp luật gắn với việc phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quan hệ pháp luật cụ thể khi chúng diễn ra trong thực tế đời sống.

Có nhiều sự kiện thực tế xảy ra trong đời sống xã hội làm ảnh hưởng đén các quan hệ xã hội. Những sự kiện thực tế đó có thể là những hiện tượng tự nhiên: bão, lụt, hạn hán, động đất… hoặc những sự kiện mang tính xã hội: kết hôn, ký kết hợp đồng, cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở… Nhưng không phải sự kiện nào diễn ra trong thực tế cũng đều được coi là sự kiện pháp lí. Tính pháp lí của các sự kiện thực tế là phải được nhà nước quy định trong pháp luật và khi xảy ra những sự kiện ấy sẽ làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quan hệ pháp luật cụ thể.

Một sự kiện pháp lí có thể làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt một hoặc nhiều quan hệ pháp luật, ví dụ như: sự kiện một người chết có thể làm phát sinh

quan hệ thừa kế, làm chấm dứt quan hệ hôn nhân… Nhưng cũng có thể một quan hệ pháp luật phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt phải dựa trên nhiều sự kiện pháp lí khác nhau như: quan hệ pháp luật hôn nhân được hình thành khi hai bên nam nữ làm thủ tục đăng kí kết hôn và phải được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy đăng kí kết hôn.

2. Phân loại sự kiện pháp lí

2.1. Căn cứ vào kết quả tác động của sự kiện pháp lí đối với quan hệ phápluật luật

- Sự kiện pháp lí làm phát sinh quan hệ pháp luật; - Sự kiện pháp lí làm thay đổi quan hệ pháp luật; - Sự kiện pháp lí làm chấm dứt quan hệ pháp luật.

2.2. Căn cứ vào dấu hiệu ý chí, sự kiện pháp lí được phân loại thành sự biếnpháp lí và hành vi pháp lí pháp lí và hành vi pháp lí

2.2.1. Sự biến pháp lí

Là những hiện tượng tự nhiên xảy ra ngoài ý chí chủ quan của con người, được nhà làm luật dự kiến trong quy phạm pháp luật gắn liền với việc hình thành, thay đổi hoặc chấm dứt các quan hệ pháp luật cụ thể.

Chẳng hạn: thiên tai, dịch bệnh, cái chết tự nhiên của con người…

2.2.2. Hành vi pháp lí

Là toàn bộ những phản ứng, cách cư xử biểu hiện ra ngoài của một người trong một hoàn cảnh cụ thể nhất định.

Khi chủ thể thực hiện những hành vi này trong những tình huống, hoàn cảnh cụ thể thì quan hệ pháp luật sẽ phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt. Như vậy, chỉ những hành vi pháp lí mới trở thành sự kiện pháp lí.

Căn cứ vào biểu hiện khách quan, hành vi pháp lí được phân chia thành: hành vi hành động và hành vi không hành động.

Căn cứ vào nội dung của quy phạm pháp luật, có thể chia hành vi pháp lí thành hai loại: hành vi pháp lí hợp pháp, hành vi pháp lí bất hợp pháp.

Một phần của tài liệu Bai 4 - Quy pham phap luat - Quan he phap luat (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(29 trang)
w