Tác động của bổ sung kẽm đến tình trạng suy dinh dưỡng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tác động của bổ sung viên kẽm đến tình trạng dinh dưỡng và mắc bệnh viêm phổi, tiêu chảy của trẻ 5 tuổi bị suy dinh dưỡng tại xã Hương Hồ huyện Hương Trà tỉnh Thừa Thiên Huế (Trang 29)

DINH DƢỠNG

Mức độ suy dinh dưỡng của 2 nhóm trước can thiệp kẽm chủ yếu là ở mức độ suy dinh dưỡng trung bình (độ 1 và độ 2).

Không có sự khác biệt về mức độ suy dinh dưỡng ở thời điểm trước can thiệp.

4.2.1. Hiệu quả của bổ sung kẽm lên sự phục hồi dinh dƣỡng

Bổ sung kẽm giúp cải thiện tình trạng dinh dưỡng ở đối tượng suy dinh dưỡng trung bình và nhẹ, có tình trạng chán ăn và giảm ăn kéo dài ưu thế hơn kẽm so với các trẻ có cùng độ tuổi không được bổ sung kẽm (xem bảng 3.6). Kết quả này hoàn toàn phù hợp với các nghiên cứu bổ sung kẽm cho trẻ em SDD ở các nước đang phát triển của tác giả trước đó [2], [3].

* Khi quan sát mức độ gia tăng thể trọng do bổ sung kẽm theo thời gian, chúng tôi ghi nhận rằng ngay trong tháng đầu tiên, hầu hết các đối tượng đều có mức độ tăng bù cân vượt trội rất rõ rệt. Sau tháng thứ hai, tốc độ tăng cân chậm lại nhưng mức độ tiêu thụ năng lượng vẫn không giảm sút. Đến tháng thứ ba, tốc độ gia tăng trở lại nhưng kém hơn tháng đầu tiên. Điều này thể hiện sự tăng cân bù xảy ra rất mạnh ngay trong giai đoạn đầu của bổ sung kẽm ở đối tượng SDD, đáp ứng tốt cho việc phục hồi nhanh chóng tình trạng dinh dưỡng ở đối tượng này. Hiện tượng này cũng xảy ra một cách tương tự ở nhóm chứng nhưng mức độ thấp hơn rõ rệt qua bảng 3.6 sau khi can thiệp kẽm có 15,4% trẻ hết suy dinh dưỡng ở nhóm can thiệp.

Hầu hết các tác giả đều nhận thấy có sự tăng trưởng bù về mặt thể trọng của trẻ SDD khi được bổ sung kẽm [3],[5],[7].

* Mức độ gia tăng chiều cao có sự khác biệt có ý nghĩa rõ rệt của nhóm Kẽm so với nhóm chứng, phù hợp với nghiên cứu của các tác giả Nguyễn Xuân Ninh [14]. Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thanh Danh [3]. Kết quả nghiên cứu của các tác giả khác, mức gia tăng chiều cao chưa thể

hiện rõ sự khác biệt so với nhóm chứng trong tháng đầu tiên. Bên cạnh được bổ sung kẽm, được tư vấn về chế độ ăn uống thêm sắt vitamin A và đa sinh tố. Các yếu tố này góp phần thúc đẩy quá trình tăng trưởng xảy ra mạnh hơn. Hơn nữa đối tượng nghiên cứu của chúng tôi có tình trạng chán ăn, suy giảm tiêu thụ năng lượng. Tuy vậy, để đi đến khẳng định tính chất này chúng tôi nhận thấy cần có các nghiên cứu kiểm chứng cho từng độ tuổi với số mẫu lớn hơn.

Trong nghiên cứu này, chúng tôi đi sâu phân tích về mức độ phục hồi theo hàm lượng kẽm huyết thanh lúc khởi đầu cho thấy ở đối tượng không được bổ sung kẽm nên tạo ra một khoảng cách khác biệt khó san bằng, về mức độ hồi phục thể trọng và chiều cao tích luỹ theo thời gian so với mức hồi phục vượt trội của đối tượng được bổ sung kẽm có hàm lượng kẽm huyết thanh cao hơn giới hạn bình thường.

Kết quả khảo sát theo cách này càng chứng tỏ, thiếu kẽm là một yếu tố đóng vai trò quan trọng trong căn nguyên gây ra tình trạng hạn chế tầm vóc của trẻ em ở nước ta hiện nay, và việc bổ sung kẽm sớm ngay trong giai đoạn đầu của SDD sẽ có một tác động tích cực trong việc ngăn chặn sự hạn chế này (xem biểu đồ 3 và bảng 3.7).

Kết quả nghiên cứu dài ngày sau 5 tháng can thiệp kẽm, ở nhóm can thiệp có 35,4% trẻ hết suy dinh dưỡng cao hơn nhóm không can thiệp 20,3% - qua kết quả tỉ lệ SDD độ 2 giảm cả hai nhóm. Chứng tỏ trạng thái đầy đủ và ổn định của kẽm trong cơ thể có ảnh hưởng rất mạnh mẽ lên sự tăng trưởng cũng như việc phục hồi dinh dưỡng cho đối tượng và cũng gợi ra rằng liều kẽm bổ sung trên kết hợp với nguồn kẽm cung cấp từ thức ăn có lẽ là chưa đủ ngưỡng để tạo nên một sự đáp ứng tối ưu về khả năng phục hồi cho đối tượng có hàm lượng kẽm huyết thanh thấp. Sự khó hồi phục này càng minh chứng cho luận điểm về sự thích nghi bất lợi của cơ thể đối với tình trạng thiếu hụt dinh dưỡng, làm hạn chế sự phục hồi ở các trẻ có tình

trạng suy giảm tiêu thụ năng lượng kéo dài SDD như đã đề cập. Mặt khác, xét về yếu tố thời gian 5 tháng cho một liều trình bổ sung vi chất, có lẽ chưa đầy đủ cho đối tượng suy dinh dưỡng, vốn đã bị thiếu hụt đa chất mạn tính.

Do tình trạng thiếu năng lượng và thiếu đa chất ở đối tượng suy dinh dưỡng nên các công trình bổ sung protein và chất béo [15], bổ sung vitamin A [11] cho đối tượng này cũng có kết quả tốt. Tuy nhiên phải nhìn nhận rằng, mức độ phục hồi cũng rất khiêm tốn của nhóm chứng so với sự phục hồi nhanh chóng vượt trội của đối tượng này khi được bổ sung thêm kẽm. Các kết quả trên càng chứng tỏ cho tính ưu thế về tác động phục hồi của bổ sung kẽm đối với kết hợp sắt và vitamin A ở trẻ SDD, nhất là tình trạng suy giảm mức tiêu thụ năng lượng và rối loạn tiêu hoá đi kèm.Tuy vậy, không phải liều lượng nào, đối tượng nào bổ sung kẽm cũng đem lại kết quả mong muốn. Hemalatha và cộng sự bổ sung kẽm dưới dạng sulfat cho trẻ con suy dinh dưỡng nặng với liều 40mg kẽm/trẻ/ngày chỉ làm phục hồi làm lượng kẽm huyết thanh, nhưng không cho kết quả tốt hơn .... về mặt phục hồi thể trọng [26]. Điều này có lẽ có sự hạn chế bổ sung kẽm đơn thuần ở đối tượng SDD thiếu đa chất. Mặt khác các công trình bổ sung kẽm kể trên cũng cho thấy, kẽm với liều bổ sung có một vai trò nhất định trong việc điều hoà sự tăng trưởng của các mô theo hướng cân bằng trong giới hạn sinh lý như kích thích sự phục hồi của các mô đang trong tình trạng chậm tăng trưởng, do thiếu hụt dinh dưỡng, còn ở các mô đã phục hồi và ổn định về tốc độ tăng trưởng thì không thấy có tác động rõ rệt [3].

Cơ chế tác động của bổ sung kẽm lên sự khôi phục tình trạng dinh dưỡng và sức khoẻ của trẻ là một quá trình phức tạp, mà các kết quả nghiên cứu cho thấy kẽm có thể dự phần tác động một cách đồng bộ lên nhiều khâu quan trọng trong vòng xoắn bệnh lý gây ra SDD như sau: ngoài cơ chế tác động làm khôi phục các enzym chuyển hoá phụ thuộc kẽm quan trọng, nhất là các enzym tổng hợp protein và khôi phục các hormon kích thích sự tăng

trưởng như đã đề cập. [2],[3],[14]. Bổ sung kẽm còn làm giảm tổn phí năng lượng cho sự tăng trưởng và đặc biệt làm giảm tần suất mắc bệnh nhiễm trùng [12], [14], [19],[23], qua tác động làm khôi phục khả năng phòng vệ miễn dịch của cơ thể vốn bị suy yếu do suy dinh dưỡng [13], [17], [25].

4.3. TÁC ĐỘNG CỦA BỔ SUNG KẼM ĐẾN TÌNH TRẠNG MẮC BỆNH NHIỄM KHUẨN

4.3.1. Vai trò của bổ sung kẽm đối với bệnh tiêu chảy

Qua theo dõi tình trạng mắc bệnh tiêu chảy của 2 nhóm trong thời gian 5 tháng đã cho kết quả như sau:

- Về tỉ lệ mắc bệnh tiêu chảy: ở nhóm có can thiệp tỉ lệ mắc bệnh tiêu chảy 15/65 chiếm 23,1%, nhóm chứng có 14/64 chiếm 21,9%. Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tỉ lệ trẻ tiêu chảy giữa 2 nhóm (p>0,05).

Kết quả nghiên cứu này chỉ ra rằng bổ sung kẽm nguyên tố cho trẻ con tiêu chảy nói chung không giảm tỉ lệ và thời gian điều trị khi so với nhóm chứng không có bổ sung kẽm, dù rằng bổ sung kẽm làm tăng kẽm huyết thanh đáng kể so với nhóm chứng. Tuy nhiên số đợt tiêu chảy trung bình của 2 nhóm trong 5 tháng can thiệp có sự khác biệt và ý nghĩa thống kê ở nhóm chứng 1,50,5 và ở nhóm can thiệp 1,10,4 (p<0,05), (xem bảng 3.9). Trong những tháng đầu chưa có sự khác biệt rõ rệt về các đợt mắc bệnh tiêu chảy giữa 2 nhóm, bắt đầu từ tháng thứ 3 trở đi trẻ trong nhóm chứng có nhiều đợt tiêu chảy hơn so với nhóm can thiệp. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy đã nêu ở trên. Kết quả số đợt tiêu chảy trung bình của 2 nhóm trong 5 tháng quá thấp. Điều này phù hợp với một số nghiên cứu khác Penny (ở Peru), Bhutta (ở Pakistan), Sazawa (ở Ấn Độ), Hoàng Thị Thanh (ở Việt Nam) lần lượt là 20%, 29%, 37%, 49%. Của chúng tôi đang nghiên cứu tỉ lệ can thiệp kẽm bị tiêu chảy 23,1%. Sự khác nhau này có thể được giải thích do chế độ ăn, tình hình bệnh tật nhất là các bệnh lý đường ruột ở nhiều nước

khác nhau. Phải chăng sự khác nhau này cũng nói lên xuất độ lưu hành của tình trạng thiếu kẽm nói chung đối với trẻ SDD ở các vùng, miền khác nhau.

Tần suất tiêu chảy của 2 nhóm ở nhóm chứng có 2 lần 7/20 chiếm 35% trẻ bị tiêu chảy 2 trở lên, trong lúc nhóm can thiệp kẽm qua nghiên cứu có 1/15 chiếm 6,7% (xem bảng 3.10) hiệu quả bổ sung kẽm làm cải thiện tần suất tiêu chảy lần thứ 2 trở lên rõ rệt, rút ngắn thời gian tiêu chảy và tăng cân đáng kể. Rõ ràng bổ sung kẽm ở trẻ SDD có kẽm huyết thanh giảm mang lại lợi ích làm sáng tỏ trong điều trị. Các nghiên cứu nói trên đều có khuynh hướng giảm thời gian điều trị tần suất mắc bệnh và tăng trọng nhưng chỉ cho thấy sự khác nhau với nhóm chứng có ý nghĩa thống kê. Có thể việc không tìm được hiệu quả có ý nghĩa thống kê trong việc bổ sung kẽm cho trẻ SDD có tỉ lệ tiêu chảy và tần suất tiêu chảy lần 1 cao ở nhóm can thiệp xuất phát từ nhiều nguyên nhân sau:

1. Sự khác nhau của thời gian điều trị giữa hai nhóm nhỏ, thời gian can thiệp ngắn vì vậy muốn phát hiện nó cần có cỡ mẫu lớn: theo penny tính toán mỗi nhóm trong nghiên cứu thử nghiệm cần đạt 165-400 trẻ.

2. Nguyên nhân và yếu tố góp phần trong tiêu chảy rất phức tạp, do đó cân bằng hoặc loại trừ các yếu tố này giữa 2 nhóm chứng và can thiệp

3. Tần suất trẻ có kẽm huyết thanh thấp ở trẻ SDD gây tiêu chảy thay đổi từ 20% đến 40,4% đã nêu trên. Nên ở nghiên cứu Hoàng Thị Thanh dễ tìm thấy sự khác nhau và hiệu quả lâm sàng có ý nghĩa thống kê hơn là các tác giả khác [10], [20], [21].

Tóm lại, chế độ ăn đối với bệnh nhân SDD gây bệnh tiêu chảy là quan trọng, nhưng khi vừa có cả chế độ ăn, vừa thêm kẽm tại các điểm phục hồi dinh dưỡng thời gian cầm tiêu chảy sẽ ngắn hơn, hiệu quả này thấy rõ nhất ở trẻ SDD mức độ nhẹ và trung bình. Lý giải cho hiệu quả này là khi bổ sung lại lượng kẽm bị thiếu cùng với chế độ ăn sẽ làm nhanh chóng phục hồi lại tổn thương của tế bào niêm mạc ruột non. Những tế bào này được phục

hồi làm quá trình hấp thu các chất dinh dưỡng, nước và điện giải trở lại bình thường, do đó giảm số lượng nước trong phân và số lần tiêu chảy của bệnh.

4.3.2. Tác động của bổ sung kẽm đến tình trạng mắc bệnh nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính

Về tỉ lệ hiện mắc của bệnh NKHHC: Kết quả nghiên cứu chúng tôi cho thấy số đợt NKHHC trong 5 tháng qua là thấp đặc biệt nhóm can thiệp 1,4  0,6, trong khi nhóm chứng 1,8  0,7 sự khác biệt này có là đáng kể (p<0,05). Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước [14],[23], xem (bảng 3.11).

Theo nghiên cứu [23] nhận thấy khi có nhiễm trùng xảy ra, có thể sẽ gia tăng tiêu thụ năng lượng và các chất dinh dưỡng (trong đó có kẽm), đồng thời xảy ra hiện tượng thực bào, kích thích các bạch cầu giải phóng các chất trung gian nội sinh: Leucocyte Endogenous Mediator (LEM), là yếu tố chính tham gia vào quá trình phân bố lại kẽm trong cơ thể. Kẽm từ tổ chức cơ và xương sẽ được huy động tới ...Sau đó, một phần lượng kẽm vào tuần hoàn để tới tập trung tại nơi tổn thương và các ổ nhiễm khuẩn đặc biệt, LEM có tác dụng làm tăng đào thải kẽm qua nước tiểu. Điều này lý giải nguyên nhân giảm kẽm trong bệnh nhiễm trùng nói riêng và trẻ suy dinh dưỡng bị bệnh nhiễm trùng nói chung. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Sự tái diễn nhiều lần của bệnh viêm phổi càng gây giảm kẽm huyết thanh trên một cơ thể SDD bấy lâu đã thiếu đa dưỡng chất. Khi kẽm trong huyết thanh giảm sẽ góp phần ảnh hưởng đến chức năng của hệ miễn dịch của cơ thể, đặc biệt là lympho, làm cho khả năng đề kháng của trẻ bị giảm sút nên trẻ bị nhiễm trùng tái diễn [12], [14], [23].

Qua kết quả nghiên cứu tần suất nhiễm khuẩn hô hấp cấp của 2 nhóm trên trẻ SDD ở (bảng 3.12), tần suất mắc bệnh lần 1 ở nhóm chứng 21/36 trẻ so với nhóm can thiệp là 10/17 trẻ, kết quả nghiên cứu cho thấy không có sự khác biệt về tần suất NKHHC giữa 2 nhóm. Tuy nhiên, qua nghiên cứu ở

cộng đồng với một cỡ mẫu nhỏ điều đó cũng chưa nói lên được một kết quả mỹ mãn. Mặc dù vậy tác động của kẽm đã làm giảm số đợt NKHHC trong 5 tháng nghiên cứu trên đối tượng trẻ em viêm phổi tái diễn, kết quả của Hoàng Thị Thanh cũng cho nhận xét tương tự [21].

Theo nghiên cứu của Trương Bá Lưu [12], hàm lượng kẽm huyết thanh ở nhóm viêm phổi nặng thấp hơn nhóm viêm phổi không có dấu hiệu nặng có ý nghĩa thống kê. Đặc biệt đối tượng chúng tôi đang nghiên cứu trẻ SDD nên nhu cầu thiếu đa chất đang được đòi hỏi ở những cơ thể suy giảm miễn dịch, cơ thể gầy yếu. Trong lúc nhu cầu kẽm để sản xuất và tái tạo tế bào miễn dịch cũng như tổ chức khác tăng lên. Trong khi nguồn kẽm không được bổ sung đúng mức đó là một trong những nguyên nhân giảm hàm lượng kẽm trong huyết thanh gây viêm phổi nhiều hơn ở trẻ SDD.

Kết quả bổ sung kẽm cho thấy tần suất và nguy cơ mắc bệnh viêm đường hô hấp ở trẻ giảm rõ rệt. Kết quả của chúng tôi phù hợp với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Xuân Ninh [17],[18] và nhiều tác giả khác, nhưng tỉ lệ giảm nhiễm trùng hô hấp giảm mạnh hơn khi có kết hợp bổ sung các vi chất khác, trong đó có vitamin A [14].

Các kết quả nghiên cứu chứng tỏ có sự tham gia tác động có hiệu quả của yếu tố kẽm lên sự khôi phục các chức năng tiêu hoá, chuyển hoá, miễn dịch, thần kinh cũng như tốc độ tăng trưởng vốn bị suy giảm và rối loạn do thiếu hụt dinh dưỡng, qua đó góp phần ngăn chặn sự hình thành và làm phá vỡ dòng xoắn bệnh lý gây ra SDD trẻ em. Các kết quả trên cũng thể hiện tính hợp lý và ưu điểm của kẽm trong việc thay thế các thuốc điều trị triệu chứng như một số thuốc kích thích ăn, thuốc chống nôn, an thần gây ngủ dễ tác hại cho trẻ em trong điều trị các rối loạn tiêu hoá và thần kinh có nguồn gốc từ thuốc hụt dinh dưỡng kể trên, góp phần vào làm sáng tỏ hơn về cơ chế và thực chất của căn nguyên làm hạn chế sự phát triển thể lực và tầm vóc của trẻ em, thực chất của phòng chống thiếu kẽm chính là phòng chống

SDD mang tính tích cực cho trẻ em. Bảo vệ trẻ em thiếu dưỡng chất, thiếu vi chất trong đó có kẽm, dẫn tới mắc bệnh viêm phổi và tiêu chảy được hạn chế hơn, giảm được các bệnh nhiễm trùng tái diễn.

Các khái niệm đưa ra từ nghiên cứu này ở trẻ SDD tiếp đến là các kết quả điều trị bổ sung kẽm làm các luận cứ cho phép xác nhận. Bổ sung và mở rộng thêm các điều quan sát được các tác giả đi trước về SDD và vai trò của kẽm đối với sức khoẻ và trong phòng chống SDD. Đồng thời mở ra triển

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tác động của bổ sung viên kẽm đến tình trạng dinh dưỡng và mắc bệnh viêm phổi, tiêu chảy của trẻ 5 tuổi bị suy dinh dưỡng tại xã Hương Hồ huyện Hương Trà tỉnh Thừa Thiên Huế (Trang 29)