C. VUI ĐỂ HỌC
A. KIẾN THỨC CƠ BẢN
1.2 Tính chất hóa học
Ở nhiệt độ thích hợp, khí hiđro không những hóa hợp được với đơn chất oxi,
nó còn có thể kết hợp được với nguyên tố oxi trong một số oxit kim loại để tạo
ra nước(H2O). Các phản ứng này đều tỏa nhiều nhiệt.
a) Tác dụng với đơn chất oxi
Hiđro cháy mãnh liệt trong oxi: 2H2 + O2 →t0 2H2O Hỗn hợp hiđro và oxi theo tỷ lệ VH2 :VO2 =2:1 là hỗn hợp nổ mạnh nhất.
b) Tác dụng với một số hợp chất oxit kim loại
Hiđro tác dụng với một số oxit kim loại ở nhiệt độ cao tạo ra nước và giải phóng ra kim loại tự do.
Ví dụ: CuO (r) + H2 (k) →t0 Cu (r) + H2O (h)
Khí hiđro đã chiếm nguyên tố oxi trong CuO. Hiđro có tính khử (khử oxi)
Fe2O3 + 3H2 →t0 2Fe + 3H2O PbO + H2 →t0 Pb + H2O
1.3 Ứng dụng
1. Dùng làm nhiên liệu cho động cơ tên lửa, dùng trong đèn xì oxi- hiđro để hàn cắt kim loại, có thể làm nhiên liệu cho động cơ ô tô thay cho xăng,..
2. Dùng để bơm vào khinh khí cầu, bóng thám không,..Là nguồn nguyên liệu trong sản xuất amoniac, axit và nhiều hợp chất hữu cơ.
3. Dùng làm chất khử để điều chế một số kim loại từ oxit của chúng.
2.Bài: PHẢN ỨNG OXI HOÁ KHỬ 2.1 Sự khử - sự oxi hóa
Ví dụ: CuO + H2 →t0 Cu + H2O
Sự khử CuO thành Cu. Sự khử Fe2O3 thành Fe. b) Sự oxi hóa là sự hoá hợp của một chất với oxi
Ví dụ: C + O2 →t0 CO2 Sự oxi hóa C thành CO2
2 H2 + O2 →t0 2 H2O Sự oxi hóa H2 thành H2O