NHIÊN VIỆT NAM
1. Để bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên quý giá đó là các loài Động vật – Thực vật, các hệ sinh thái trước sự tàn phá của con người. Chúng ta cần phải xây dựng các khu vực có hệ sinh thái phong phú, có nhiều loài Động vật – Thực vật có nguy cơ tuyệt chủng cao cần được bảo vệ nghiêm ngặt thành các vườn quốc gia dưới sự bảo vệ của pháp luật. Vì qua việc tìm hiểu về đa dạng sinh học ở các vườn quốc gia, tôi nhận thấy rằng mô hình này tỏ ra có hiệu quả tốt nhất để bảo tồn nguồn tài nguyên thiên nhiên được chấp nhận ở nhiều quốc gia trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng.
2. Cần có chính sách hợp lý hơn cho việc quản lý, sử dụng vườn quốc gia trong vấn đề bảo tồn rừng, hệ sinh thái rừng nhằm mục đích phục vụ cho
việc nghiên cứu khoa học, giáo dục môi trường và du lịch sinh thái. Tránh trường hợp nhân viên quản lý vườn quay lại sử dụng tài nguyên của vườn không đúng mục đích vì lí do kinh tế.
3. Như chúng ta đã biết phần lớn các vườn quốc gia có vai trò kép, một mặt đây là khu vực cung cấp nơi cư trú cho sự sống hoang dã, mặt khác nó lại phục vụ như là nơi du lịch phổ biến cho quần chúng.Trong quản lý, các mâu thuẫn tiềm ẩn giữa hai mục đích này có thể là một vấn đề, cụ thể là du khách sẽ đem lại thu nhập cho vườn quốc gia và vườn quốc gia sử dụng nguồn thu nhập này để duy trì và phát triển các dự án bảo tồn. Các vườn quốc gia cũng là nguồn cung cấp các tài nguyên thiên nhiên có giá trị, chẳng hạn như gỗ, khoáng sản và các loại tài nguyên có giá trị khác. Sự cân bằng giữa nhu cầu khai thác các tài nguyên này với tổn thất do việc khai thác gây ra, thường là thách thức rất quan trọng đối với hệ thống quản lý vườn quốc gia. Các vườn quốc gia cũng hay bị đốn hạ bất hợp pháp và các dạng khai thác lậu khác, đôi khi là do tham nhũng. Điều này đe dọa tính nguyên vẹn của nhiều môi trường sống có giá trị.Đây là vấn đề nan giải mà cả nhà quản lý và người dân đều thấy được. Vì vậy cần giáo dục người dân thay đổi hành vi thái độ của mình đối với nguồn tài nguyên thiên nhiên để có thể đáp ứng được vai trò kép của vườn quốc gia.
PHẦN KẾT LUẬN
Sau khi tìm hiểu từ các nguồn tài liệu khác nhau về đa dạng sinh học ở các vườn quốc gia, cụ thể là Vườn quốc gia Cát Tiên trên địa bàn của ba tỉnh Lâm Đồng, Đồng Nai và Bình Phước và Vườn quốc gia Bạch Mã thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế. Tôi rút ra một số kết luận sau:
1. Tài nguyên thiên nhiên của nước Việt Nam chúng vô cùng đa dạng và phong phú, có rất nhiều loài động vật – thực vật được ghi vào sách đỏ thế giới và Việt Nam. Vì vậy để bảo vệ đa dạng sinh học Việt Nam chúng ta cần quan tâm hơn nữa trong việc xây dựng nhiều vườn quốc gia để bảo tồn các loài sinh vật quý hiếm và hệ sinh thái rừng.
2. Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên sẽ hiệu quả hơn nếu cả nhà quản lý và người dân cùng góp sức trong công việc bảo tồn thiên nhiên hoang dại.
3. Bên cạnh sự đa dạng về loài sinh vật thì ở Việt Nam chúng ta số lượng loài động vật – thực vật đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng khá cao. Do đó chúng ta cần phải tuyên truyền giáo dục, xây dựng thái độ đúng đắn cho người dân trong vấn đề khai thác tài nguyên thiên nhiên hợp lý, đừng vì lợi ích kinh tế mà gây nguy hại cho hệ sinh thái ảnh hưởng đến môi trường sống cho hiện tại và cả thế hệ tương lai.
Ví dụ như một số khu rừng loài khứu bạc má hoặc loài nhồng đang ngày một giảm do ngườì dân bẫy bắt quá nhiều.Khi khai thác cá ở biển, hãy thả lại môi trường những con cá nhỏ khi nó bị mắc vào lưới đừng bắt tất cả khi nó vào lưới chúng ta.
4. Vấn đề bảo vệ môi trường sống cho các loài sinh vật cũng vô cùng quan trọng. Vì một khi môi trường sống không còn thích hợp cho sự tồn tại và phát triển của chúng thì chúng sẽ di cư đến một môi trường mới thích hợp hơn thì lúc đó tài nguyên thiên nhiên bị mất dần bởi bàn tay của chúng ta.
2. Đề nghị:
Để có một nền đa dạng sinh học bền vững, chúng ta nên tuân thủ một số nguyên lý sau trong việc bảo tồn:
- Dân địa phương có mối liên kết lâu đời với thiên nhiên và có sự hiểu biết sâu rộng về thiên nhiên, sử dụng tài nguyên bền vững.
- Những thỏa thuận giữa các tổ chức bảo tồn đối với việc thành lập và quản lý khu bảo vệ sẽ dựa vào việc tôn trọng đầy đủ đối với quyền lợi dân bản địa
- Các nguyên tắc của sự phân quyền, sự tham gia, sự minh bạch và trách nhiệm giải trình sẽ được đề cập đến trong tất cả các nội dung đi đôi với lợi ích hai bên.
- Dân bản địa phân chia đầy đủ và công bằng các lợi ích khu bảo tồn. - Dân bản địa phải chịu trách nhiệm đối với khu vực bảo tồn, có ý thức trong việc bảo vệ.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lê Huy Bá – Lâm Minh Triết (2002),Sinh thái môi trường học cơ bản,
NXB ĐHQG TPHCM, TP Hồ Chí Minh.
2. Vườn quốc gia Cát Tiên, http://vi.wikipedia.org/wiki 3. Vườn quốc gia Bạch Mã, http://vi.wikipedia.org/wiki 4. Vườn quốc gia, http://vi.wikipedia.org/wiki
5. Vườn quốc gia Bạch Mã, www.bachma.vnn.vn
6. Vườn quốc gia Cát Tiên,www.binhthuan.gov.vn 7. Cát Tiên – Tiếng gọi nơi hoang dã, www. Baomoi.com
8. Bạn biết gì về Đa dạng sinh học rừng Việt Nam, www. vncreatures.net
9.Nỗ lực bảo tồn đa dạng sinh học,http://my.opera.com
10. Vườn quốc gia Bạch Mã - bảo tồn là trên hết, www.thiennhien.net
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU...1
PHẦN NỘI DUNG...4
I. MỘT SỐ KHÁI NIỆM... ... ...4
1. Khái niệm về Đa dạng sinh học...4
2. Khái niệm về vườn quốc gia...4
II. MỘT SỐ NHẬN THỨC VỀ ĐA DẠNG SINH HỌC...5
1.Đa dạng về chủng loại ... . .. ...5
2.Đa dạng di truyền ...5
3. Đa tổ hợp... ...6
4. Đa dạng sống và đa thích nghi...6
5. Đa dạng hệ sinh thái...7
III. Tầm quan trọng và giá trị của đa dạng sinh học...7
1.Tầm quan trọng... ...7
2. Giá trị của đa dạng sinh học...9
IV. ĐA DẠNG SINH HỌC Ở CÁC VƯỜN QUỐC GIA...10
1.Đa dạng sinh học ở vườn quốc gia Cát Tiên...13
2. Đa dạng sinh học ở vườn quốc gia Bạch Mã...28
V. MỘT SỐ GIẢI PHÁP BẢO VỆ NGUỒN TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN VIỆT NAM...36
PHẦN KẾT LUẬN ………..…………...37