kiềm, kiềm thổ không tác dụng trực tiếp với muối mà nó sẽ phản ứng với dung môi nước của dung dịch trước (tạo hiđroxit kim loại kiềm, kiềm thổ và khí hiđro).
Sau đó, hiđroxit kim loại kiềm, kiềm thổ vừa tạo ra có thể tác dụng tiếp với muối có trong dung dịch (nếu được, sẽ tạo bazơ mới, muối mới).
Thí dụ:
Cho Na vào dung dịch FeCl3 :
Na + FeCl3(dd) NaCl + Fe Mà là:
Na + H2O NaOH +
2 1H2 Nước của dung dịch Natri hiđroxit Hiđro
3NaOH + FeCl3 Fe(OH)3 + 3NaCl Cho Ba vào dung dich Cu(NO3)2 :
Ba + Cu(NO3)2(dd) Ba(NO3)2 + Cu Mà là:
Ba + 2H2O Ba(OH)2 + H2
Ba(OH)2 + Cu(NO3)2 Cu(OH)2 + Ba(NO3)2
Cho K vào dung dịch Na2CO3 :
K + Na2CO3(dd) K2CO3 + Na K + H2O KOH +
2 1H2
KOH + Na2CO3
Cho Ca vào dung dịch Mg(CH3COO)2 :
Ca + 2H2O Ca(OH)2 + H2
Ca(OH)2 + Mg(CH3COO)2 Mg(OH)2 + Ca(CH3COO)2
Cho Ba vào dung dịch KI :
Ba + 2H2O Ba(OH)2 + H2
Ba(OH)2 + KI
Bài tập 26
Cho 0,23 gam Na vào dung dịch A gồm 100 ml dung dịch CuCl2 0,3M. Sau khi phản ứng xong, thu được dung dịch B và có m gam chất kết tủa.
a. Tính m.
c. Tính nồng độ mol của dung dịch B. Coi thể tích dung dịch không thay đổi. (Na = 23; Cu = 64; O = 16; H = 1)
ĐS: m = 0,49g; ddB < ddA 0,27g; CuCl2 0,25M, NaCl 0,1M
Bài tập 26’
Hòa tan 0,959 gam Ba vào dung dịch X gồm 200 ml dung dịch Mg(NO3)2 0,025M. Sau khi kết thúc phản ứng, thu được dung dịch Y và có a gam chất không tan,
a. Tính a.
b. Khối lượng dung dịch Y nhỏ hơn hay lớn hơn khối lượng dung dịch X bao nhiêu? c. Đem cô cạn dung dịch Y. Tính khối lượng các chất rắn khan thu được.
(Mg = 24; O = 16; H = 1; Ba = 137; N = 14)
ĐS: a = 0,29g; ddY > ddX 0,655g; 0,342g Ba(OH)2 , 1,305g Ba(NO3)2