• Quảng cáo:
Quảng cáo trên các kênh truyền hình mà số lượng người xem đông như HTV7, HTV9…, quảng cáo trên radio, thông qua những áp phích quảng cáo trên đường phố hay trên các trang web.
Rõ ràng là, đã qua rồi cái thời mì sản xuất ra không kịp bán, chẳng cần phải quảng cáo. Giờ đây, cho dù sản phẩm có chất lượng cao, hình thức đẹp nhưng nếu không có chiến lược truyền thông một cách bài bản thì thua là cầm chắc. Và vì nhiều lẽ, đây cũng là điểm yếu của các công ty trong nước.
Khi Massan tung ra dòng sản phẩm Omachi vào năm 2007 thì quả là một bước đột phá trong công nghệ “lăng xê” mì gói. Omachi là sản phẩm mì ăn liền đầu tiên tại Việt Nam có sợi khoai tây. Việc lựa chọn phân khúc cấp trung và chuyển tải một thông điệp rất thiết thực “không sợ nóng” là một lựa chọn chiến lược xuất sắc của Massan.
Sự lựa chọn người đại diện cho sản phẩm cũng không kém phần quan trọng, Masan đã không nhầm khi chọn lựa một Diva đang rất được hâm mộ là ca sĩ Mỹ Linh. Thông điệp được phát đi với những thước phim giản dị, dễ hiểu và được nói bởi một ngôi sao ca nhạc được nhận biết rộng rãi và bởi nhà sản xuất Massan là một cái tên có đủ độ tin., với người tiêu dùng thế là đủ.
Ngoài ca sĩ Mỹ Linh, công ty Masan Food còn dùng hình ảnh của cặp đôi “hot” trên màn ảnh truyền hình là Lương Mạnh Hải và Tăng Thanh Hà để quảng cáo cho nhãn hiệu mì “Omachi hủ tiếu + mì khoai tây”.
Bằng ngôn ngữ rất rõ ràng và mạnh mẽ “ không sợ nóng “ và công nghệ lăng xê Masan đã cho người tiêu dùng biết được Omachi là gi.Từ đây Omachi đã có chỗ đứng nhất định trên thị trường, một mở đầu khá thành công cho Omachi.
Sẽ là rất thiếu sót nếu không nhắc đến sự hỗ trợ tuyệt vời của mạng lưới phân phối vốn khá mạnh của Masan với các chủng loại sản phẩm thực phẩm tiêu dùng có cùng kênh với mì ăn liền. Omachi còn được cam kết bởi một ngân sách truyền thông thuộc hàng đại gia với mức chi cả triệu đô cho khoảng thời gian từ khi tung sản phẩm vào tháng 5/2007 cho đến Tết âm lịch nhắm vào các thành phố lớn trên ti vi, báo chí, PR.
• Khuyến mãi:
Thường xuyên khuyến mãi và tổ chức các chương trình vui cùng omachi và được người tiêu dùng rất thích.
Không đứng ngoài xu thế marketing được dự đoán sẽ rất hot trong thời gian tới: “social media”, chiến dịch online activation của Omachi diễn ra chính trên 2 kênh: website omachi.com và được content seeding chính trên diễn đàn vozforum.com. Về mặt hình thức, website omachi.comcó thiết kế đẹp và bắt mắt, với tông đỏ chủ đạo – tông màu tạo cảm giác ngon miệng thường được các nhãn hàng thực phẩm lựa chọn, tốc độ loading của website khá nhanh giúp người tham gia không phải chờ đợi lâu. Các microsite gameshow/phòng ẩm thực/ đấu trường/góc săn ảnh/phòng trưng bày được thiết kế sống động tạo cảm giác như một quầy trưng bày thu nhỏ - một hình ảnh khá quen thuộc mà người tiêu dùng thường dễ dàng bắt gặp ở các siêu thị.
Điểm nhấn đặc biệt trong concept nội dung của Omachi, chính là sự dẫn dắt ở tất cả các hoạt động của 3 cô người mẫu quyến rũ : Ichi, Dichi, Kichi (tên đặt cho các cô người mẫu nghe cũng có vẻ rất liên quan Oma...chi ). Hoạt động chính thu hút được nhiều người tham gia nhất và cũng là nội dung được seeding trên các diễn đàn là gameshow “quay... mì” (“thuật ngữ” bình dân được các thành viên trên diễn đàn Voz dành cho trò chơi này). Mỗi lần click “quay”, nếu quay trúng người tham gia sẽ nhận được 10 gói mì Omachi, nếu lỡ mà quay trượt, thì sẽ nhận được “nụ hôn ngọt ngào” từ 1 trong 3 cô người mẫu.
Các hoạt động phụ trội thêm có:
- Phòng ẩm thực: hướng dẫn cách nấu mì xào spaghetti omachi
- Phòng trưng bày: nơi người chơi có thể sử dụng webcame để chụp và ghép hình với các người mẫu. - Đấu trường: nơi người chơi có thể đăng tải các clip ăn mì của mình để thi tài.
Chỉ cần
điền đầy đủ thông tin là bạn đã có thể tham gia vào chương trình . Link : http://omachi.com.vn/#/gameshow.
Hiện nay Omachi đang tổ chức chương trình khuyến mãi, mua 10 gói mì Omchi sốt Spaghetti sẽ được tặng một tô thuỷ tinh. Khuyến mãi này trải đều cho tất cả người tiêu dùng chứ không dựa vào thành phần may mắn như rút thăm trúng thưởng của các nhãn hàng khác.
Với chương trình khuyến mãi này, Omachi thu hút được phần đông khách hàng quan tâm.
Các khuyến mãi khác như giảm giá khi mua 10 gói hoặc một thùng với giá rẻ hơn .
• Ma
k eting trực tiếp:
Hiện nay, do sự phát triển của các phương tiện thông tin liên lạc, các doanh nghiệp có thể sử dụng nhiều cách thức để giao dịch trực tiếp với khách hàng. Các nhà sản xuất, nhà bán lẻ, công ty dịch vụ, công ty bán hàng qua catalog và cả các tổ chức phi lợi nhuận đều sử dụng Marketing trực tiếp.
Masan tổ chức giới thiệu và bán hàng trực tiếp trước cổng các siêu thị lớn như : Big C , Coop Mart, ….
Marketing trực tiếp trên các kênh truyền hình, truyền thanh, báo chí và tạp chí. • Quan hệ cộng đồng:
Masan cứu trợ đồng bào Rục 6 tấn gạo, 600 thùng mì, 300 chăn đắp.
Trao 1000 phần quà với tổng trị giá 100 triệu đồng cho người dân ở tâm bảo số 6 (Liên Chiểu, Đà Nẵng).
Cứu trợ cho các hộ nghèo ở xã Trà Vong, huyện Tân Hưng, tỉnh Tây Ninh.
Bên cạnh các chiến lược đã nêu ở trên thì các hoạt động xã hội sẽ góp phần làm nâng cao hình ảnh đẹp của công ty trong mắt người tiêu dùng.
Omachi đã ủng hộ tinh thần thi đấu cho các cầu thủ đội U23 Việt Nam tham gia SEA GAMES 25 bằng cách tặng rất nhiều mì gói để sử dụng trong suốt thời gian thi đấu.
Trong ảnh là cầu thủ Tiến Thành cùng các cầu thủ khác trong đội tuyển U23 Việt Nam.
Những nhân tố tắc động đến sự đầu tư tập đoàn Masan group tại Việt Nam:
Những lợi thế nhân khẩu học của Việt Nam giúp duy trì tiêu dùng nội địa tăng trưởng cao:
Dân số đông và trẻ - Việt Nam có dân số trên 89 triệu người trong năm 2010, tỷ lệ trong độ tuổi lao động cao giúp thúc đẩy tăng trưởng chi tiêu tiêu dùng. Với phần lớn dân số (68% dưới 40 tuổi) có thể tham gia vào lực lượng lao động trong 10 - 15 năm tới, chi tiêu cho tiêu dùng dự kiến sẽ còn tiếp tục tăng trưởng.
Mức thu nhập tăng lên nhanh chóng - Dựa trên GDP thực bình quân đầu người được điều chỉnh theo sức mua tương đương thì mức thu nhập đã tăng gấp ba lần trong vòng 20 năm qua, từ 840 USD trong năm 1988 lên khoảng 2.500 USD hiện nay.
Tầng lớp trung lưu thúc đẩy sự tăng trưởng - Sự giàu có tăng lên lý giải cho sự tăng trưởng trong các ngành cơ bản như thực phẩm và nước giải khát khi tiếp tục chiếm hơn 50% tổng chi phí cho tiêu dùng, và trong các dịch vụ tài chính (được thể hiện qua sự tăng trưởng hơn 280 lần số lượng thẻ ghi nợ được phát hành từ năm 2003 đến 2008).
Sự tăng trưởng kinh tế của Việt Nam sẽ thúc đẩy sự phát triển và cơ hội trong nhiều lĩnh vực liên quan, bao gồm điện, cơ sở hạ tầng, kho vận và đặc biệt là ngành dịch vụ tài chính nhằm phân bổ vốn hiệu quả hơn để đáp ứng nhu cầu tăng trưởng.
Việt Nam gần đây đã trải qua những thách thức kinh tế vĩ mô, bao gồm lạm phát
cao và đồng tiền mất giá để đánh đổi tăng trưởng GDP. Ngoài ra, khu vực kinh tế tư nhân tuy tăng trưởng mạnh mẽ nhưng vẫn còn ở qui mô nhỏ, thể hiện qua việc doanh thu và thị phần. Các công ty thuộc khu vực kinh tế tư nhân tiếp tục bị thách thức bởi sự hạn chế của nguồn vốn dài hạn, thiếu chuyên môn và khả năng cạnh tranh kém hơn các công ty đa quốc gia.
Masan Group quản lý các rủi ro và giải quyết những khó khăn của khu vực kinh tế tư nhân ở Việt Nam bằng cách xây dựng quy mô và nền tảng vận hành hàng đầu nhằm né tránh các chu kỳ suy thoái tài chính, củng cố và tăng thị phần
Như Aristotle Onassis đã từng nói :
"Bí quyết kinh doanh nằm ở chỗ ... biết cái điều mà người khác không biết".
Với chiến lược : “đơn giản là sự khác biệt” và cái nhìn toàn diện về thị trường Việt Nam , Masan đã đạt được thành công như mong đợi.được thể hiện qua biểu đồ sau
Công ty này hiện đứng số 1 trên thị trường nước chấm và số 2 trên thị trường mì ăn liền về thị phần bán lẻ tính đến ngày 31/12/2010.
Thị phần nước mắm đạt 73,8% Thị phần nước tương đạt 80,4%
Thị phần mì ăn liền đạt 15,1% và Omachi hiện đang chiếm gần 40% thị phần trong phân khúc cao cấp.
Tăng trưởng doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế cộng gộp cho 4 quý đạt lần lượt là 41,1% và 83,7%.Biên lợi nhuận gộp tăng từ 34,7% lên 42,9.
Chương III: NHẬN XÉT, ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
1.Nhận xét:
Qua sự thành công của sản phẩm mì ăn liền nói chung và mì Omachi nói riêng, Masan đã khẳng định được vị trí của mình trong thị trường mì ăn liền Việt Nam. Nhờ vận dụng linh hoạt và sáng tạo chiến lược Marketing-mix, Masan đã đem Omachi lên tầm cao mới, xuất hiện ngày càng nhiều trong trong cuộc sống của người tiêu dùng từ thành thị đến nông thôn. “Đơn giản là sự khác biệt”, lần đầu tiên tại Việt Nam, mì gói được sản xuất với thành phần từ khoai tây được đưa vào thị trường. Với thông điệp “rất ngon mà không sợ nóng”, Omachi đã dần xoá bỏ những e ngại trong tâm lý của người tiêu dùng khi sử dụng mì gói. Không dừng lại ở đó, Masan đã đưa ra nhiều loại sản phẩm mới, đặc biệt là mì Omachi sốt Spaghetti - để đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của người tiêu dùng và tiến dần đến tham vọng đưa sản phẩm đến năm châu.
Masan đã thành công trong việc định hướng và quyết định đưa ra thị trường sản phẩm Omachi với sợi mì từ khoai tây là công cụ cạnh tranh bền vững của Masan.
Với mức giá tuy không phải là thấp nhưng hoàn toàn phù hợp với đặc tính, chất lượng sản phẩm, cũng như khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp, với chiến lược giá này đã giúp Masan thập nhập được vào thị trường tạo thu nhập cho mình, làm người mua không ngần ngại khi mua sản phẩm.
Masan cung cấp sản phẩm Omachi kịp thời nhu cầu tiêu thụ. Sản phẩm có mặt hầu hết tại các siêu thị, chợ, tiệm tạp hóa,…
Chiến lược chiêu thị tập hợp được hầu hết thông tin về sản phẩm đến người tiêu dùng, và đã đạt được mục tiêu truyền thông.
Trong lịch sử phát triển của Masan, mì ăn liền có thể xem là anh cả. Chủ tịch Nguyễn Đăng Quang của Tập đoàn Masan được giới truyền thông gọi là “người dạy người Nga dùng mì gói và tương ớt” khi những lô mì gói đầu tiên của ông đã thành công trên thị trường Nga cách đây khoảng 20 năm. Tuy vậy, ở Việt Nam, câu chuyện gói mì của Masan chỉ bắt đầu được nhắc đến khi các thương hiệu Tiến Vua và Omachi lần lượt ra đời trong hai năm 2008, 2009.
Cuối năm 2007, đầu 2008, khi khảo sát thị trường mì ăn liền Việt Nam, một công ty nghiên cứu thị trường lớn của Mỹ đã xếp Masan ở vị trí thứ 4 xét về thị phần (khoảng 10%), sau 3 thương hiệu dẫn đầu là Acecook Vietnam (55%), Asia Food (15%), Vifon (hơn 10%). Tuy nhiên, đến cuối năm 2009, đầu 2010, Masan Food đã vượt qua Asia Food và Vifon, vươn lên vị trí thứ 2 (hơn 15%).
Biễu đồ tỉ lệ % về mức tiêu thụ mì gói của Việt Nam cuối năm 2009 đầu năm 2010
PHÂN TÍCH MA TRẬN SWOT
Mô hình phân tích SWOT là một công cụ rất hữu dụng cho việc nắm bắt và ra quyết định trong mọi tình huống đối với bất cứ tổ chức kinh doanh nào. Viết tắt của 4 chữ Strengths (điểm mạnh), Weaknesses (điểm yếu), Opportunities (cơ hội) và Threats (nguy cơ), SWOT cung cấp một công cụ phân tích chiến lược, rà soát và đánh giá vị trí, định hướng của một công ty hay của một đề án kinh doanh. SWOT phù hợp với làm việc và phân tích theo nhóm, được sử dụng trong việc lập kế hoạch kinh doanh, xây dựng chiến lược, đánh giá đối thủ cạnh tranh, tiếp thị, phát triển sản phẩm và dịch vụ...
- Chiến lược S-O nhằm theo đuổi những cơ hội phù hợp với các điểm mạnh của công ty,
- Chiến lược W-O nhằm khắc phục các điểm yếu để theo đuổi và nắm bắt cơ hội,
- Chiến lược S-T xác định những cách thức mà công ty có thể sử dụng điểm mạnh của mình để giảm khả năng bị thiệt hại vì các nguy cơ từ bên ngoài,
- Chiến lược W-T nhằm hình thành một kế hoạch phòng thủ để ngăn không cho các điểm yếu của chính công ty làm cho nó trở nên dễ bị tổn thương trước các nguy cơ từ bên ngoài.
Điểm mạnh:
- Thương hiệu Omachi là 1 thương hiệu mạnh trên thị trường mì gói Viêt Nam với công nghệ mới của Nhật (chế biến sợi mì từ khoai tây), đặc biệt là đã để lại dấu ấn trong lòng người tiêu dùng Việt với thông điệp “rất ngon mà không sợ nóng”.
- Hệ thống phân phối và đại lý rộng lớn: Hiện tại sản phẩm Omachi được phân phối cùng với hệ thống của sản phẩm Chinsu. Hiện nay, sản phẩm Omachi chiếm khoảng 15.1%(cuối năm 2010) thị phần toàn quốc. Mạng lưới phân phối của sản phẩm Omachi rất mạnh các điểm bán hàng phủ đều 64/64 tỉnh thành.
- Công ty Masan công ty đa ngành nghề có vốn điều lệ khá lớn với hơn 1.300.000.000.000 VNĐ (một ngàn ba trăm tỷ đồng).
Điểm yếu:
Thành phần khoai tây trong một gói mì 75g là 10% chưa đủ để thuyết phục người tiêu dùng tin tưởng vào slogan “rất ngon mà không sợ nóng”.
Cơ hội:
- Thị trường mì gói ngày càng phát triển: Dự báo trong tương lai nhu cầu mì gói ngày càng tăng lên do lạm phát cùng với sự tăng giá đột biến của nhiều loại sản phẩm khác, khiến cho những người tiêu dùng có thu nhập thấp như công nhân, sinh viên phải quay sang lựa chọn những sản phẩm phù hơp với túi tiền của mình.
- Công ty Masan là công ty cổ phần có uy tín nên có khả năng huy động nhiều nguồn vốn trên thị trường tài chính.
- Việt Nam đã gia nhập WTO nên khả năng phát triển Omachi sang các nước trên thế giờ thuận lợi hơn rất nhiều so với trước.
- Hiện tại nhà nước đang có chính sách hạn chế nhập khẩu để giữ ngoại tệ nên giảm đi sự cạnh tranh của các sản phẩm ngoại.
Nguy cơ:
- Hiện tại tỷ giá giữa đồng Việt Nam với các ngoại tệ khác có xu hướng tăng cao cùng với lạm phát dẫn đến việc giá các nguyên liệu tăng cao, đây là 1 rủi ro khá lớn cho công ty.
- Hiện tại thị trường mì Việt Nam gói đang có sự cạnh tranh gay gắt giữa các công ty lớn và lâu năm như Vina Acecook,Asia Food, Vifon, Uni-President, Masan, Miliket… đang chiếm lĩnh hơn 80% thị phần với hàng trăm nhãn hiệu khác nhau. Đó là chưa kể, hàng chục nhãn hàng nước ngoài đang hiện diện khắp nơi, tạo sự phong phú cho thị trườngmì gói cả về bao bì, mẫu mã lẫn giá cả.
- Công ty cổ phần Masan là 1 công ty đa ngành nghề nên hoạt động trên nhiều lãnh vực nên việc phân bổ tài chính cho công ty có thể sẽ gặp nhiều vấn đề khi 1 lĩnh vực của công ty gặp khó khăn. Và điều