Tác hại của tiếng ồn

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khảo sát đánh giá sự tác động của sản xuất đến môi trường tại công ty cổ phần dệt kim hà nội năm 2008 (Trang 27)

Nguồn phát ra tiếng ồn trong Công ty chủ yếu từ các phân xưởng dệt. Tiếng ồn ảnh hưởng nhiều tới sức khoẻ người lao động nơi họ trực tiếp tham gia sản xuất. Độ ồn làm giảm năng suất lao động, gây ra trạng thái mệt mỏi, khó chịu, căng thẳng thần kinh, làm giảm khả năng tập trung dễ dẫn đến tai nạn lao động.

Đàm Thị Lê K31D

Hoá

Đàm Thị Lê K31D Hoá 29 CHƢƠNG 3

PHƢƠNG PHÁP PHÂN TÍCH VÀ NHỮNG KẾT QUẢ THẨM ĐỊNH MÔI TRƢỜNG TẠI CƠ SỞ SẢN XUẤT

CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT KIM HÀ NỘI 3.1 PHƢƠNG PHÁP PHÂN TÍCH

3.1.1 Phƣơng pháp phân tích môi trƣờng đất

3.1.1.1 Quy trình lấy mẫu đất

Mẫu đất dùng để phân tích là mẫu tổng hợp của khu vực nghiên cứu, nó được lấy đại diện theo các cạnh và đường chéo hình chữ nhật. Đất được làm nhỏ, loại bỏ đá, rễ cây và các thành phần khác. Khi đã chuẩn bị xong mẫu đất ta tiến hành xác định các thành phần sau:

3.1.1.2 Xác định pH

Cân 10 g đất, hoà tan trong 100 ml nước cất. Lọc lấy nước tiến hành xác định trên máy đo pH

3.1.1.3 Thành phần mất khi nung

Thành phần mất khi nung bao gồm: Nước ẩm, nước hiđrat, chất hữu cơ và còn có sự biến đổi khối lượng trong thành phần của đất ở nhiệt độ khoảng 1000C thì có sự thoát hơi nước ẩm còn ở 1200C trở lên có sự mất nước hiđrat. Các hợp chất hữu cơ cháy ở nhiệt độ 4000C và còn có sự chuyển hoá các hợp chất vô cơ trong thành phần của đất gây nên sự tăng hoặc giảm khối lượng. Ví dụ:

4FeO + O2 → 2Fe2O3

4FeS + 7O2 → 2Fe2O3 + 4SO2

3.1.1.4 Quy trình phá mẫu đất bằng phương pháp nung chảy với hỗn hợp Na2CO3 và K2CO3

Sự phá huỷ mẫu đất bằng Na2CO3 và K2CO3 dựa trên sự tạo thành các muối kiềm của axit silicic và các hợp chất tan khác.

Đàm Thị Lê K31D

Hoá

30

K2O. Al2O3. SiO2 … + Na2CO3 → KAlO2 + Na2SiO3 + …

Hỗn hợp nung được đựng trong chén platin, quá trình được thực hiện trong lò nung ở nhiệt độ 900 – 10000C trong thời gian khoảng 30 phút.

Khi hỗn hợp đã được cháy hoàn toàn, cho vào cốc 250 ml đem hoà trong nước và axit hoá bằng HCl 1:1 để hoà tan hỗn hợp này.

3.1.1.4.1 Xác định hàm lượng silicđiôxit (SiO2)

Hàm lượng Silicđiôxit được xác định theo phương pháp khối lượng dùng gelatin – HCl tách axit silicic.

Na2SiO3(tan) + 2HCl → 2NaCl + H2SiO3↓ (keo)

Đun dung dịch sau khi hoà tan axit hoá đến trạng thái sệt. Lấy cốc ra cho vào 20ml dung dịch HCl đặc khuấy đều và đun trên bếp cách thuỷ đến nhiệt độ 70 – 800C thêm từ từ 5 ml dung dịch gelatin khuấy đều và giữ ở nhiệt độ 700

C, trước khi lọc cần làm nguội hỗn hợp bằng cách cho vào 20 ml nước cất tiến hành lọc trên giấy không tàn, lấy kết tủa và dung dịch nước lọc. Rửa kết tủa cho đến khi hết Cl- (kiểm tra bằng thuốc thử Ag+), định mức nước lọc vào bình 250 ml để xác định các nguyên tố khác. Cho kết tủa vào chén platin (đã biết khối lượng) nung trong lò nung ở nhiệt độ 10000C, đến khối lượng không đổi, để nguội, đem cất. Từ đó tính được hàm lượng silicđiôxit.

3.1.1.4.2 Xác định sắt oxit tổng số tính ra Fe2O3

Có nhiều phương pháp xác định sắt, ở đây dùng phương pháp chuẩn độ ôxi hoá khử với K2Cr2O7 (sau khi khử hoàn toàn Fe3+ về Fe2+ bằng Sn2+ và chỉ thị là Natri điphenylamin sunfonat, dung dịch chuyển từ màu xanh sang màu tím).

3.1.1.4.3 Xác định hàm lượng nhôm ôxit (Al2O3)

Để xác định nhôm, người ta dùng phương pháp chuẩn độ phức chất với EDTA. Từ dung dịch sau khi đã tách Silic, cho một lượng chính xác EDTA, chuẩn độ EDTA dư bằng Zn2+ với chỉ thị Xylen da cam, trong môi trường đệm axetat pH = 5 sau đó thêm NaF vào đun sôi, để nguội, chuẩn độ lượng

Đàm Thị Lê K31D

Hoá

31

EDTA bị đẩy ra bằng Zn2+ với chỉ thị trên. Hàm lượng nhôm được tính theo lượng Zn2+ tiêu tốn ở phép chuẩn độ cuối.

3.1.1.4.4 Xác định tổng số MgO và CaO trong đất

Canxi, magie được xác định theo phương pháp chuẩn độ tạo phức với EDTA trong môi trường đệm Amoniac (pH = 10) với chỉ thị Eriocrom đen T, chỉ thị đổi màu từ màu xanh sang tím.

Để xác định riêng Canxi người ta tiến hành chuẩn độ với EDTA ở pH = 13 (lúc đó Mg2+ kết tủa hoàn toàn ở dạng Mg(OH)2) với chỉ thị Murexit, dung dịch đổi từ hồng sang tím. Trong quá trình chuẩn độ phải thêm CN- để che các ion Cu2+, Fe2+, Fe3+, Zn2+,…

3.1.1.4.5 Xác định hàm lượng K2O, Na2O, TiO2 và P2O5

Để xác định hàm lượng K2O, Na2O, TiO2 và P2O5 trong đất, ta tiến hành phá mẫu đất bằng cách đun với hỗn hợp axit HF + H2SO4, khi đó toàn bộ Silic được đuổi hết. Các chất này thường được xác định bằng phương pháp sau: ● Na2O và K2O được xác định bằng phương pháp phát xạ ngọn lửa hoặc hấp thụ nguyên tử.

● TiO2 được xác định bằng phương pháp so màu với thuốc thử H2O2, khi đó tạo ra phức Ti(H2O2)n có màu vàng, đo ở λ = 410 - 420 nm.

● P2O5 được xác định bằng phương pháp so màu, sau khi tác dụng với Amoni Molipdac rồi khử bằng SnCl2, khi đó dung dịch có màu xanh và được đo ở λ = 720 nm.

3.1.1.4.6 Xác định hàm lượng MnO2 trong đất

Vì hàm lượng Mangan trong đất thường nhỏ nên ta dùng phương pháp so màu để xác định. Sau khi chuẩn hoá ion Mn2+ thành MnO4- có màu tím nhờ chất ôxi hoá mạnh là Amonipersunfat trong môi trường axit có Ag+ làm xúc tác. Ngoài ra còn dùng H3PO4 để ngăn cản sự tạo thành MnO2 và tạo phức với Fe3+.

Đàm Thị Lê K31D

Hoá

32

3.1.2 Các phƣơng pháp phân tích môi trƣờng nƣớc

3.1.2.1 Quy trình lấy mẫu nước

Đối với nước sinh hoạt được lấy trong bể chứa lớn, đối với nước thải thì được lấy ở cống chính và đựng vào bình polietylen.

3.1.2.2 Xác định pH

Đo bằng máy pH.

3.1.2.3 Xác định ôxi hoà tan (DO)

- Tất cả các sinh vật phụ thuộc vào ôxi dưới dạng nào đó để duy trì các quá trình trao đổi chất để sản sinh và phát triển. Sự phân tích DO là một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá sự ô nhiễm của nước.

- Phương pháp xác định

Người ta dùng phương pháp Iod – Tiosunfat của Winkler dựa trên nguyên tắc sau:

Trong dung dịch kiềm có mặt ôxi hoà tan, các ion Mn2+ dễ dàng bị ôxi hoá lên thành dạng MnO2

2Mn2+ + 4OH- + O2 → 2MnO2 + 2H2O MnO2 + 4H+ + 2 I- → Mn2+ + 2H2O + I2

Lượng iot tách ra tương đương với lượng ôxi hoà tan trong nước được chuẩn độ bằng Na2S2O3 với chỉ thị hồ tinh bột.

3.1.2.4 Xác định COD (nhu cầu ôxi hoá học)

COD chủ yếu chỉ ra hàm lượng các chất hữu cơ có mặt trong nước. Đây cũng là chỉ số quan trọng để đánh giá chất lượng nước.

Lượng ôxi tương đương với hàm lượng chất hữu cơ có thể bị ôxi hoá và được xác định bằng cách sử dụng một tác nhân ôxi hoá mạnh trong môi trường axit như sau:

Đàm Thị Lê K31D

Hoá

33

Lượng dư Cr2O72- được chuẩn độ bằng dung dịch muối Fe2+ với ferroin làm chất chỉ thị chuyển từ màu xanh lam sang đỏ nhạt.

3.1.2.5 Chất rắn lơ lửng

Việc xác định chất rắn lơ lửng đặc biệt quan trọng khi nghiên cứu ô nhiễm nước.

Để xác định lượng chất lơ lửng trong nước người ta lọc mẫu nước qua chén Gut rồi xác định khối lượng chất rắn có trong nước. Lượng chất rắn lơ lửng bằng hiệu giữa tổng lượng chất rắn có trong mẫu nước không lọc và mẫu lọc.

3.1.2.6 Xác định chỉ số BOD5, Ecoli

- BOD5 là lượng ôxi mà vi sinh vật đã sử dụng trong quá trình ôxi hoá các chất hữu cơ được tiến hành trong năm ngày ở điều kiện nhiệt độ 200C. BOD5 thường được xác định bằng phương pháp sinh học.

- Ecoli (escherichia coli) là một loại vi khuẩn sống dai, sự có mặt của Ecoli trong nước được dùng làm dấu hiệu về khả năng tồn tại của các vi sinh vật gây bệnh khác.

Ecoli được xác định bằng phương pháp sinh học.

3.1.2.7 Xác định các kim loại nặng

- Xác định Cu, Zn, Cr

Dùng phương pháp hấp thụ nguyên tử - Xác định As, Hg, Cd, Sn

Dùng phương pháp cực phổ hỗn hống để xác định. Gồm 2 giai đoạn: Giai đoạn 1: Điện phân dung dịch để làm giàu ion kim loại.

Giai đoạn 2: Dùng thế thích hợp để hoà tan kim loại vừa điện phân ra và ghi dòng hoà tan. Dòng này tỷ lệ thuận với nồng độ ion trong dung dịch. Thế này thường bị sai lệch do có thế của ôxi hoà tan trong dung dịch, vì vậy trước khi điện phân người ta sục khí Nitơ hoặc Hiđro để tạo môi trường trơ, trong thời gian khoảng năm phút.

Đàm Thị Lê K31D

Hoá

34

- Xác định Fe, Mn bằng phương pháp đo quang ● Đối với Fe được chuyển hoàn toàn về Fe3+

rồi cho tạo phức với axit salisilic, trong môi trường đệm Amoniac.

● Đối với Mn được chuyển về dạng MnO4 -

bằng chất ôxi hoá là (NH4)2S2O8.

3.1.3 Phƣơng pháp phân tích môi trƣờng không khí

3.1.3.1 Xác định độ bụi

Độ bụi được xác định bằng phương pháp trọng lượng, sử dụng máy hút bụi trọng lượng hãng Sibata Nhật Bản.

Các giấy lọc và màng lọc được chế tạo bằng các chất khác nhau, đều có khả năng giữ lại các hạt bụi đi qua nó. Đem cân giấy lọc trước và sau khi lấy bụi ta tính được lượng bụi theo đơn vị mg/m3.

3.1.3.2 Xác định độ ồn

Độ ồn (hay cường độ âm thanh trong không gian) được đo trên máy BiOBLOCK 50517 (Nhật Bản).

3.1.3.3. Xác định các chỉ tiêu vi khí hậu

Một số chỉ tiêu vi khí hậu như: Nhiệt độ, độ ẩm, cường độ ánh sáng được đo trên máy của hãng Jica (Nhật Bản), Dan Tec (Đan Mạch).

3.1.3.4 Xác định thành phần một số khí độc

3.1.3.4.1 Quy trình lấy mẫu khí

Khí được lấy theo phương pháp ống hấp thụ, được đo trên máy hấp thụ khí HS7 hãng KIMOTO (Nhật Bản).

Lắp nối tiếp hai ống hấp thụ, cho vào mỗi ống một lượng dung dịch hấp thụ đặc trưng của mỗi khí. Lắp vào hệ thống bình hút khí và lấy mẫu không khí. Cho chạy với tốc độ 15 l/h, chạy khoảng 30 phút.

3.1.3.4.2 Xác định thành phần khí CO

Đàm Thị Lê K31D Hoá 35 CO + PdCl2 + H2O → CO2 + 2HCl + Pd

Sau đó cho thuốc thử photpho molipđic (thuốc thử Folin – Ciocaltew) vào thì Pd sẽ khử thuốc thử từ màu vàng thành màu xanh:

H3PO4.10MoO3 + 4HCl + 2Pd → 2PdCl2 + 2H2O + (MoO3)4.(MoO2)2. H3PO4

Phản ứng này được thực hiện trong môi trường kiềm (Na2CO3) Phân tích CO bằng phương pháp trắc quang.

3.1.3.4.3 Xác định thành phần CO2

Khí CO2 được xác định bằng phương pháp hấp thụ, sử dụng dung dịch Ba(OH)2 để hấp thụ.

CO2 tác dụng với Ba(OH)2 tạo thành kết tủa:

Ba(OH)2 + CO2 → BaCO3↓ + H2O

Dựa vào nguyên tắc trên, cho không khí có CO2 tác dụng với một lượng Ba(OH)2, chuẩn độ lượng Ba(OH)2 dư bằng axit oxalic

Ba(OH)2 + HOOC – COOH → Ba(COO)2 + H2O Biết được lượng Ba(OH)2 dư sẽ tính được lượng Ba(OH)2 đã tác dụng và từ đó tính được nồng độ CO2 trong không khí.

3.1.3.4.4 Xác định thành phần NO2

Phương pháp so màu dựa trên phản ứng của axit nitơrơ (HNO2) với thuốc thử Griess – Flossway cho một hợp chất màu hồng.

Trước hết NO2 được hấp thụ vào dung dịch NaOH sau đó thêm CH3COOH để chuyển thành HNO2

NO2 + 2NaOH → NaNO3 + NaNO2 + H2O NaNO2 + CH3COOH → HNO2 + CH3COONa

Axit nitơrơ tác dụng với axit sunfanilic và α – Naphtylamin cho hợp chất Azoic màu hồng.

Đàm Thị Lê K31D Hoá 36 [NaSO3C6H4- N=N]+CH3COO- + H2O [NaSO3C6H4-N=N]+CH3COO- + C10H7NH2 → CH3COOH + NaSO3C6H4-N=N-C10H6NH2 Hợp chất Azoic

Xác định lượng NO2- bằng phương pháp trắc quang từ đó suy ra lượng NO2 cần xác định.

3.1.3.4.5 Xác định thành phần SO2

Khí SO2 được hấp thụ vào dung dịch tetracloromercurat tạo thành điclorosunfitmercurat.

HgCl4 2-

+ SO2 + H2O → [HgCl2SO3]2- + 2H+ + 2Cl-

Sản phẩm tạo thành cho tác dụng với pararosanilin – hiđroclorua và focmanđehit tạo ra hợp chất màu tím pararosanilin metyl sunfonic axit. Sau đó dùng phương pháp trắc quang để xác định độ hấp thụ quang học.

3.2 KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM VÀ THẢO LUẬN

3.2.1 Kết quả phân tích đất và đánh giá tác động môi trường đất tại cở sở sản xuất của Công ty cổ phần Dệt Kim Hà Nội sản xuất của Công ty cổ phần Dệt Kim Hà Nội

Qua đánh giá sơ bộ bằng trực quan, chúng tôi thấy vệ sinh môi trường trong Công ty rất tốt, không có phế thải cũng như rác bẩn trên toàn mặt bằng Công ty. Để có kết luận một cách đầy đủ và chính xác vấn đề này cũng như để đánh giá tác động của sản xuất kinh doanh tại Công ty tới môi trường, chúng tôi đã lấy hai mẫu đất ở hai vị trí là:

- Mẫu 1 ở cửa khu vực hành chính (không chịu tác động trực tiếp của sản xuất).

- Mẫu 2 ở khu vực trước phân xưởng nhuộm (là khu vực chịu tác động mạnh của sản xuất).

Đàm Thị Lê K31D

Hoá

37

Cả hai mẫu đất này nhìn bề ngoài chúng tôi thấy đều có lẫn cát, sỏi, không có lẫn các loại phế liệu của Công ty và không khác nhau nhiều. Để biết được thành phần hoá học của các mẫu đất trên, chúng tôi đem xử lí và phân tích.

Trên bảng 1 là kết quả phân tích thành phần hoá học của đất ở hai khu vực tiêu biểu kể trên của Công ty cổ phần Dệt Kim Hà Nội.

Bảng 1: Thành phần đất trong khu vực Dệt Kim Hà Nội.

STT Thành phần Đơn vị tính Mẫu 1 Mẫu 2

1 pH 7,00 7,15 2 Mất khi nung % 9,25 9,12 3 SiO2 % 61,5 61,8 4 Al2O3 % 14,2 14,35 5 Fe2O3 % 8,15 7,95 6 CaO % 0,34 0,35 7 MgO % 1,25 1,26 8 Na2O % 1,20 1,20 9 K2O % 2,55 2,62 10 MnO2 % 0,12 0,13 11 TiO2 % 0,92 0,91 12 P2O5 % 0,13 0,14

Từ những kết quả trên, chúng tôi thấy đất ở khu sản xuất và khu hành chính có thành phần tương tự nhau. Điều đó chứng tỏ các hoạt động dản xuất kinh doanh tại Công ty không ảnh hưởng nhiều đến môi trường đất.

3.2.2 Kết quả phân tích nƣớc và đánh giá tác động môi trƣờng tại cơ sở sản xuất của Công ty Dệt Kim Hà Nội

Để đánh giá tác động của các hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Dệt Kim Hà Nội đến môi trường nước, chúng tôi lấy các mẫu nước sinh hoạt (lấy trong bể nước dự trữ cho sinh hoạt), nước thải sinh hoạt (lấy trên hệ

Đàm Thị Lê K31D

Hoá

38

thống thoát nước thải sinh hoạt) và nước thải sản xuất (lấy trên đường ra sau hệ thống xử lí nước thải công nghiệp) để phân tích.

Những kết quả phân tích các thành phần chính trong nước nguồn cho sinh hoạt, nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp được trình bày dưới đây.

3.2.2.1 Thành phần nguồn nước cho sinh hoạt trong khu vực của Công ty Dệt Kim Hà Nội

Trên bảng dưới đây, trình bày những kết quả phân tích một số chỉ tiêu cơ bản để đánh giá chất lượng nguồn nước sinh hoat tại khu vực Công ty Dệt Kim Hà Nội.

Đàm Thị Lê K31D

Hoá

39

Bảng 2: Kết quả phân tích nước sinh hoạt tại Công ty cổ phần Dệt Kim Hà Nội

STT Chỉ tiêu phân

tích

Đơn vị tính Kết quả phân

tích TCVN 5942 - 1995 1 pH - 6,5 6,0 – 8,5 2 Độ màu Thang Co - Pt 2 - 3 Độ đục NTU 0,1 - 4 SS mg/l 0,15 20 5 BOD5 mg/l 1,2 < 4,0 6 COD mg/l 3,0 ≤ 10,0

7 Oxy hoà tan mg/l 6,7 ≥ 6,0

8 Asen mg/l 0,015 0,05 9 Cadimi mg/l 0,0014 0,01 10 Crôm mg/l 0,0012 0,05 11 Chì mg/l 0,00033 0,05 12 Đồng mg/l 0,0035 0,1

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khảo sát đánh giá sự tác động của sản xuất đến môi trường tại công ty cổ phần dệt kim hà nội năm 2008 (Trang 27)