8734 8599 11359 15901 18761 18515 Chi cho bổ sung quĩ dự trữ

Một phần của tài liệu Giáo trình kinh tế vĩ mô chương 3: Tổng cầu và chính sách tài khóa (Trang 30 - 33)

Chi cho bổ sung quĩ dự trữ

tài chính 846 849 535 111 78 69 135 Nguồn: Tổng cục Thống kê Sáu tháng đầu năm 2008, tổng thu NSNN đạt 195.850 tỷ đồng, bằng 60,6% dự toán năm, tăng 40,8% so với cùng kỳ năm 2007, tương ứng 31,3% GDP.

Theo số liệu được Bộ Kế hoạch và Đầu tư công bố mới đây, thu ngân sách Nhà nước (NSNN) 6 tháng đầu năm tăng cao đảm bảo nhu cầu chi, nhất là chi thực hiện các chính sách an sinh, xã hội.

Tổng thu NSNN đạt 195.850 tỷ đồng, bằng 60,6% dự toán năm, tăng 40,8% so với cùng kỳ năm 2007, tương ứng 31,3% GDP.

Bên cạnh tăng thu, chi tiêu công đã được kiểm soát tương đối chặt chẽ, nâng cao hiệu quả. Sau khi thực hiện chủ trương giảm chi tiêu công của Chính phủ, đến nay các bộ, ngành, địa phương đã tiết kiệm chi 2.700 tỷ đồng, bằng 25% tổng dự phòng NSNN năm 2008.

TÓM LƯỢC CUỐI BÀI

Bài 3 nghiên cứu mặt cầu của kinh tế bằng cách giả thiết rằng giá cả, tiền công đã cho và không đổi. Sản lượng cân bằng của nền kinh tế được xác định tại giao điểm giữa đường 450 và đường tổng chi tiêu. Đường 450 biểu diễn những điểm mà tại đó tổng chi tiêu bằng thu nhập quốc dân. Sự dịch chuyển của đường tổng chi tiêu làm thay đổi sản lượng cân bằng của nền kinh tế.

Mô hình tng chi tiêu trong nn kinh tế m là AE = C + I + G + NX, trong đó C là tiêu dùng của các hộ gia đình, I là đầu tư của các doanh nghiệp tư nhân, G là chi tiêu của Chính phủ, và NX là xuất khẩu ròng (bằng xuất khẩu trừ đi nhập khẩu).

Tiêu dùng ca các h gia đình là toàn bộ những chi tiêu về hàng hoá và dịch vụ cuối cùng của các hộ gia đình mua được trên thị trường dùng để chi dùng cho cuộc sống hàng ngày. Tiêu dùng phụ thuộc các yếu tố như: Thu nhập, xu hướng tiêu dùng, chính sách về thuế và trợ cấp của Chính phủ, chính sách về lãi suất, chính sách tiền lương, bảo hiểm,.v.v.

S nhân chi tiêu là một đại lượng cho ta biết sản lượng cân bằng sẽ tăng lên bao nhiêu đơn vị khi có sự gia tăng một đơn vị chi tiêu không phụ thuộc vào thu nhập (chi tiêu tự định). Trong nền kinh tế giản đơn, giá trị 1 1

1

m

MPC MPS

 

 được gọi là số nhân chi tiêu (hoặc đầu tư) là vì với một sự

tăng nhỏ của đầu tư (hoặc chi tiêu) sẽ dẫn đến việc tăng lên lớn hơn của sản lượng cân bằng, độ tăng đó lớn hay nhỏ phụ thuộc vào độ tăng của số nhân.

Ngân sách Nhà nước là tổng các kế hoạch chi tiêu và thu nhập hàng năm của Chính phủ, bao gồm các khoản thu (chủ yếu thu từ thuế) và các khoản chi ngân sách. Thâm hụt ngân sách Nhà nước, hay còn gọi là bội chi ngân sách Nhà nước, là tình trạng khi tổng chi tiêu của ngân sách Nhà nước vượt quá các khoản thu "không mang tính hoàn trả" của ngân sách Nhà nước.

Thông thường có 3 loại hình thâm hụt ngân sách: Thâm hụt ngân sách thực tế, thâm hụt ngân sách cơ cấu, thâm hụt ngân sách chu kỳ. Nếu mục tiêu của Chính phủ là luôn đạt được ngân sách cân bằng dù sản lượng có thể thay đổi thế nào cũng được, được gọi là chính sách tài khoá cùng chiều. Khi nền kinh tế suy thoái, ngân sách thâm hụt. Chính phủ phải giảm chi tiêu, hoặc tăng thuế, hoặc sử dụng cả hai biện pháp, ngân sách sẽ trở nên cân bằng. Thay vào đó, chi tiêu của nền kinh tế sẽ giảm đi và sản lượng cũng giảm theo, suy thoái kinh tế càng trầm trọng hơn. Nếu mục tiêu của Chính phủ là giữ cho nền kinh tế luôn ở mức sản lượng tiềm năng với mức việc làm đầy đủ. Nói cách khác, nếu mục tiêu đặt ra là làm giảm suy thoái nền kinh tế sẽ làm cho ngân sách càng bị thâm hụt hơn.

Cơ chế tháo lui đầu tư: Khi G tăng (hoặc T giảm), GNP sẽ tăng lên theo hệ số nhân, nhu cầu về tiền tăng theo. Với mức cung về tiền cho trước, lãi suất sẽ tăng lên, bóp nghẹt (hạn chế) một số đầu tư.

Chính sách tài khóa là việc Chính phủ sử dụng thuế khoá và chi tiêu công cộng để điều tiết mức chi tiêu của nền kinh tế. Mục tiêu của chính sách tài khoá là nhằm ổn định giá cả, tăng trưởng GNP và tạo ra nhiều việc làm tốt cho người lao động. Khi sản lượng của nền kinh tế đạt ở mức độ thấp thì cần phải có sự tác động của chính sách tài khoá mở rộng để đưa nền kinh tế về mức sản lượng tiềm năng. Khi nền kinh tế tăng trưởng “quá nóng”, lạm phát tăng, mục tiêu của Chính phủ là phải làm giảm lạm phát bằng cách cắt giảm chi tiêu hoặc tăng thuế, nhờ đó mà mức chi tiêu chung (tổng cầu) giảm, sản lượng cũng giảm và lạm phát có thể chững lại.

Chính sách tài khoá tn định là cơ chế tự điều tiết trong nền kinh tế, nó bao gồm các công cụ tự ổn định, tự điều tiết để tránh cho nền kinh tế rơi vào thảm hoạ suy thoái và tránh được các cú sốc

của nền kinh tế; thường bao gồm hệ thống thuế và hệ thống bảo hiểm. Chính sách tài khoá chủ động là chính sách mà Chính phủ có thể làm thay đổi mức chi tiêu hoặc thay đổi thuế suất để giữ cho tổng cầu ổn định gần với mức sản lượng tiềm năng. Nhà nước chủ động sử dụng các công cụ thuế và chi tiêu để can thiệp vào nền kinh tế.

Khi thâm hụt ngân sách quá lớn và kéo dài, các Chính phủ đều phải nghĩ đến các biện pháp hạn chế thâm hụt. Chính phủ phải sử dụng các biện pháp tài trợ cho thâm hụt ngân sách như: Cải cách hệ thống thuế, vay nợ trong nước và nước ngoài, sử dụng dự trữ ngoại hối, vay ngân hàng, bán các tài sản công cộng.

CÂU HỎI ÔN TẬP

Một phần của tài liệu Giáo trình kinh tế vĩ mô chương 3: Tổng cầu và chính sách tài khóa (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(37 trang)