Các kĩ thuật thể hiện tri thức

Một phần của tài liệu Hỗ trợ hệ chuyên gia cho khai phá luật kết hợp (LV01063) (Trang 27 - 29)

1.2.3.1 Thể hiện tri thức bằng bộ ba O-V-A và khung a. Thể hiện bằng O-A-V (Object-Attribute-Value)

Một thể hiện O-A-V đƣợc dùng để thể hiện các mệnh đề đơn giản hay phức tạp. Cấu trúc O-A-V gồm 3 phần, ứng với đối tƣợng, thuộc tính và giá trị thuộc tính.

b. Thể hiện bằng khung

Một khung cho biết thông tin đa dạng về đối tƣợng, ngƣời ta có thể dùng khung để thể hiện những nét điển hình của các đối tƣợng. Khung bao gồm các thành phần:

Tên khung <Chuỗi tên khung> Thuộc tính 1 <Giá trị 1>

Thuộc tính 2 <Giá trị 2> ….

Thuộc tính n <Giá trị n>

1.2.3.2 Thể hiện các sự kiện không chắc chắn

Phƣơng pháp truyền thống trong hệ chuyên gia khi quản lí thông tin không chắc chắn là sử dụng nhân tố chắc chắn. Nhân tố chắc chắn, kí hiệu là CF (Certainty factor), là giá trị bằng số gán cho mệnh đề thể hiện mức độ tin cậy vào mệnh đề đó.

1.2.3.3 Thể hiện các sự kiện mờ

Logic mờ dùng các luật mờ để tạo ra tập mờ. Một luật mờ có các tập mờ trong cả phần IF và THEN.

1.2.3.4 Thể hiên tri thức nhờ các luật

Định nghĩa luật (rule): Luật là cấu trúc tri thức dùng để liên kết thông tin đã biết với các thông tin khác giúp đƣa ra các suy luận, kết luận từ những thông tin đã biết.

Tri thức dƣới dạng luật đƣợc xếp vào loại tri thức thủ tục. Luật gắn thông tin đã cho với một vài hoạt động. Các hoạt động này có thể là khẳng định về thông tin mới hay là thủ tục sẽ đƣợc thực hiện. Bằng cách này luật sẽ mô tả cách giải vấn đề.

Việc xử lí các luật trong hệ thống dựa trên luật đƣợc quản lí bằng modun gọi là bộ suy diễn.

1.2.3.5 Khai thác một thủ tục

Để thực hiện các thao tác phức tạp hơn, nhiều hệ chuyên gia truy nhập các thủ tục bên ngoài hệ thống. Chúng có thể đƣợc viết bằng các ngôn ngữ lập trình hay các lệnh trên bảng tính.

1.2.3.6 Các dạng khác nhau của luật

Các luật thể hiện tri thức có thể đƣợc phân loại theo loại tri thức: tri thức quan hệ, tri thức khuyến cáo, tri thức hƣớng dẫn,...

Các luật cũng có thể đƣợc phân loại theo bản chất của chiến lƣợc giải quyết vấn đề, thƣờng đƣợc gọi là cách thức giải quyết vấn đề. Các luật điển hình theo phân loại là các luật theo cách thức diễn giải, cách thức chuẩn đoán, hay cách thức thiết kế.

Dùng biến trong luật: Sử dụng biến trong các luật phù hợp với các ứng dụng thực hiện cùng một số thao tác trên tập các đối tƣợng tƣơng tự nhau.

Thông thƣờng với mỗi phát biểu về tri thức liên quan đến nhiều sự kiện, ngƣời ta dùng nhiều luật. Nếu viết một luật đơn cho mỗi đối tƣợng thì số lƣợng các luật rất nhiều, nhƣ vậy không hiệu quả và hệ thống khó quản lý các luật tƣơng tự nhau. Việc khớp luật có sử dụng biến cho phép xử lí thông tin một cách hiệu quả. Ngƣời ta có thể viết một luật thay cho nhiều luật, thuận lợi cho việc mã hóa và bảo trì cơ sở luật.

Các luật không chắc chắn: Mệnh đề phát biểu về các sự kiện, hay bản thân sự kiện có thể không chắc chắn. Ngƣời ta đã dùng hệ số chắc chắn CF đối với các sự kiện không chắc chắn. Đã có sự kiện không chắc chắn thì cũng có kết luận cũng không chắc chắn. Luật này thiết lập quan hệ không chính xác giữa giả thiết và kết luận.

Các luật meta (luật mô tả cách thức các luật khác): Khi giải vấn đề, các chuyên gia cũng cần cả tri thức lĩnh vực lẫn tri thức hƣớng dẫn sử dụng các tri thức lĩnh vực. Tri thức lĩnh vực đặc trƣng cho lĩnh vực tri thức hƣớng dẫn đặc trƣng cho việc sử dụng tri thức. Tri thức hƣớng dẫn dùng tri thức lĩnh vực để xác định cách

giải quyết vấn đề tốt nhất. Loại tri thức này đƣợc gọi là tri thức meta (tri thức về cách sử dụng và điều khiển tri thức lĩnh vực).

Một phần của tài liệu Hỗ trợ hệ chuyên gia cho khai phá luật kết hợp (LV01063) (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)