Trên thế giới

Một phần của tài liệu ô nhiễm môi trường đất và hiện tượng sa mạc hóa (Trang 30 - 38)

B HIỆN TƯỢNG SA MẠC HÓA

I.2.1 Trên thế giới

Thành phố Algie của An-giê-ri là nơi đăng cai Ngày Môi trường thế giới năm 2006 với địa lý, lịch sử và văn hóa đất nước gắn chặt với sa mạc Sahara nổi tiếng và lớn nhất thế giới đã phản ánh mọi mặt của vấn đề phức tạp này.Hơn 40% diện tích đất là những vùng đất khô cằn.

Đất khô hạn có ở mọi khu vực, chiếm hơn 40% bề mặt Trái đất và là nơi sinh sống của gần 2 tỷ người - 1/3 dân số thế giới. Trên thế giới có khoảng 10-20% diện tích đất khô hạn đã bị suy thoái đặc biệt ở các nước đang phát triển.

Hàng năm có thêm 20 triệu ha đất nông nghiệp bị suy thoái quá mức không sản xuất được hoặc bị lấy để mở mang đô thị gây tổn thất cho sản xuất nông nghiệp ước tính 42 tỷ USD/năm.

Hơn 3 thập kỷ qua, nhu cầu tăng sản lượng nông nghiệp cao hơn nhằm đáp ứng tỷ lệ dân số thế giới tăng đã gây áp lực đối với tài nguyên đất và nước. So với những năm 1970 của thế kỷ trước thì nay đã tăng thêm 2,2 tỷ người cần được cung cấp lương thực. Cho đến nay, sản xuất lương thực dù có đuổi kịp sự gia tăng dân số, nhưng dân số tiếp tục tăng có nghĩa là 30 năm nữa chúng ta cần phải bổ sung hơn 60% lương thực. Nhu cầu đất nông nghiệp tăng, chiếm tới 60-80% tỷ lệ phá rừng trên thế giới.

Ở mức độ nào đó, sa mạc hóa đang diễn ra trên 30% diện tích đất tưới tiêu nhân tạo, 47% diện tích đất nông nghiệp được tưới từ nước mưa tự nhiên và 73% diện tích đất chăn thả gia súc. Hàng năm ước tính có từ 1,5 - 2,5 triệu ha đất được tưới nhân tạo; 3,5 - 4 triệu ha đất nông nghiệp nước mưa tự nhiên và khoảng 35 triệu ha đất chăn thả gia súc mất toàn bộ hay một phần năng suất do suy thoái đất. Hơn 60% các hệ sinh thái đang bị suy thoái

Theo báo cáo Đánh giá hệ sinh thái thiên niên kỷ của Liên hợp quốc: hơn 60% các hệ sinh thái của thế giới đang bị suy thoái hoặc thậm chí đã suy thoái tới mức mà chúng ta không còn có thể dựa vào các dịch vụ mà các hệ sinh thái đem lại. Các hệ sinh thái này bao gồm các vùng đất khô hạn cũng như rừng, thủy sản của thế giới và cả không khí mà chúng ta hít thở.

90% số dân sống ở các vùng đất khô hạn có mức sống rất thấp.

Những căng thẳng về xã hội, kinh tế và chính trị đi kèm có thể tạo ra các cuộc xung đột dẫn đến tài nguyên đất ngày càng bị suy thoái đe dọa sẽ có thêm hàng triệu người nghèo buộc phải tìm nơi ở mới và kế sinh nhai khác.

I.2.2Ở Việt Nam

Ở nước ta, đất sa mạc hoá không tập trung chủ yếu ở khu vực nông thôn, miền núi. . Thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NNPTNT) cho thấy, diện tích đất thoái hoá ở nước ta rộng gấp 5 lần tỉnh Nghệ An, tỉnh có diện tích lớn nhất Việt Nam. Trong số hàng triệu ha đất đang chịu tác động mạnh của hoang mạc hoá, có tới 7 triệu ha là đất trống thoát hoá và đất bị đá ong hóa, chiếm hơn 90%. Còn lại là gần 300.000 ha đất khô hạntheo mùa hoặc vĩnh viễn tập trung ở các tỉnh Nam Trung bộ như Ninh Thuận, Bình Thuận, Nam Khánh Hoà. Cùng với đó là hơn 400.000 ha đụn cát, đồi cát lớn di động tập trung ở các tỉnh miền Trung. Ngoài ra, diện tích đất bị xói mòn ở khu vực Tây Bắc và Tây Nguyên, đất bị nhiễm mặn, nhiễm phèn tại đồng bằng sông Cửu Long và vùng tứ giác Long Xuyên cũng vào khoảng gần 200.000 ha.

Tại Việt Nam, sự suy giảm rất nhanh diện tích rừng suốt dải ven biển miền Trung đã phá huỷ thảm thực vật tự nhiên có tác dụng giữ nước cho khu vực đất đai

có độ dốc lớn như miền Trung. Ngoài ra, các hoạt động nuôi tôm trên cát ở các vùng ven biển đã sử dụng một lượng nước ngầm rất lớn làm cạn kiệt nguồn nước cũng đẩy nhanh hiện tượng sa mạc hoá. Bên cạnh đó, sự thay đổi khí hậu do trái đất ấm lên dẫn đến hiện tượng mưa ngày càng ít đi và hạn hán liên tiếp xảy ra. Đợt hạn hán kéo dài trong năm ngoái ở các tỉnh miền Trung, đặc biệt là 2 tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận. Khi ấy, các hồ thuỷ lợi đều dưới mực nước chết, diện tích hồ bị thu hẹp trơ ra những mảng bùn nứt nẻ. Trên từng cánh đồng, dòng kênh, những chiếc máy bơm chạyd dua với cái nắng gay gắt để giành giật từng lít nước đen ngòm còn sót lại. Để có được chút nước phát sinh hàng ngày, người dân phải đi xa hàng chục cây số để mang về từng can nước ít ỏi. Mất mùa, nhiều gia đình lâm vào cảnh thiếu ăn và tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng nơi đây đã dần tăng trở lại mức gần 50%. Khô hạn còn khiến cho 10.000 ha đất khong còn khả năng canh tác và 550 ha rừng trồng ở Ninh Thuận có nguy cơ mất trắng. Nguy hiểm hơn, hạn hán liên tiếp đã đặt 1/3 diện tích đất của 2 tỉnh này đứng trước nguy cơ bị sa mạc hoá nghiêm trọng

Nhiều dải cát ven biển Việt Nam còn bị hiện tượng sa mạc hóa cục bộ, tập trung từ tỉnh Quảng Bình đến Bình Thuận với diện tích khoảng 419.000ha và ở Đồng bằng sông Cửu Long với diện tích 43.000 ha. Theo thống kê của FAO và UNESCO, Việt Nam có khoảng 462.000ha cát ven biển, chiếm khoảng 1,4% tổng diện tích tự nhiên toàn quốc, trong đó có 87.800ha là các đụn cát, đồi cát lớn di động.

. Theo số liệu công bố tại hội nghị triển khai Chương trình hành động quốc gia chống sa mạc hóa sáng nay, 28/6, trong số 4,3 triệu ha đang chịu tác động sa mạc hoá của Việt Nam thì có tới gần 90% là đất trống, đồi trọc bị thoái hoá mạnh, đất bị đá ong hoá do hậu quả của nạn phá rừng và sử dụng đất không hợp lý kéo dài trong nhiều năm. Số còn lại là những đụn cát và bãi cát di động ở các tỉnh ven biển miền Trung; đất khô theo mùa hoặc vĩnh viễn ở Nam Trung Bộ như: Bình Thuận, Ninh Thuận, Nam Khánh Hoà); đất bị xói mòn ở Tây Bắc, Tây Nguyên và đất bị nhiễm mặn, nhiễm phèn ở ĐBSCL.

CHƯƠNG II

NGUYÊN NHÂN GÂY NÊN HIỆN TƯỢNG SA MẠC HÓA II.1 Qúa trình làm thoái hóa đất

Tham gia vào quá trình làm thoái hóa đất còn có một số nhân tố quan trọng khác như địa hình, độ che phủ rừng và cấu trúc thảm thực vật. Địa hình ốc-rất dốc không chỉ hạn chế tính thấm nước của đất, khiến cho quá trình tạo dòng chảy mặt nhanh, đất dễ bị sạt lở, tạo điều kiện cho quá trình rửa trôi vào bất kỳ thời gian nào hạn chế quá trình tích lũy mùn và dưỡng chất.

Ngoài những nguyên nhân khách quan gây thoái hóa đất như địa hình dốc, cường độ mưa lớn, tỷ lệ che phủ rừng thấp, còn có nguyên nhân chủ quan, đó là con người. Việc sử dụng đất không hợp lý như: trồng cây ngắn ngày trên đất dốc, phương thức canh tác chủ yếu là quảng canh, không có biện pháp phục hồi, bồi dưỡng, bảo vệ đất v.v. tất yếu dẫn đến thoái hóa đất. Hậu quả là xuất hiện một vòng luẩn quẩn: nghèo đói nên phải phá rừng để làm nương rẫy, gây xói mòn đất, làm cho đất thoái hóa dẫn đến nguy cơ hoang mạc hóa, cuối cùng quay trở lại nghèo đói.

Bên cạnh đó, tại nhiều vùng độ phì nhiêu của đất đang có nguy cơ bị giảm xuống hoặc bị thoái hóa nghiêm trọng. Cùng với sự suy giảm của rừng, ô nhiễm nguồn nước, nạn hạn hán đã hoành hành ở một số nơi, nhất là ở miền Trung, Tây Bắc và Tây Nguyên. Sự cố nứt đất và trượt lở đất cũng xảy ra ngày một nghiêm trọng.

Việc sử dụng các biện pháp canh tác thiếu bền vững trong một thời gian dài, cơ cấu cây trồng không hợp lý, chưa chú trọng nhiều đến tính hiệu quả và bền vững trong khai thác sử dụng đất cũng là những nguyên nhân cơ bản của hiện tượng thoái hóa đất ở duyên hải miền Nam Trung bộ, dẫn đến tình trạng sa mạc hóa.

CHƯƠNG IV

CÁC BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC HIỆN TƯỢNG SA MẠC HÓA IV.1 Biện pháp trồng rừng

Ở vùng núi cao, diện tích rừng ít, cần làm các đập ngăn để giữ được lượng nước mưa, tích cực trồng rừng và bảo vệ rừng để chống nhiễm mặn và chắn cát di động, bảo vệ rừng đầu nguồn, tăng lưu lượng nước của các hệ thống sông suối hiện tại và giảm nhẹ thiên tai lũ lụt, phấn đấu nâng độ che phủ lên 42% vào năm 2010. Ngoài ra, việc trồng rừng cũng sẽ hạn chế độ bốc hơi và giữ được lượng nước mưa khá lớn, bổ sung được lượng nước cho đất, tái tạo môi trường. Cần trồng các loại cây mới như cây trôm, cây cóc hằn... sống được trên núi đá, chống cháy rừng.

IV.2 Biện pháp thủy lợi

Ở vùng đồng bằng và ven biển, cần đầu tư xây dựng các công trình hồ chứa lớn dạng tổng hợp phục vụ đa mục tiêu vừa cắt lũ trong mùa mưa, tăng nguồn nước trong mùa khô, vừa phát điện, khai thác du lịch...; triển khai xây dựng các hồ ao nhỏ để trữ nước tại chỗ với quy mô phù hợp, áp dụng giải pháp che phủ hạn chế bốc hơi tạo nguồn nước mặt và tăng nước ngầm; tiếp tục thực hiện chương trình kiên cố hóa kênh mương, giảm tổn thất nước trong quá trình truyền dẫn, ứng dụng những kỹ thuật tưới hiện đại, tiết kiệm nước như: phun mưa, nhỏ giọt cho những cây trồng có giá trị kinh tế cao, chọn các loại giống cây trồng phù hợp, sử dụng ít

nước với thời gian gieo trồng thích hợp; xây dựng các đập ngầm dọc ven biển nhằm hạn chế thoát nước ngọt ra biển, tăng trữ lượng nước ngầm.

IV.3Biện pháp chiến lược

Chiến lược phát triển kinh tế xã hội của các tỉnh cũng cần chú trọng tới công tác phòng chống sa mạc hóa và sử dụng hiệu quả nguồn nước trong điều kiện biến đổi khí hậu toàn cầu hiện nay. Với sự hợp tác của Bộ KH&CN, các địa phương cần tăng cường việc huy động cộng đồng dân cư tham gia vào các dự án, thu hút các nguồn vốn, đảm bảo kinh phí thực hiện được hiệu quả, khắc phục tình trạng sa mạc hóa và khan hiếm nguồn nước, đảm bảo được đời sống kinh tế, xã hội trong vùng.

Theo ông Kooes Neefies, trưởng phòng phát triển bền vững, Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) tại Việt Nam: việc phục hồi đất là một quá trình rất chậm bởi để hình thành được một lớp đất dày 2,5 cm có thể mất tới hơn 500 năm. Do đó, ngăn chặn đất khô hạn suy thoái sẽ hiệu quả hơn nhiều so với đảo ngược tình trạng này. Phòng chống sa mạc hoá đòi hỏi các giải pháp sống chung với hạn hán, áp dụng phương pháp quản lý tổng hợp lưu vực sông, bảo tồn tài nguyên nước và rừng. Tại những vùng khô hạn, công tác cải tạo hệ thống thuỷ lợi cung cấp nước, đảm bảo nguồn nước tưới tiêu, sinh hoạt cho người dân cùng quá trình tiến hành chuyển đổi cơ cấu cây trồng, với nhiều loại cây có khả năng chịu hạn sẽ góp phần hạn chế được tình trạng hoang mạc hoá.

. Loài cây này có khả năng chịu hạn khi trồng trên các vùng đất khô cằn, giúp tăng độ ẩm cho môi trường, độ mùn và khả năng trữ nước cho đất. Ngoài ra, quả cây Diesel còn được ép để lấy dầu sinh học, thân, ngọn lá, vỏ, rễ và nhựa có thể dùng để làm thuốc trị nhiều bệnh khác nhau. Nếu trồng loại cây này ở quy mô công nghiệp sẽ có tác dụng phủ xanh đất đồi khô hạn và tận dụng để sản xuất dầu sinh học. Đây cũng là hướng đi nằm trong kế hoạch tăng độ che phủ của rừng, giải pháp được xem là hiệu quả đển hạn chế sa mạc hoá và bảo vệ đất. Trong kế hoạch tăng độ che phủ của rừng, giải pháp được xem là hiệu quả để hạn chế sa mạc hoá và bảo vệ đất. Trong kế hoạch đến năm 2010, Bộ NNPTNT đã đưa ra chỉ tiêu nâng độ che phủ của rừng trên toàn quốc lên hơn 43% trên cơ sở trồng mới 5 triệu ha rừng và hệ thống cây phân tán ở vùng nông thôn.

TÓM LẠI

Ngoài ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đang ngày càng ảnh hưởng đến Việt Nam một cách rõ nét thì sa mạc hóa cũng trở thành một yếu tố đe dọa tới tài nguyên đất ở Việt Nam. Bên cạnh đất, cuộc sống của người dân tại những vùng bị sa mạc hóa cũng bị ảnh hưởng theo, và sa mạc hóa vẫn tiếp tục đe dọa tới cuộc sống của không ít người dân. Hậu quả là xuất hiện một vòng luẩn quẩn: nghèo đói nên phải phá rừng để làm nương rẫy, gây xói mòn đất, làm cho đất thoái hóa dẫn đến nguy cơ sa mạc hóa, cuối cùng quay trở lại nghèo đói.

MỤC LỤC

------

Lời mở đầu ...

A Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG ĐẤT CHƯƠNG I TÌM HIỂU CHUNG VỀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG ĐẤT I.1Vai trò của đất ...

I.2Hiện trạng sử dụng tài nguyên đất...

I.3 Khái niệm ô nhiễm môi trường đất...

I.4 Thực trạng ô nhiễm môi trường đất...

CHƯƠNG II NGUYÊN NHÂN GÂY Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG ĐẤT II.1 Ô nhiễm môi trường do chất thải nông nghiệp...

II.1.1 Ô nhiễm do phân bón...

II.1.1a Phân hóa học...

II.1.1b Phân hữu cơ...

II.1.2Thuốc trừ sâu bệnh...

II.1.2a Thuốc trừ sâu...

II.1.2.b Thuốc trừ sâu clor hữu cơ ...

II.1.2c Thuốc trừ sâu lân hữu cơ ...

II.1.2d Thuốc trừ sâu carbamate...

II.1.2e Thuốc trừ sâu pyrethroid...

II.1.2f. Thuốc trừ cỏ tổng hợp...

II.1.2g Thuốc chống đông máu trừ gậm nhấm ...

II.1.3 Tàn tích cây trồng...

II.1.4 Chất thải của gia súc...

II.1.5 Tàn tích của rừng...

II.2 Ô nhiễm môi trưòng đất do chất thải công nghiệp...

II.2.1 Các loại khí thải của công nghiệp và giao thong...

II.2.2 Mưa acid II.2.3 Ô nhiễm môi trường sinh thái đất do công nghiệp chế biến thực phẩm và sinh hoạt...

II.3 Quá trình gley hóa làm giảm hoạt tính và gây độc môi trưởng sinh thái đất II.4 Ô nhiễm môi trường sinh thái đất do chất thải đô thị………...

II.4.1 Chôn rác………...

II.4.3 Nước và bùn cống rãnh………..

II.5 Ô mhiễm môi trường đất do thiên nhiên………...

II.5.1 Nhiễm phèn………....

II.5.2 Nhiễm mặn………...

II.5.3 Ô nhiễm do dầu...

CHƯƠNG III CÁC TÁC NHÂN GÂY Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG III.1 Tác nhân sinh học...

III.2 Tác nhân hóa học...

III.3 Tác nhân vật lý...

CHƯƠNG IV Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG ĐẤT ẢNH HƯỞNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG SỐNG IV.1 Ảnh hưởng đến thế giới...

VI.2 Ảnh hưởng đến nước ta(tại Đồng Bằng Sông Cửu Long)..

CHƯƠNG VI CÁC BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG ĐẤT VI.1·Tập huấn (giáo dục) và theo dõi (quan trắc)……….

VI.2 Biện pháp canh tác ……….

VI.3 Biện pháp hóa học………

VI.4 Biện pháp phòng chống các chất độc trong đất ngập nước:..

VI.5 Biện pháp phòng chống đất phèn:………

VI.6 Biện pháp cải tạo đất mặn:………

VI.7 Hoạt động nông nghiệp……….

VI.8 Hoạt động công nghiệp………..

VI.9 Biện pháp khắc phục ô nhiễm dầu trong đất………..

VI.10Các biện pháp xử lý đất ô nhiễm………..

VI.11 Biện pháp của nhóm………...

B HIỆN TƯỢNG SA MẠC HÓA CHƯƠNG I TÌM HIỂU CHUNG VỀ HIỆN TƯỢNG SA MẠC HÓA I.1 Khái niệm sa mạc hóa………

I.2 Hiện trạng sa mạc hóa………

I.2.1 Trên thế giới………

I.2.2Ở Việt Nam………...

CHƯƠNG II NGUYÊN NHÂN GÂY NÊN HIỆN TƯỢNG SA MẠC HÓA II.1 Qúa trình làm thoái hóa đất………

II.2 Việc sử dụng đất không hợp lý...

CHƯƠNG IV

CÁC BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC HIỆN TƯỢNG SA MẠC HÓA

IV.1 Biện pháp trồng rừng IV.2Biện pháp thủy lợi IV.3Biện pháp chiến lược

PHỤ LỤC



• GSTSKHLê Huy Bá, Sinh thái đại cương, nhà xuất bản Đại học quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh ,2007.

Một phần của tài liệu ô nhiễm môi trường đất và hiện tượng sa mạc hóa (Trang 30 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(38 trang)
w