SÁNG KIẾN VÀ GIẢI PHÁP

Một phần của tài liệu Xây dựng và quản lý thương hiệu cho mặt hàng cà phê Việt Nam (Trang 28 - 33)

Trước những khó khăn và thách thức mà ngành cà phê gặp phải khi tiến hành hội nhập kinh tế, Việt Nam tham gia vào WTO.

Trong những năm qua, việc phát triển của cây cà phê khá bấp bênh, phụ thuộc khá lớn vào thị trường thế giới dẫn đến người trồng cà phê luôn thô lỗ trong khi các doanh nghiệp kinh doanh cà phê luôn gánh chịu nhiều rủi ro lớn, có khi dẫn đến phá sản. Để đưa ngành cà phê Việt Nam phát triển một cách bền vững trong giai đoạn này, 3 mục tiêu chính được xác định là.

- Thứ nhất là tập trung nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh của sản phẩm cà phê mang thương hiệu Việt Nam.

- Thứ hai là tập trung mở rộng thị trường tiêu thụ các sản phẩm cà phê ở trong nước và trên thế giới.

- Thứ ba là kết nối chuỗi giá trị gia tăng của cà phê một cách bền vững nhất.

Để đạt được 3 mục tiêu trên nhằm đưa ngành cà phê Việt Nam phát triển một cách bền vững thì các doanh nghiệp tiến hành làm ngay công việc sau: Xây dựng, quảng bá và khai thác một cách có hiêu quả thương hiệu cà phê quốc gia Việt Nam, xây dựng và quản lý điều hành sàn giao dịch cà phê tại Việt Nam kết nối với sàn giao dịch cà phê thế giới hoạt động có hiệu quả. Nghiên cứu và xây dựng quỹ cũng như kho dự trữ cà phê quốc gia có sức chứa khoảng 15- 20% sản lượng cà phê mỗi liên vụ góp phần tham gia điều tiết cung cầu cà phê xuất khẩu ra thị trường thế giới nhằm bình ổn cà phê luôn ở mức trên 2.000 USD/tấn.

- Về sản xuất: cần dữ ổn định và áp dụng kỹ thuật thâm canh cà phê ở những nơi có điều kiện sinh thái thích nghi, ghép cải tạo hoặc tái canh bằng các giống cà phê mới, đồng thời thực hiện canh tác đúng quy trình thâm canh, tăng năng suất và chất lượng cà phê xuất khẩu, tiến hành thu hoạch cà phê đúng độ chín và hướng mạnh chế biến cà phê xuất khẩu.

- Về thương lái mua cà phê: Chỉ mua cà phê đạt tiêu chuẩn chất lượng với mức giá phù hợp, phương thức thu mua và thanh toán minh bạch, chín xác và tiện lợi, tạo mối liên kết giữa người sản xuất cà phê và doanh nghiệp xuất khẩu cà phê một cách liên thông.

- Về doanh nghiệp thu mua và sơ chế cà phê nhân xuất khẩu: Cần đầu tư thêm thiết bị chế biến cà phê đạt chất lượng cao, xây dựng nhãn mác hàng hoá và chủ động mở rộng thị trường, nhất là chủ động tham gia giao dịch tại sàn giao dịch cà phê, quản lý sản xuất kinh doanh theo hướng kết nối sản xuất với thị trường tiêu thụ cà phê băng công nghệ tiên tiến, kết nối với hệ thống ngân hàng tài trợ cho hoạt động thu mua, chế biến xuất khẩu cà phê. - Về công nghệ chế biến: Cần trang bị dây truyền thiết bị công nghệ tiên tiến để đa dạng hoá sản phẩm cà phê đạt chất lượng cao, đồng thời tăng tỷ lệ cà phê qua chế biến lên 4-5% sản lượng, tổ trức quản lý, điều hành sản xuất, kinh doanh theo các tiêu chuẩn quốc tế như ISO. HACCP… và cần chú ý đến phân khúc thị trường sản phẩm cà phê.

Ngành cà phê cần phải có những giải pháp để xây dựng được thương hiệu mạnh mới có thể phát huy được hết nguồn lực, tiềm năng của ngành cà phê nước nhà.

Một sản phẩm định hướng dựa trên nhu cầu thị trường có nghĩa là sản phẩm đó cần phải được sản xuất bắt đầu từ việc nắm bắt rõ nhu cầu của thị trường và để làm được điều này, người nông dân, doanh nhân, những nhà

khoa học, các cơ quan chức năng liên quan trong ngành cần phải nắm bắt thông tin thị trường một cách nhanh chóng và chính xác để giúp cho họ xây dựng được một tầm nhìn xa về những biến chuyển của thị trường và giúp xây dựng định hướng đường dài để chuẩn bị tạo nên những sản phẩm có giá trị cao và hiệu quả nhất làm nền tảng cho việc xây dựng thương hiệu mạnh cho cà phê.

Cần có những chương trình đào tạo nhận thức cũng như khuyến khích người nông dân hiểu được sự quan trọng của việc xây dựng thương hiệu mạnh với những sản phẩm có chất lượng ổn định và giá trị càng thêm cao cũng như những chiến lược phân phối cà quảng quá hiệu quả.

Những sản phẩm tốt cũng không thể tự tạo cho mình việc xuất hiện đến tay người tiêu dùng. Công tác bán hàng phải chuẩn bị chu đáo và hiệu quả dựa trên những nắm bắt nhu cầu thị trường thế giới qua sự hỗ trợ của những doanh nhân trung giam am hiểu các nhu cầu của các nhà trồng trọt và nhu cầu của người tiêu dùng để bắc cầu giữa cung và cầu một cách hợp lý nhất. Bên cạnh đó, những sản phẩm cà phê chế biến còn phải tạo được riêng cho nó một linh hồn gắn liền với lịch sử và truyền thống văn hoá của địa phương thông qua việc xây dựng hình ảnh tốt đẹp nhất, thuyết phục nhất đến với người tiêu dùng qua những thiết kế bao bì hấp dẫn, lôi cuốn và thông điệp quảng bá thuyết phục, tạo một giá trị tinh thần cho những sản phẩm ấy. Kinh nghiệm của những thương hiệu cà phê nổi tiếng như Trung Nguyên, Vinacaphe thành công được là đã cho thấy họ là những người dám đầu tư toàn diện cho một chiến lược phát triển lâu dài với sự kết hợp chặt chẽ với các nhà trồng trọt, nhà phân phối, nhà quảng bá và đặc biệt là với các đơn vị hành chính nhà nước liên quan trong việc xây dựng tên tuổi cho giống cà phê của khu vục đó.

Xây dựng cho thương hiệu cà phê Việt Nam cần phải là một chiến lược đồng bộ của tất cả các khâu từ việc chọn lựa giống cây trồng, trồng trọt và chăm bón, thu hoạch và bảo quản sau thu hoạch. Để có mặt trên thị trường cần xây dựng một hệ thống phân phối rộng rãi đến tay người tiêu dùng mục tiêu với những phương pháp được chọn lựa kỹ càng và đóng gói thu hút người mua.

Cần có một hệ thống luật để các doanh nghiệp hoặc các hiệp hội hoặc các đơn vị hành chính địa phương có thể đăng ký quyền sở hữu và sử dụng nhãn hiệu cho chủng loại hoặc đặc trưng cho địa phương của mình mà từ đó có thể tiếp tục xây dựng lâu dài cho sản phẩm và hình ảnh thương hiệu của sản phẩm trên thị trường trong và ngoài nước.

Rất cần một chiến lược tổng thể với những trương trình hành động cụ thể liên kết được các nhà khoa học, người nông dân, nhà kinh doanh, các nhà tiếp thị quảng bá, các ngân hàng và các cơ quan chức năng cùng góp sức xây dựng thương hiệu cà phê Việt Nam nổi tiếng trên thế giới.

KẾT LUẬN

Hiện nay trên thế giới thương hiệu đã trở thành yếu tố quan trọng hàng đầu, các doanh nghiệp phụ thuộc rất lớn vào thương hiệu để cạnh tranh và tồn tại trên thương trường khắc nghiệt.

Trong thời kỳ hội nhập WTO có tác động lớn đến nền kính tế. Các doanh nghiệp Việt Nam cần phải nghiên cứu tìm tòi, củng cố và phát triển thương hiệu cho riêng mình, để khẳng định và giới thiệu cho thế giới biết sản phẩm của Việt Nam đó là sản phẩm chất lượng tốt, hàng Việt Nam chất lượng cao, mẫu mã phong phú không kém so với nhãn hiệu nổi tiếng trên thế giới.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Chiến lược quản lý nhãn hiệu – Thanh hoa dịch và biên soạn NXB thanh niên.

2. Sức mạnh thương hiệu

3. Tạp chí thương mại số 27 năm 2008 4. Tạp chí diễn dàn doanh nghiệp 2008 Một số Wedsite tham khảo

.dei.gov.vn .moit.gov.vn .apectariff.org .wto.org .worldbank.org .intracen.org .weforum.org .tcvn.gov.vn/default.asp .gso.gov.vn .smenet.com.vn .ven.vn/kinh-te-xa-hoi .tinthuongmai.vn

Một phần của tài liệu Xây dựng và quản lý thương hiệu cho mặt hàng cà phê Việt Nam (Trang 28 - 33)