Hướng dẫn giảng dạy đơn vị chuẩn kiến thức:

Một phần của tài liệu BAI 3 - TO CHUC DAY HOC THEO CKTKN MON GDCD BAC THCS (Trang 26 - 41)

Trách nhiệm của gia đình, nhà nước và xã hội trong việc chăm sóc và giáo dục trẻ em.

-Giáo viên đưa ra 1 số hình ảnh (gia đình, các ban ngành, đoàn thể quan tâm đến việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em) và nêu vấn đề:

+ Xem những hình ảnh trên em có suy nghĩ gì?

+Ở địa phương em đã có những hoạt động gì để bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em?

-Giáo viên giới thiệu điều 5, điều 7 Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004.

Chương trình giáo dục công dân 8

Bài 3

Tôn trọng người khác

1. Sử dụng Chuẩn kiến thức, kĩ năng để xác định mục

tiêu tiết dạy

a. Về kiến thức b. Về kĩ năng c. Về thái độ

2. Nghiên cứu Sgk và các tài liệu tham khảo để xác định kiến thức minh họa cho chuẩn kiến thức, kĩ năng.

2.1. Nghiên cứu Sgk và các tài liệu tham khảo để xác định kiến thức minh họa cho chuẩn kiến thức.

a. Hiểu được thế nào là tôn trọng người khác.

b. Nêu được những biểu hiện của sự tôn trọng người khác. c. Hiểu được ý nghĩa của việc tôn trọng người khác.

2.2. Nghiên cứu Sgk và các tài liệu tham khảo để xác định kĩ năng minh họa cho chuẩn kĩ năng

a. Biết phân biệt những hành vi tôn trọng với hành vi thiếu tôn trọng người khác.

b. Biết tôn trọng bạn bè và mọi người trong cuộc sống hằng ngày.

3. Vận dụng chuẩn KTKN và kĩ thuật dạy học tích cực để xây dựng các hoạt động lên lớp bài học GDCD

a. Hướng dẫn giảng dạy đơn vị chuẩn kiến thức: Hiểu được thế nào là tôn trọng người khác, nêu được những biểu hiện của sự tôn trọng người khác và kĩ năng (biết phân biệt những hành vi tôn trọng với hành vi thiếu tôn trọng người khác, biết tôn trọng bạn bè và mọi người trong cuộc sống hằng ngày) .

Giáo viên:

-Yêu cầu học sinh đọc phần Đặt vấn đề trong Sgk.

-Em có nhận xét gì về cách xử sự, thái độ và việc làm của các bạn trong các trường hợp trên?

-Trong các hành vi đó, hành vi nào đáng để chúng ta học tập, hành vi nào cần phải phê phán? Vì sao?

- Giáo viên yêu cầu học sinh hoạt động nhóm tìm và phân loại các biểu hiện tôn trọng người khác và các biểu hiện thiếu tôn trọng người khác.

- Giáo viên đưa một số tình huống mở (chưa có cách xử lí), tổ chức cho học sinh đóng vai thể hiện tình huống.

+ Yêu cầu học sinh đưa ra cách xử lí tình huống cụ thể.

+ Tổ chức cho học sinh đánh giá, nhận xét cách xử sự của bạn trong mỗi tình huống.

Giáo viên nêu vấn đề:

-Trong quan hệ hàng ngày với cha mẹ, thầy cô giáo, bạn bè, em đã thể hiện sự tôn trọng người khác chưa?

Nêu những biểu hiện cụ thể...

-Giáo viên yêu cầu học sinh suy nghĩ (động não) và ghi câu trả lời ra phiếu bài tập.

b. Hướng dẫn giảng dạy đơn vị chuẩn kiến thức: Hiểu được ý nghĩa của việc tôn trọng người khác.

-Giáo viên nêu vấn đề: Theo em, vì sao chúng ta lại phải tôn trọng người khác và vì sao mọi người lại cần phải tôn trọng lẫn nhau ?

Chương trình giáo dục công dân 9

Bài 8

Năng động, sáng tạo

1. Sử dụng Chuẩn kiến thức, kĩ năng để xác định mục

tiêu tiết dạy

a. Về kiến thức b. Về kĩ năng c. Về thái độ

2. Nghiên cứu Sgk và các tài liệu tham khảo để xác định kiến thức minh họa cho chuẩn kiến thức, kĩ năng.

2.1. Nghiên cứu Sgk và các tài liệu tham khảo để xác định kiến thức minh họa cho chuẩn kiến thức.

a. Hiểu được thế nào là năng động, sáng tạo.

b. Hiểu được ý nghĩa của sống năng động, sáng tạo.

c. Biết cần làm gì để trở thành người năng động, sáng tạo. 2.2. Nghiên cứu Sgk và các tài liệu tham khảo để xác định

kĩ năng minh họa cho chuẩn kĩ năng.

Năng động, sáng tạo trong học tập, lao động và trong sinh hoạt hằng ngày.

3. Vận dụng chuẩn kiến thức, kĩ năng và kĩ thuật dạy học tích cực để xây dựng các hoạt động lên lớp bài học GDCD

a. Hướng dẫn giảng dạy đơn vị chuẩn kiến thức: Hiểu được thế nào là năng động, sáng tạo và kĩ năng (năng động, sáng tạo trong học tập, lao động và trong sinh hoạt hằng ngày).

-Giáo viên cho HS xem một đoạn băng hình nói về một tấm gương thành công nhờ sự năng động, sáng tạo (hoặc cho học sinh đọc câu chuyện về Lê Thái Hoàng trong Sgk).

-Giáo viên tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm tìm những chi tiết thể hiện sự năng động, sáng tạo của nhân vật trong đoạn phim (hoặc truyện).

-Giáo viên nêu vấn đề và sử dụng phương pháp động não, yêu cầu học sinh suy nghĩ và trả lời câu hỏi:

-Giáo viên nêu vấn đề: Người năng động, sáng tạo có những biểu hiện như thế nào?

+ Tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm.

-Giáo viên yêu cầu học sinh kể về tấm gương năng động, sáng tạo (tấm gương trong bạn bè hoặc những người sống xung quanh).

b. Hướng dẫn giảng dạy đơn vị chuẩn kiến thức: Hiểu được ý nghĩa của sống năng động, sáng tạo.

Giáo viên nêu một số tình huống (nội dung tình huống thể hiện sự năng động, sáng tạo và không năng động sáng tạo). +Tổ chức cho học sinh đóng vai thể hiện tình huống.

+Yêu cầu học sinh nhận xét, đánh giá về biểu hiện năng động, sáng tạo của nhân vật trong tình huống.

+Giáo viên nêu vấn đề: Sự năng động, sáng tạo sẽ giúp chúng ta như thế nào trong cuộc sống.

c. Hướng dẫn giảng dạy đơn vị chuẩn kiến thức: Biết cần làm gì để trở thành người năng động, sáng tạo.

-Giáo viên nhấn mạnh: Phẩm chất năng động, sáng tạo không phải tự nhiên có được mà cần phải tích cực, kiên trì rèn luyện trong cuộc sống.

-Giáo viên nêu câu hỏi: Em đã có phẩm chất năng động, sáng tạo chưa? Biểu hiện cụ thể là gì?

-Giáo viên tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm để tìm phương pháp rèn luyện phẩm chất năng động, sáng tạo.

Thực hành

Một phần của tài liệu BAI 3 - TO CHUC DAY HOC THEO CKTKN MON GDCD BAC THCS (Trang 26 - 41)