Tình hình triển khai

Một phần của tài liệu BẢO HIỂM BẮT BUỘC LÀ GÌ? TẠI SAO BẢO HIỂM TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ CHỦ XE CƠ GIỚI LẠI LÀ BẢO HIỂM BẮT BUỘC? (Trang 29 - 31)

IV. Tình hình triển khia nghiệp vụ bảo hiểm bắt buộc và

1. Tình hình triển khai

Cùng với sự tăng trưởng của nền kinh tế, thị trường bảo hiểm Việt Nam năm qua đã có một bước tăng trưởng khả quan. Là nghiệp vụ mũi nhọn của nhiều doanh nghiệp bảo hiểm, bảo hiểm xe cơ giới năm qua tăng khá, đóng góp đáng kể vào mức tăng chung toàn thị trường. Hơn thế nữa, đây là một loại hình bảo hiểm khá phổ biến, có mức độ ảnh hưởng lớn tới người dân. Đồng thời với hàng triệu phương tiện xe cơ giới các loại, Việt Nam đang là thị trường màu mỡ cho các hãng bảo hiểm phi nhân thọ, do đó các doanh nghiệp bảo hiểm tham gia vào thị trường này ngày càng đông. Tính đến ngày 31-7-2010 Việt Nam có 25 doanh nghiệp được phép kinh doanh nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ xe cơ giới. Chẳng hạn : Bảo hiểm Việt Nam (Bảo Việt Việt Nam), Tổng Công ty Cổ phần Bảo Minh (Bảo Minh), Công ty Cổ phần Bảo hiểm Petrolimex (PJICO),…

Trong 7 tháng đầu năm 2010 bảo hiểm xe cơ giới đạt doanh thu 2.517 tỉ đồng tăng trưởng 17%, bồi thường 1.074 tỉ đồng, tỉ lệ bồi thường 43%. Dẫn đầu doanh thu là

Bảo Việt 652 tỉ đồng, PJICO 374 tỉ đồng, Bảo Minh 301 tỉ đồng, PVI 292 tỉ đồng. Tỉ lệ bồi thường có rủi ro cao là Lyberty 84%, Chartis 67%, Bảo Long 58%, SVI 54%, VIA 52%, Bảo Minh 49%, Bảo Tín 48%, Bảo Việt 45%, PJICO 45%, PVI 43%. Bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự chủ xe cơ giới đạt doanh thu 568 tỉ đồng. Dẫn đầu là Bảo Việt 158 tỉ đồng, Bảo Minh 93 tỉ đồng, AAA 50 tỉ đồng, PTI 46 tỉ đồng. Tổng số tiền bồi thường lên đến 229 tỉ đồng, chiếm tỉ lệ trung bình 40%.

Kết quả trên có được là nhờ nhiều chính sách chế độ quản lý của các cơ quan chức năng được ban hành đã có tác động tích cực tới thị trường. Mặt khác, môi trường pháp lý thuận lợi đã thúc đẩy thị trường bảo hiểm xe cơ giới tăng trưởng lâu dài.

Quyết định số 23/2007/QĐ-BTC ngày 9/4/2007 của Bộ Tài chính ban hành quy tắc, điều khoản, biểu phí bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới chính thức có hiệu lực thi hành từ ngày 12/6/2007. Trong đó có điểm đáng chú ý nhất là thời hạn bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của xe cơ giới tối thiểu là 1 năm, khuyến khích chủ xe mua bảo hiểm nhiều hơn 1 năm với chế độ giảm phí. Việc mở rộng phạm vi bảo hiểm và nâng mức trách nhiệm, phí trách nhiệm dân sự bắt buộc đối với người thứ ba được nâng lên 50% với tỷ lệ phí tăng lên 1,5 lần... giúp số phí thu tăng lên đáng kể.

Nghị quyết số 32/2007/NQ- CP ngày 29/06/2007 của Chính phủ về công tác trật tự an toàn giao thông trong đó có chương trình đội mũ bảo hiểm là cơ hội để các doanh nghiệp bán bảo hiểm xe máy kết hợp với chương trình này.

Thông tư liên tịch số 16/2007/TTLT-BCA-BTC ngày 25/02/2007 của Bộ Công an - Bộ Tài chính được ban hành tạo thuận lợi cho việc giám định tai nạn, giải quyết quyền lợi bảo hiểm cho khách hàng và hỗ trợ khai thác bảo hiểm. Trong quy chế điều tra tai nạn đã có nội dung cung cấp hồ sơ cho doanh nghiệp bảo hiểm. Do vậy, sự cộng tác giữa hai ngành đã chặt chẽ hơn trong quy trình giải quyết tai nạn và khai thác bảo hiểm. Đã có sự phối hợp toàn diện giữa cảnh sát giao thông và doanh nghiệp bảo hiểm trong khai thác bán bảo hiểm và kiểm tra, xử phạt những trường hợp chưa chấp hành nghiêm chỉnh theo quy định.

Hoạt động tuyên truyền quảng bá cũng được đẩy mạnh cùng với sự phối hợp sâu rộng và toàn diện này.

Bên cạnh những mặt đạt được như trên, việc triển khai nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới vẫn tồn tại một số hạn chế. Cụ thể là:

Thị trường bảo hiểm xe cơ giới ngày càng cạnh tranh gay gắt không chỉ giữa các công ty bảo hiểm nội địa mà có cả sự tham gia của các công ty bảo hiểm nước ngoài với khá nhiều “chiêu” câu khách có phần phạm pháp:

- Một trong những “chiêu” cổ điển là đua nhau hạ phí bảo hiểm. Từ chỗ phí bảo hiểm dao động từ 1,5-2% giá trị xe được hạ xuống 1,2%, thậm chí 1% hoặc dưới 1%. Giá trị xe cũng được định giá rất bèo để kéo phí bảo hiểm xuống.

- Cách thứ hai là khi phí không thể hạ thấp hơn được nữa, một số hãng bảo hiểm đã “băm” nhỏ mức phí bảo hiểm (tức chia nhỏ các điều khoản bổ sung). Khách hàng chỉ phải nộp một số lệ phí thấp và tất nhiên quyền lợi cũng bị chia nhỏ theo.

Những sự cạnh tranh hớt váng này đã tạo nên một thị trường bảo hiểm xe cơ giới khá lộn xộn. Không ít tiêu cực đã xảy ra. Nhiều hãng bảo hiểm đã phớt lờ các trách nhiệm sau khi “tiền đã trao mà cháo thì không cho múc”.

Không ít nhân viên các hãng bảo hiểm đã móc nối với khách hàng, với các gara sửa chữa để trục lợi tiền của hãng bảo hiểm. Một số khách hàng cũng lợi dụng những kẻ hỡ trong hợp đồng để tìm cách “ăn vạ” thu lợi cho mình...

Gần đây nhất , 19 công ty bảo hiểm đã “ bắt tay” với nhau nâng mức phí bảo hiểm từ 1,3% lên 1,56% đã ảnh hưởng không nhỏ đến người mua bảo hiểm và vi phạm vào Luật Cạnh Tranh.

Hiện nay ở nước ta người dân chưa “mặn mà” lắm với việc mua bảo hiểm, người dân chỉ đóng bảo hiểm khi mua xe mới (vìkhi đăng kí xe mới buộc phải mua bảo hiểm) còn việc duy trì mua bảo hiểm cho xe cũ rất ít. Có nhiều lý do giải thích cho việc này: Nhận thức của người dân về ý nghĩa của loại hình bảo hiểm bắt buộc này chưa cao, mua bảo hiểm chủ yếu là để tránh phạt. Bên cạnh đó, các thủ tục giải quyết bồi thường của một số doanh nghiệp bảo hiểm còn phức tạp, gây phiền hà chủ xe, phần nào làm mất lòng tin đối với người tham gia bảo hiểm.

Câu hỏi được đặt ra, cả nước hiện có 14 triệu xe gắn máy, riêng TP. Hồ Chí Minh có gần 3 triệu xe gắn máy đã được đăng ký lưu thông, vậy trong số này trong vài năm nữa sẽ còn được bao nhiêu người dùng xe gắn máy cũ duy trì định kỳ mua bảo hiểm? Bắt buộc mua bảo hiểm là quyền lợi cho người dân, đồng thời cũng là cách để Nhà nước bảo vệ quyền lợi cho họ, thế nhưng thực tế như hiện nay là điều đáng phải suy nghĩ?

Một phần của tài liệu BẢO HIỂM BẮT BUỘC LÀ GÌ? TẠI SAO BẢO HIỂM TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ CHỦ XE CƠ GIỚI LẠI LÀ BẢO HIỂM BẮT BUỘC? (Trang 29 - 31)