Ảnh hưởng của nguồn nitơ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số chủng xạ khuẩn có khả năng sinh sản cellulase trong đất đồi tại khu vực xuân hòa, phúc yên, vĩnh phúc (Trang 57 - 59)

Nuôi cấy các chủng xạ khuẩn Đ4, Đ12 lần lượt trong các môi trường chứa nguồn nitơ khác nhau, nuôi lắc ổn nhiệt (160v/p) trong 4 ngày. Sau đó li tâm thu sinh khối tế bào và dịch enzyme thô, cân khối lượng khô tế bào và thử hoạt tính enzyme bằng phương pháp nhỏ dịch. Kết quả được trình bày ở bảng sau:

Bảng 3.11. Ảnh hƣởng của nguồn nitơ đến khả năng sinh trƣởng và hoạt tính cellulase của chủng xạ khuẩn Đ4, Đ12

Chủng Nguồn nitơ Đ4 Đ12 Bột đậu tương D-d (mm) 32,12 ± 0,14 30,22 ± 0,11 Mtb (g) 0,532 0,436 Cao nấm men D-d (mm) 30,23 ± 0,33 28,18 ± 0,19 Mtb (g) 0,487 0,433 (NH4)2SO4 D-d (mm) 27,22 ± 0,43 22,22 ± 0,13 Mtb (g) 0,423 0,367 KNO3 D-d (mm) 24,28 ± 0,12 19,56 ± 0,67 Mtb (g) 0,327 0,320

Hình 3.9. Đồ thị biểu diễn ảnh hƣởng của nguồn nitơ đến hoạt tính cellulase của chủng xạ khuẩn Đ4, Đ12

Nitơ là nguồn dinh dưỡng không thể thiếu đối với VSV nói chung và xạ khuẩn nói riêng. Trong môi trường lên men, nguồn nitơ có ảnh hưởng nhiều đến sự hình thành enzyme cellulase ngoại bào. Nguồn nitơ được sử dụng trong môi trường lên men xạ khuẩn có thể ở dạng vô cơ hoặc hữu cơ. Vì vậy, chúng tôi tiến hành khảo sát ảnh hưởng của cả 2 nguồn nitơ này đến khả năng hình thành enzyme cellulase của các chủng xạ khuẩn nghiên cứu.

Từ kết quả trên cho thấy cả 2 chủng xạ khuẩn nghiên cứu đều sinh trưởng tốt trong môi trường nitơ hữu cơ là bột đậu tương và cao nấm men và có hoạt tính yếu trên môi trường chứa nguồn nitơ vô cơ là (NH4)2SO4, KNO3. Điều đó khẳng định ảnh hưởng ưu thế của nguồn nitơ hữu cơ nên khả năng sinh trưởng cũng như tổ hợp cellulase của xạ khuẩn nói chung. Có thể giải thích rằng trong các nguồn nitơ hữu cơ, ngoài thành phần protein còn chứa các chất cần thiết cho quá trình sinh tổng enzyme cellulase ngoại bào.

Mối quan hệ giữa sinh trưởng và khả năng sinh enzyme cellulase rất mật thiết. Phần lớn các loài sinh vật trong môi trường nếu sinh trưởng tốt thì khả năng sinh enzyme cao. Tuy nhiên, ở một số loài môi trường nuôi cấy thu enzyme khác biệt so với môi trường thu sinh khối. Điều này có nghĩa là: ở

0 5 10 15 20 25 30 35

Bột đậu tương Cao nấm men (NH4)2SO4 KNO3 Nguồn nitơ

D - d

Đ4Đ12 Đ12

một điều kiện môi trường nhất định nào đó VSV sinh trưởng tốt chưa chắc cho lượng enzyme cao. Việc nghiên cứu tác động của các yếu tố môi trường đến khả năng sinh enzyme của VSV giúp ta tìm ra môi trường tối ưu chỉ dùng vào việc nuôi cấy thu enzyme.

Qua việc nghiên cứu ảnh hưởng của nguồn nitơ đến khả năng sinh trưởng và hoạt tính cellulase của các chủng xạ khuẩn nghiên cứu nhận thấy: cả 2 chủng xạ khuẩn Đ4, Đ12 đều có hoạt tính cellulase cao trong MT nitơ hữu cơ là bột đậu tương và cao nấm men hơn ở MT nitơ vô cơ là (NH4)2SO4, KNO3.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số chủng xạ khuẩn có khả năng sinh sản cellulase trong đất đồi tại khu vực xuân hòa, phúc yên, vĩnh phúc (Trang 57 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(62 trang)