Công ty trách nhiệm hữu hạn P&T là một công ty thuộc loại doanh nghiệp vừa và nhỏ, nguồn vốn không lớn trong đó vốn lưu động là chủ yếu do công ty hoạt động chủ yếu trên lĩnh vực kinh doanh thương mại. Chính vì vậy mà việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn là rất cần thiết. Việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn liên hệ mật thiết với việc tiết kiệm và tăng nhanh tốc độ quay vòng của vốn lưu động.
Muốn vậy thì công ty cần vạch ra những giải pháp cụ thể thiết thực nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn mà trước hết là tăng tốc độ quay vòng của vốn. Với mục tiêu đó thì công ty phải chú trọng hơn nữa việc nghiên cữu nhu cầu thị trường, sự biến động thị trường để có thể đáp ứng kịp thời nhu cầu thị trường. Có như vậy thì công ty mới có thể thu hồi vốn nhanh để có cơ hội thực hiện các thương vụ khác tăng hiệu quả sử dụng vốn quay vòng. Hơn nữa xác định đúng nhu cầu thị trường sẽ tránh được hiện tượng tồn kho hàng hoá gây ứ đọng vốn, giảm được chi phí lưu giữ, bảo quản hàng hóa…tiết kiệm thêm chi phí cho công ty nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng hóa.
Mặt khác công ty cần có các giải pháp để tiết kiệm chi phí, có nguồn vốn bổ sung vào nguồn vốn kinh doanh. Cụ thể như đối với các tài sản cố định không cần sử dụng đến hay là đã ở trong tình trạng hư hỏng không sử dụng được thì công ty nên thực hiện thanh lý tài sản nhằm thu lại nguồn vốn cố định bổ sung vào nguồn vốn kinh doanh cho công ty.
Ngoài ra có thể nói trong kinh doanh nhập khẩu thì yêu cầu về vốn kinh doanh là rất lớn và phải huy động trong thời gian ngắn cho nên việc vay vốn các tổ chức tín dụng là điều không thể tránh khỏi. Công ty cần xác định một cách chính xác nhu cầu về vốn kinh doanh nhập khẩu cần huy động. Nếu như huy động thiếu sẽ dẫn tới tình trạng thiếu vốn, gây tình trạng ngưng trệ trong kinh doanh dẫn tới làm giảm hiệu quả kinh doanh. Còn nếu như thừa vốn sẽ gây lãng phí vốn, mất thêm các chi phí huy
động vốn mà không sử dụng vốn hiệu quả, làm chậm tốc độ luân chuyển vốn giảm hiệu quả kinh doanh.
Tăng tốc độ luân chuyển hàng hoá, lựa chọn phương thức thanh toán an toàn, thuận lợi tránh tình trạng ứ đọng vốn.
Tích cực nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới việc sử dụng vốn để kịp thời đưa ra các kế hoạch đối phó phù hợp, kịp thời. Khi bỏ vốn ra kinh doanh thì phải có phương án kinh doanh hợp lý.
3.2.3. Giảm chi phí kinh doanh nhập khẩu hàng hoá
Có thể nói chi phí nhập khẩu hàng hoá là một trong những nhân tố quan trọng quyết định hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của bất kỳ một công ty nào. Bởi lẽ chi phí này ảnh hưởng tới giá thành hàng hoá nhập khẩu từ đó tác động tới sức cạnh tranh của nó trên thị trường, tác động tới doanh thu, lợi nhuận của công ty…
+ Để giảm chi phí nhập khẩu hàng hoá chúng ta nên thực hiện tốt các khâu sau: - Thực hiện tốt quy trình nhập khẩu hàng hoá bắt đầu từ việc tìm kiếm đối tác cung ứng hàng hoá cho công ty. Tìm kiếm các đối tác tin cậy, có uy tín, có nguồn hàng ổn định…từ đó giảm rủi ro trong kinh doanh.
- Thực hiện kiểm soát chặt chẽ khâu kiểm tra hàng hoá cả về chất lượng, quy cách, mẫu mã…từ đó giảm số lượng hàng hoá hỏng do vận chuyển, hàng kém chất lượng gây thiệt hại cho công ty. Bên cạnh đó công ty cũng phải chú trọng tới việc quy định chặt chẽ các điều khoản về chất lượng hàng hoá trong hợp đồng nhập khẩu và trong quá trình mở L/C để tránh những tranh chấp đáng tiếc xảy ra khi hàng hoá không đáp ứng được yêu cầu.
- Nắm bắt chính xác thông tin về thời gian hàng hoá cập cảng để có kế hoạch ra nhận hàng kịp thời từ đó giảm chi phí lưu kho lưu bãi không cần thiết.
+ Để giảm chi phí vận chuyển bảo quản hàng hóa:
Chủ động quảng cáo, giới thiệu hàng hoá, tìm kiếm nguồn tiêu thụ và xử lý đơn đặt hàng của khách trước khi hàng về tới cảng từ đó dành được thế chủ động trong kế hoạch phân phối, vận chuyển, tiêu thụ hàng hoá từ đó giảm được chi phí bảo quản, vận chuyển hàng hoá.
Tiến hành tốt công tác bảo quản, vận chuyển hàng hoá nhập khẩu. Kiểm soát việc bốc dỡ, tránh va chạm…nhằm giảm hàng hoá bị hư hại.
Xác định lượng hàng hoá nhập khẩu và thời gian nhập khẩu hợp lý tránh xảy ra tình trạng lưu trữ quá nhiều hàng hoá hoặc lưu trữ dưới mức an toàn.
+ Để giảm chi phí tiêu thụ hàng hoá:
Chú trọng tới việc đào tạo đội ngũ kinh doanh chuyên nghiệp, có kỹ năng tốt tạo ra mạng lưới phân phối, maketting hàng hoá hiệu quả, khoa học tránh lãng phí không cần thiết.
Xây dựng các chương trình marketing phù hợp với từng thời kỳ để doanh nghiệp có thể tự chủ được nguồn vốn kinh doanh, nâng cao hình ảnh và uy tín của doanh nghiệp đối với người tiêu dùng.
+ Để giảm chi phí quản lý công ty cần tích cực bồi dưỡng cán bộ công nhân viên cả về trình độ và đạo đức nhằm làm tăng hiệu quả lao động. Tích cực nâng cao nghiệp vụ cho cán bộ các phòng ban, chú trọng sự quản lý và giám sát của ban giám đốc đối với việc thực hiện kế hoạch của các phòng ban để đạt được hiệu quả cao trong công việc hơn nữa giúp tránh các quy định chồng chéo…gây lãng phí về thời gian, chi phí.
3.2.4. Nâng cao nghiệp vụ nhập khẩu hàng hoá và trình độ chuyên môn của cán bộ công nhân viên công ty.
Có thể nói con người là nhân tố vô cùng quan trọng trong bất kỳ một hoạt động nào bao gồm cả hoạt động kinh doanh. Chính vì vậy mà để hoạt động kinh doanh nhập khẩu có hiệu quả thì công ty cần chú trọng đầu tư vào nhân tố con người. Đội ngũ cán bộ của công ty cần giỏi về nghiệp vụ, sáng tạo trong công việc, thành thạo về ngoại ngữ, am hiểu các nghiệp vụ ngoại thương thì mới thực hiện tốt việc nhập khẩu hàng hoá của công ty. Để làm được điều đó thì công ty cần triển khai tốt một số khâu như sau:
- Công ty có kế hoạch lựa chọn nhân viên có trình độ chuyên môn tốt, phù hợp với vị trí mà họ đảm nhận đặc biệt là các nhân viên phụ trách các nghiệp vụ liên quan tới nhập khẩu.
- Công ty cần thường xuyên tổ chức các lớp đào tào ngắn hạn và dài hạn nhằm bồi dưỡng thêm nghiệp vụ chuyên môn cho nhân viên của công ty.
- Công ty cần có những chính sách trọng dụng và giữ người tài thông qua các biện pháp như khuyến khích cả về vật chất và tinh thần để động viên người lao động như quy định về các khoản tiền lương, thưởng, nghỉ phép, hoạt động ngoại khoá, dã ngoại, văn nghệ…Những công tác này sẽ có tác động tích cực đối với người lao động giúp họ lấy lại được sự cân bằng, gây hưng phấn trong công việc từ đó tái tạo sức lao động. Bên cạnh đó công ty cần có các biện pháp quản lý chặt chẽ lao động như siết chặt kỷ luật lao động, phê bình nghiêm khắc những trường hợp vi phạm kỷ luật chung.
- Công ty cần chú trọng tới việc bồi dưỡng người làm công tác nhân sự. Người làm công tác cán bộ có năng lực là người biết đánh giá, nhận xét cán bộ một cách chính xác, tham mưu cho lãnh đạo về cách bố trí, sắp xếp, sử dụng nhân viên phù hợp với sở trường, sở đoản của họ. Thực tế hiện nay công ty cần có kế hoạch sắp xếp, bố trí lại nhân sự hợp lý hơn để tranh thủ được năng lực sáng tạo của mỗi nhân viên.
- Công ty nên tăng cường hơn nữa các chế độ chính sách bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế, trợ cấp cho người về hưu để người lao động trong công ty có hướng làm việc lâu dài, cống hiến hết mình cho công ty.
Do hoạt động chủ yếu của công ty là kinh doanh thương mại nhập khẩu hàng hóa nên một yếu tố không thể thiếu là công ty phải chú trọng tới việc nâng cao nghiệp vụ kinh doanh nhập khẩu cho nhân viên xuất nhập khẩu của công ty.
- Không ngừng hoàn thiện hoạt động nghiên cứu thị trường bao gồm cả thị trường cung ứng hàng hoá cho công ty và thị trường tiêu thụ hàng hoá của công ty từ đó xác định nguồn cung ứng hàng hoá ổn định, chất lượng. Ngoài ra nó còn giúp cho công ty tạo nguồn hàng ổn định, đa dạng hóa nguồn hàng. Việc nghiên cứu thị trường cẩn thận giúp công ty có thể lựa chọn được những đối tác tin cậy, có uy tín cao, giảm rủi ro trong kinh doanh nhập khẩu.
- Chú trọng tới công tác lựa chọn đối tác. Tìm hiểu kỹ đối tác nước ngoài về quá trình phát triển, uy tín, tiềm lực tài chính, môi trường luật pháp chính trị, các ưu và khuyết điểm của sản phẩm họ cung cấp…
- Chú trọng nghệ thuật đàm phán trong kinh doanh. Có thể nói đây là vấn đề hết sức nhạy cảm vì doanh nghiệp hoạt động thương mại sẽ phải tiến hành đàm phán ký kết rất nhiều hợp đồng. Công ty cần nắm bắt chắc chắn 3 yếu tố cơ bản của đàm phán đó là bối cảnh, thời gian và quyền lực sao cho đàm phán mang lại lợi ích tốt nhất cho công ty. Hơn nữa công ty cần phát huy tốt hơn nữa các nguyên tắc trong đàm phán như biết mình biết ta, lấy nhu thắng cương, bình đẳng cùng có lợi…Đối với công tác giao dịch đàm phán này thì công ty phải đào tạo được những chuyên viên chuyên phụ trách giao dịch với nước ngoài,có khả năng nắm bắt thông tin tốt…
- Quy định chặt chẽ các điều khoản trong hợp đồng vì hợp đồng là cơ sở pháp lý quan trọng quy định quyền và nghĩa vụ của các bên trong thương vụ mua bán. Khi ký kết hợp đồng công ty cần quy định một cách chặt chẽ các điều khoản về giá cả, chất lượng, điều kiện giao hàng..nhằm tránh sai sót đáng tiếc về sau.
- Đào tạo đội ngũ cán bộ xuất nhập khẩu có trình độ chuyên môn cao đáp ứng được nhu cầu của quá trình nhập khẩu hàng hoá bao gồm việc mở thư tín dụng L/C ở ngân hàng, việc tiến hành giải quyết các thủ tục hải quan…nhằm tránh những nhầm lẫn gây lãng phí, tránh giảm uy tín của công ty đối với các đối tác nước ngoài.
Tóm lại cán bộ công nhân viên của công ty phải đoàn kết hơn nữa, không ngừng trau dồi kiến thức nghiệp vụ, ngoại ngữ cùng nhau hướng tới mục đích cuôí cùng là làm cho công ty ngày một lớn mạnh hơn.