Ảnh hƣởng của Nho giáo đến gia đình Việt Nam hiện nay

Một phần của tài liệu Nho giáo và sự ảnh hưởng của nó đến gia đình việt nam hiện nay (Trang 34)

7. Kết cấu khóa luận

2.2 Ảnh hƣởng của Nho giáo đến gia đình Việt Nam hiện nay

2.2.1. Ảnh hưởng đến các mối quan hệ trong gia đình

Lịch sử hàng nghìn năm Bắc thuộc đã mang lại cho văn hóa Việt Nam những ảnh hƣởng nhất định từ nền văn hóa Trung Quốc. Chúng ta có thể dễ dàng thấy đƣợc lối sống, chuẩn mực đạo đức và hành vi ứng xử khá tƣơng đồng của con ngƣời ở hai quốc gia này. Rất nhiều phong tục tập quán nhƣ: lễ tiết, thủ tục cƣới xin, ăn uống có nguồn gốc từ Trung Quốc nay đã trở thành một phần trong cuộc sống văn hóa ngƣời Việt Nam. Tuy nhiên dáng dấp của văn hóa Trung Hoa mà điển hình là Nho giáo đƣợc thể hiện rõ nhất trong mối quan hệ giữa các thành viên và tôn ti trật tự trong gia đình.

Nhƣ chúng ta đã biết đƣợc thì quan hệ gia đình là một phạm trù rất lớn đƣợc quan tâm một cách sâu sắc và phong phú trong học thuyết Nho gia. Quan hệ gia đình luôn là mối quan hệ đặc trƣng cho quan hệ giữa ngƣời với ngƣời trong mọi xã hội, mọi dân tộc, mọi quốc gia và mọi thời đại.

Đối với ngƣời Việt Nam quan hệ gia đình là một trong những mối quan hệ quan trọng nhất. Mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình là nơi duy trì truyền thống và trao quyền các giá trị văn hóa. Nó tạo dựng cơ sở cho trật tự ổn định xã hội và hình thành nhân cách con ngƣời. Gia đình Việt Nam với tất cả mối quan hệ bên trong của nó đang biến đổi trong thời kỳ đổi mới vừa kế thừa truyền thống vừa hƣớng tới xây dựng gia đình hiện đại.

Nho giáo cho rằng mọi ngƣời trong xã hội đều bị trói buộc bởi năm mối quan hệ. Đó là quan hệ: Phụ - Tử, Phu - Thê, Huynh - Đệ, Quân - Thần và Bạn - Hữu. Trong năm mối quan hệ ấy Nho giáo đƣa ra những chuẩn mực đạo đức tƣơng ứng: Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín, Hiếu, Trung. Trong đó tƣơng ứng với mối quan hệ Nho giáo đặt ra những yêu cầu mang tính quy phạm đạo đức riêng và những yêu cầu này nó có ảnh hƣởng lớn trong gia đình Việt Nam hiện nay.

* Quan hệ cha - con

Nho giáo cho rằng, gia đình có vị trí quan trọng trong sự ổn định của xã hội, vì vậy những hành vi ứng xử, giao tiếp của mỗi thành viên trong gia đình đƣợc Nho giáo quy định chặt chẽ, phụ thuộc vào danh phận của mỗi ngƣời.

Quan hệ cha - con là một trong ba quan hệ cơ bản của con ngƣời. Duy trì mối quan hệ này cũng là duy trì tôn ti trật tự trong gia đình cũng nhƣ xã hội và ràng buộc trách nhiệm giữa con ngƣời với con ngƣời. Tƣ tƣởng Nho giáo đã ảnh hƣởng sâu sắc đến các mối quan hệ trong gia đình ngƣời Việt và đƣợc thể hiện dƣới nhiều góc độ khác nhau. Trong quan hệ cha - con đƣợc thể hiện tập trung biểu hiện trong khuân khổ Từ, Hiếu, Lễ.

Nho giáo quan niệm rằng: Cha mẹ phải yêu thƣơng, nuôi dƣỡng con cái (Từ) “Khi con cái còn nhỏ phải lo lắng chăm sóc cho con khôn lớn, khi con cái trƣởng thành phải dạy dỗ uốn nắn và làm gƣơng cho con cái biết đạo ứng xử làm ngƣời trong xã hội: biết trung với vua, biết hiếu với cha mẹ, biết kính với ngƣời trên, biết đễ với anh em, biết tín với bạn bè, biết thấy việc nghĩa thì phải làm. Đồng thời là cha mẹ phải biết che trở, bảo vệ con cái sẵn sàng bao che cho con cái khỏi tội lỗi” [2,tr.46]. Ngƣợc lại, con cái phải kính trọng cha mẹ bởi Nho giáo cho rằng “Chỉ cần mỗi ngƣời đều yêu thƣơng cha mẹ mình, đều kính trọng bậc tôn trƣợng của mình, thì tự nhiên thiên hạ đƣợc thái bình” [Mạnh Tử, Thiên Ly Lâu, thƣợng]. Ngày nay, hơn bao giờ hết cha mẹ cũng vẫn là ngƣời thƣờng xuyên giáo dục con trẻ thái độ, cử chỉ, ăn nói lễ phép, tôn kính ngƣời trên, tôn sƣ trọng đạo, nhƣờng nhịn lẫn nhau nhƣ tổ tiên thƣờng dạy:

Dạy con từ thủa con còn thơ ngây”. Ca dao Việt Nam cũng có câu:

“Cây xanh thì lá cũng xanh Cha mẹ hiền lành để đức cho con”.

Có nghĩa là cha mẹ phải luôn giữ lời ăn tiếng nói cũng nhƣ tác phong làm việc để con cái noi theo luôn là tấm gƣơng sáng để con cái học tập bởi lẽ: “Không có gì tác động lên tâm hồn non nớt của con trẻ bằng quyền lực của sự làm gƣơng, còn giữa muôn vàn tấm gƣơng thì không có tấm gƣơng nào gây ấn tƣợng sâu sắc và bền chặt bằng tấm gƣơng của cha mẹ và thầy cô”

[N.I.Nôvicốp]. Trong cuốn “Giáo dục gia đình” Phạm Khắc Chƣơng cũng từng nói “Con cái họ đang theo dõi họ và bất cứ hành động nào của ngƣời lớn trƣớc mặt con cái đều chỉ dạy cho chúng về cách đối xử với mọi ngƣời” [4]. Cha mẹ là ngƣời thầy đầu tiên định hƣớng cho con cái, rèn luyện cho con cái nề nếp học tập và đức tính tốt. Cũng vì thế mà ngay từ những ngày còn ở trong nôi ngƣời Việt Nam đƣợc ấp ủ bằng lời ru tràn đầy lòng yêu thƣơng nhƣ bài học đầu tiên hiếu lễ với cha mẹ:

“Công cha nhƣ núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ nhƣ nƣớc trong nguồn chảy ra Một lòng thờ mẹ kính cha

Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”.

Nho giáo tôn rất cao bằng chữ Hiếu và chữ Đễ. Hiếu là “nết đầu trong năm nết”. Ngƣời con hiếu có ý thức đầy đủ về tình cảm và bổn phận của mình đối với cha mẹ. Đó là sự biết ơn, là ý nguyện thƣờng xuyên làm sao để cha mẹ đƣợc vui sƣớng, là sự giữ mình không làm điều gì để cha mẹ phiền lụy, là quyết chí lập thân hành đạo, nêu cao thanh danh, làm cha mẹ tự hào.

Tƣ tƣởng hiếu thuận của phƣơng Tây đề cao quyền bình đẳng của con cái nhƣng Nho giáo lại quy định con cái phải nghe lời không đƣợc cãi lại cha mẹ. Là con thì phải luôn giữ đƣợc địa vị của ông cha, làm theo lễ của ông cha, tấu nhạc nhƣ ông cha, kính những ngƣời mà ông cha trọng, mến những ngƣời mà

ông cha yêu, thờ ngƣời thác nhƣ thờ ngƣời sống, trọng những ngƣời đã qua nhƣ trọng ngƣời đang tồn tại. Để làm đƣợc nhƣ vậy theo Khổng Tử “Cha còn sống phải xem xét chí của cha, cha chết rồi phải xem việc làm của cha, ba năm

không thay đổi những lời cha đã dạy, nhƣ thế có nghĩa là hiếu vậy” [Luận Ngữ, Học nhi, tiết 11]. Do ảnh hƣởng của quan niệm trên mà trong gia đình Việt Nam hiện nay con cái không đƣợc tự ý quyết định một vấn đề nào đó khi chƣa đƣợc sự đồng ý của cha mẹ. Đối với họ lời nói quyết định của cha mẹ đƣợc xem nhƣ là kim chỉ nam, thƣớc đo của chuẩn mực đạo đức mà con ngƣời luôn phải tuân theo:

“Cá không ăn muối cá ƣơn

Con cƣỡng cha mẹ trăm đƣờng con hƣ”

Nho giáo cũng quan niệm: Ngƣời làm con phải phụng dƣỡng cha mẹ khi cha mẹ còn sống. Điều đó có nghĩa là khi phụng dƣỡng cha mẹ thì phải có sự kính cẩn, phải có lễ, Khổng Tử chỉ rõ “Đời nay hễ thấy ai nuôi đƣợc cha mẹ thì ngƣời ta khen là ngƣời có hiếu. Nhƣng những con thú nhƣ chó, ngựa thì ngƣời ta cũng nuôi. Cho nên nuôi cha mẹ mà chẳng kính trọng thì có khác gì nuôi thú vật” [Luận Ngữ, Vi chính, tiết 7]. Vì thế, việc phụng dƣỡng cha mẹ là phải biết kính cẩn, chăm sóc cha mẹ. Trong gia đình Việt Nam hiện nay, con cái cũng luôn chăm sóc, kính trọng ông bà, cha mẹ. Sự kính trọng đƣợc thể hiện bằng nhiều việc làm khác nhau trong đó phải kể đến việc các con cái trong gia đình làm tiệc mừng thọ. Những gia đình nào có cha mẹ già đến bảy, tám mƣơi tuổi thì làm lễ mừng thọ cho cha mẹ, gọi là lễ “thƣợng thọ”. Hôm ăn mừng trƣớc hết ngƣời ta làm lễ gà xôi, hoặc tam xinh hoặc heo giò đem ra đình lễ thần gọi là bái tạ thần hƣu, có nghĩa là tạ ơn thánh thần đã phù hộ cho cha mẹ sống lâu. Bất cứ gia đình nào dù khá giả hay nghèo khó thì đều tổ chức mừng thƣợng thọ cho cha mẹ. Phan Kế Bính cho rằng: “Mừng thọ và mừng sinh nhật của cha mẹ cũng là một việc để tỏ lòng kính yêu cha mẹ, là việc làm rất hay, ngƣời không có thì chẳng kể gì, nhƣng giàu có thì nên lắm, có lẽ hơn là làm rỗ ngày hủy nhật. Ta không thấy mấy nhà theo lễ ấy mà chỉ phù hoa sau khi cha mẹ đã mất

rồi, thực sự là một việc sai lầm” [3].

Tƣ tƣởng phải có con trai để nối dõi tông đƣờng của Nho giáo cũng đã ăn sâu vào trong tâm khảm ngƣời Việt cho đến tận ngày nay. Nho giáo cho rằng có ba điều bất hiếu lớn đó là: Một là, làm những chuyện bậy bạ, khiến cho cha mẹ mang nhục. Hai là, nhà nghèo mà cha mẹ lại già yếu chẳng chịu ra làm quan nuôi cha mẹ. Ba là, không có con trai nối dõi tông đƣờng khiến cho cha mẹ không có ngƣời hƣơng khói. Trong ba điều bất hiếu ấy, Nho giáo coi việc không có con nối dõi tông là điều bất hiếu lớn nhất. Ngày nay, tuy học vấn ngƣời dân trong xã hội hiện đại cũng đã đƣợc cải thiện đáng kể nhƣng những quan niệm này đã tồn tại trong một thời gian dài trải qua nhiều thế hệ nên khó có thể đƣợc cải biến trong thời gian ngắn. Thực tế nhiều gia đình Việt Nam hiện nay “đẻ cố” để có ngƣời thờ cúng mai sau. Gia đình đông con mà không có khả năng nuôi dạy dẫn tới đói nghèo, thất học. Nguy hiểm hơn là sự mâu thuẫn giữa các thành viên luôn là hệ quả đi liền với tƣ tƣởng “Nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô”. Ở những làng quê vấn đề này còn nặng nề đến mức chuyện có hay không có con trai còn ảnh hƣởng đến vinh nhục của ngƣời cha. Nếu không có con trai ngƣời cha luôn bị xếp ngồi mâm dƣới khi dự cỗ bàn, vì cho rằng nhƣ thế là không đủ tƣ cách tiếp chuyện các vị bô lão. Điển hình là có những gia đình vì không sinh đƣợc con trai nên tự cảm thấy bất hiếu với tổ tiên, xấu hổ với làng xóm nên đã bỏ quê hƣơng đi biệt xứ.

Mang trong mình những nhƣợc điểm cố hữu nhƣng Nho giáo vẫn ảnh hƣởng tích cực đối với truyền thống gia phong của gia đình ngƣời Việt. Tại nhiều vùng miền tƣ tƣởng Nho giáo đã đƣợc áp dụng sáng tạo và thích ứng với tập tục, văn hóa riêng của vùng đó. Có thể lấy ví dụ nhƣ nhiều dòng họ đã lập gia phả, gia pháp để giáo dục con cháu duy trì truyền thống tốt đẹp tổ tiên để lại. Cha mẹ phải nuôi dƣỡng, giáo dục con cái và ngƣợc lại con cái phải vâng lời cung kính với cha mẹ.

Trong gia đình Nho giáo truyền thống Việt Nam mối quan hệ vợ - chồng đƣợc quy định khá rõ ràng. Nho giáo đã đúc kết mối quan hệ ấy vào những quy luật nhƣ đối với ngƣời vợ, ngƣời đàn bà trong xã hội là “tam tòng, tứ đức”:

Tam tòng là: Tại gia tòng phụ - Xuất giá tòng phu - Phu tử tòng tử. Có nghĩa là khi chƣa lấy chồng ngƣời con gái phải biết nghe lời cha mẹ, khi lấy chồng phải biết phục tùng chồng, chồng chết phải ở vậy nuôi con không tái giá.

Tứ đức là: Công (chăm lo cuộc sống gia đình), Dung (chăm lo thân thể tốt, đẹp, sạch sẽ), Ngôn (lời nói dịu dàng, đoan trang), Hạnh (ngay thẳng nhân ái trong mọi công việc). Trong xã hội Việt Nam hiện đại những quy tắc Nho giáo xƣa vẫn tồn tại trong thiết chế mỗi gia đình cũng nhƣ trong quan điểm chuẩn mực đạo đức của mỗi con ngƣời Việt Nam. Tuy nhiên, những quy tắc Nho giáo này đã phát triển cùng với sự tiến bộ của xã hội và nhận thức cả con ngƣời. Quan điểm Nho giáo tiến bộ đã quan tâm đúng mức hơn tới vai trò cá nhân ngƣời phụ nữ bên cạnh việc duy trì những chuẩn mực về đạo đức và về quan hệ gia đình. Những tƣ tƣởng này đã mang sắc thái mới, nhân đạo hơn, công bằng hơn đối với mọi cá nhân bất kể giới tính và vai trò trong xã hội cũng nhƣ trong gia đình. Tuy vậy trong một số gia đình Việt Nam hiện đại tƣ tƣởng Nho giáo cũ vẫn tồn tại bất kể sự tồn tại của những tƣ tƣởng mới đã trở nên phổ biến. Tại các gia đình này ngƣời chồng vẫn giữ thái độ gia trƣởng, không tôn trọng quyền của ngƣời phụ nữ vốn đƣợc pháp luật bảo vệ. Hiện nay, bạo lực trong các gia đình Việt Nam vẫn là điều nhức nhối của cả xã hội. Theo đồng chí Lê Duẩn từng nói: “Bạo lực trong gia đình là tệ ngƣợc đãi phụ nữ và trẻ em là hiện tƣợng có tính phổ biến trong mọi tầng lớp dân cƣ, xảy ra trên mọi vùng miền” [5]. Bạo lực gia đình không phải là mới, chế độ phụ hệ, tƣ tƣởng trọng nam khinh nữ đã kéo theo sự bất bình đẳng giữa phụ nữ và nam giới. Trƣớc đây, những ngƣời phụ nữ bị hành hạ chủ yếu sống dựa vào chồng. Khi chuyển sang kinh tế thị trƣờng vai trò của ngƣời phụ nữ cũng thay đổi song thực tế đã ghi nhận nhiều phụ nữ thành công hơn vẫn bị chồng ngƣợc đãi, hành hung. Theo nghiên ứu của Hội Liên Hiệp phụ nữ Việt Nam thì những trƣờng hợp này

chiếm 72% trong số những vụ xung đột gia đình. Tính từ năm 2000 - 2005 tại 18/61 tỉnh, thành phố có 111630 vụ đánh đập hành hạ vợ con, trong bốn tháng đầu năm 2007 ở Hà Nội có 512 vụ việc về bạo lực gia đình mà nạn nhân là phụ nữ [16]. Trên thực tế hành vi bạo lực gia đình có thể kéo dài đƣợc trƣớc hết cũng do nhận thức của ngƣời phụ nữ. Họ cho rằng những hành vi bạo lực đó là do sự thiếu kiềm chế của ngƣời chồng, là ngƣời vợ thì phải chịu thiệt thòi thì gia đình mới hạnh phúc. Những ngƣời vợ chấp nhận chịu đựng một phần là muốn níu kéo hạnh phúc gia đình và một phần cũng là vì lối suy nghĩ “xấu chàng hổ ai”. Tƣ tƣởng tự ti về thân phận đàn bà cũng là một lý do dẫn đến sự tự nguyện chấp nhận quyền lực tối cao của nam giới và địa vị phụ thuộc của nữ giới trong gia đình. Mặc dù lối sống tƣ duy này lạc hậu và đi ngƣợc lại với xu thế của xã hội nhƣng nó đã tồn tại trong khoảng thời gian dài nên khó có thể thay đổi đƣợc.

Trong mối quan hệ vợ chồng thì mối tƣơng quan về quyền giữa hai ngƣời cũng là vấn đề rất quan trọng. Với quan niệm của Nho giáo xƣa thì mọi quyền của nam giới đều nặng hơn nữ giới rất nhiều. Ngƣời chồng trong gia đình thƣờng có ba quyền cơ bản:

Thứ nhất, quyền về tiền của của hai vợ chồng làm ra, hoặc của ngƣời chồng hay do vợ làm ra cũng đƣợc gọi là của chồng cả:

“Trai tay không chẳng ăn mày vợ Gái trăm vạn cũng thể nhờ chồng”

Thứ hai, quyền trong công việc giao tiếp. Chỉ ngƣời đàn ông có quyền giao thiệp với ngƣời ngoài chứ đàn bà thì không đƣợc tham dự tới tất thảy công việc xã hội. Cho nên từ trong họ đến ngoài làng cho đến việc tiếp khách, các công việc ứng tiếp xã hội cũng không việc gì dự đến đàn bà. Ở nƣớc ta đàn bà vì thế mà ít kiến thức, chỉ hoạt động chủ yếu trong gia đình.

Thứ ba, quyền tự do, chỉ ngƣời đàn ông đƣợc quyền tự do nghĩa là muốn chơi bời gì thì chơi, muốn đi lại đâu thì đi lại ngƣời vợ không có quyền ngăn cấm. Chồng có thể lấy năm, bảy vợ mà vợ chỉ đƣợc phép lấy một chồng:

“Trai tài lấy năm lấy bảy Gái chính chuyên chỉ có một chồng”

Một phần của tài liệu Nho giáo và sự ảnh hưởng của nó đến gia đình việt nam hiện nay (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)