D. Cảm biến áp suất tuyệt đối trên đường ống nạp (MAP Manifold Absolute Pressure sensor)
a. Loại công tắc
• Cấu tạo
− Một cần xoay đồng trục với cánh bướm ga.
− Cam dẫn hướng xoay theo cần.
− Tiếp điểm di động di chuyển dọc theo rãnh của cam dẫn hướng.
− Tiếp điểm cầm chừng.
− Tiếp điểm toàn tải.
Hình 6.41: Cảm biến cánh bướm ga loại công tắc
• Hoạt động
− Ở chế độ cầm chừng: Khi cánh bướm ga đóng (góc mở < 5o) thì tiếp điểm di động sẽ tiếp xúc với tiếp điểm cầm chừng và gởi tín hiệu điện
thế thông báo cho ECU biết động cơ đang hoạt động ở mức cầm chừng.
− Tín hiệu này cũng dùng để cắt nhiên liệu khi động cơ giảm tốc đột ngột (chế độ cầm chừng cưỡng bức). Ví dụ, khi xe đang chạy ở tốc độ cao mà ta muốn giảm tốc độ, ta nhả chân bàn đạp ga thì tiếp điểm cầm chừng trong công tắc cánh bướm ga đóng, báo cho ECU biết động cơ đang giảm tốc. Nếu tốc độ động cơ vượt quá giá trị nhất định tùy theo từng loại động cơ thì ECU sẽ điều khiển cắt nhiên liệu cho đến khi tốc độ động cơ đạt tốc độ cầm chừng ổn định.
− Ở chế độ tải lớn: Khi cánh bướm ga mở khoảng
500 – 700 (tùy từng loại động cơ) so với vị trí đóng hoàn toàn, tiếp điểm di động tiếp xúc với tiếp điểm toàn tải và gởi tín hiệu điện thế để báo cho ECU biết tình trạng tải lớn của động cơ.
• Mạch điện: Có hai loại:
∗ Loại âm chờ
Hình 6.42: Mạch điện cảm biến vị trí cánh bướm ga loại âm chờ
Điện áp 5V đi qua một điện trở trong ECU đưa đến cực IDL và cực PSW. Ở vị trí cầm chừng điện áp từ cực IDL qua công tắc tiếp xúc IDL về mass. Ở vị trí toàn tải điện áp từ cực PSW qua công tắc tiếp xúc PSW về mass. ∗ Loại dương chờ IDL PSW E C U +B or 5V +B or 5V Cảm biến vị trí bướm ga IDL PS W E C U +B or 5V Cảm biến vị trí bướm ga TL
Hình 6.43: Mạch điện cảm biến vị trí bướm ga loại dương chờ