Kích thước của kích và cách hoạt động :

Một phần của tài liệu Chương 5 : NGUYÊN LÝ TÍNH TOÁN CẦU DẦM BÊ TÔNG CỐT THÉP DỰ ỨNG LỰC pdf (Trang 30 - 32)

Tại Việt Nam cho đến nay thường quen dùng loại kích

có cốt thép d = 5mm đi qua bên ngoài và dọc theo thân

kích. Trong hệ thống K của công ty Freyssinet, các kích

đều rỗng lòng để cáp chui qua bên trong thân kích. Các bước hoạt động của hai loại kích này như sau :

Bước 1 : Đặt, lắp kích vào vị trí theo trình tự sau :

- Đối với loại kích có bộ ngàm giữ cốt thép ở phía trước : a) Đặt khối neo và các nút chêm. b) Đặt chụp đỡ.

c) Đặt tâm neo. d) Đặt lõi định hướng cho các bó xoắn. e) Đặt lược định vị các bó xoắn. f) Đặt kích.

- Đối với loại kích có bó ngàm giữ cốt thép ở phía sau :

a) Đặt khối neo và các nút chêm. b) Đặt các lò xo cao su.

c) Đặt tấm định vị các tao xoắn d) Đặt kích.

e) Đặt khối neo sau kích với các nút chêm của nó. • Bước 2 : Chuẩn bị kéo căng cốt thép :

Bước 3 : Kéo căng cốt thép :

- Bơm dầu kích vào khoảng trống P ( xem hình vẽ ) cho piston di chuyển và kéo căng các tao xoắn của cáp đến mức dự kiến cần thiết.

- Đối với bộ kích có bộ ngàm giữ cốt thép ở phía trước thì dùng tác động thủy lực để đóng chặt các nút chêm.

- Đối với loại kích có bộ ngàm giữ cốt thép ở phía sau thì chỉnh các lò xo cao su để chèn chặt đều các nút chêm.

Bước 4 : Tháo dỡ kích :

- Bơm dầu kích vào khoảng trống P để đưa piston về

vị trí ban đầu. - Tháo dỡ kích và các phụ kiện.

Một phần của tài liệu Chương 5 : NGUYÊN LÝ TÍNH TOÁN CẦU DẦM BÊ TÔNG CỐT THÉP DỰ ỨNG LỰC pdf (Trang 30 - 32)