5. Phương pháp nghiên cứu
3.2.1 Bước học sinh chuẩn bị bài ở nhà
Có ý kiến một thời cho rằng không cần, thậm chí không nên cho học sinh chuẩn bị bài văn trước ở nhà. Một là việc chuẩn bị làm cản trở sự cảm thụ tươi mát của học sinh ở trên lớp. Hai là học sinh tự mình đọc trước bài văn dễ có những ấn tượng sai lạc ban đầu. Ba là trong việc học văn chương không cần phải chuẩn bị ở nhà như trong khoa học tự nhiên hay các học xã học khác.
Chương 3: Phương pháp tổ chức giờ dạy học Ngữ Văn hiệu quả
Qua thực tế giảng dạy, chúng ta thấy khâu chuẩn bị ở nhà của học sinh thường rất bị coi nhẹ, giáo viên không hướng dẫn cụ thể cho học sinh. Mấy phút còn lại cuối cùng của giờ học, giáo viên dặn học sinh soạn những câu hỏi trong sách giáo khoa và kết quả học sinh chuẩn bị đến đâu giáo viên không quan tâm. Việc chuẩn bị của học sinh ở nhà thường không ăn khớp hoặc có liên quan gì mấy đến hoạt động của thầy và trò ở trên lớp. Ở đây có vần đề nhận thức về ý nghĩa và nội dung của việc học sinh chuẩn bị bài văn ở nhà. Đối lập phân tích khoa học với cảm thụ tươi mát trong tiếp nhận văn chương là một nhận thức không đúng. Có người nghĩ rằng phân tích càng kĩ, càng làm tổn hại đến sự cảm thụ tươi mát. Phải nói ngược lại mới đúng. Phân tích càng làm cho cảm thụ được đúng đắn và sâu sắc hơn. Vả chăng, tiếp nhận một tác phẩm văn chương là cả một quá trình từ thấp đến cao, từ nông đến sâu, từ ngoài đến trong, từ cảm tính đến khái quát tổng hợp sâu sắc trên cơ sở hoạt động của nhiều thao tác, nhiều năng lực tâm lí ở bản thân chủ thể cảm thụ. Chuẩn bị ở nhà là bước tập dượt cho sự cảm thụ trên lớp được sâu sắc hơn. Bằng kinh nghiệm sống và kinh nghiệm văn học của bản thân, học sinh trực tiếp đi vào thế giới tác phẩm. Trên cơ sở cảm thụ trực tiếp tươi mát đó của học sinh về tác phẩm, giáo viên sẽ khơi sâu phát triển những ấn tượng đúng đắn và loại trừ đi những cảm xúc và suy nghĩ ban đầu còn chủ quan lệch lạc về tác phẩm, về tác giả hay về một nhân vật, một chi tiết trong tác phẩm.v.v…
Quá trình phân tích giảng dạy một tác phẩm văn chương trong nhà trường là một quá trình sư phạm có định hướng, có mục đích rõ rệt. Ngay từ bước chuẩn bị ở nhà, học sinh vẫn cần được định hướng vào quỹ đạo cần thiết. Điều đó không hề mâu thuẫn gì với xu hướng tự bộc lộ của học sinh nếu giáo viên biết khêu gợi sự cảm thụ chủ quan trực tiếp của bản thân các em.
Nội dung công việc chuẩn bị ở nhà của học sinh có nhiều mặt, đa dạng. Có thể là tập đọc tìm hiểu điển cố, từ ngữ khó, suy nghĩ về một chi tiết nghệ thuật, một kiến thức cụ thể cần thiết có liên quan đến việc tiếp nhận tác phẩm v.v… Nhưng nội dung chủ yếu vẫn là nhằm khơi dậy hứng thú của học sinh đối với tác phẩm và định hướng học sinh vào những vấn đề then chốt của tác phẩm mà giáo viên sẽ hướng dẫn học sinh đi sâu phát hiện ở trên lớp. Câu hỏi chuẩn bị tuyệt đối không được tùy tiện. Mỗi câu hỏi cho học sinh vừa có tác dụng khêu gợi hứng thú, vừa hướng dẫn đi vào thế giới trung tâm cảm hứng của tác giả, vừa có tác dụng chuẩn bị cho hoạt động khám phá của giáo viên và học sinh ở trên lớp.
Đến lớp, giáo viên phải kiểm tra công việc chuẩn bị của học sinh ở nhà. Đây không những chỉ là một công việc thường lệ của nhà giáo trước khi bắt tay vào giảng dạy một tài liệu mới. Đây còn là bước cần thiết để dẫn dắt học sinh đi vào thế
Chương 3: Phương pháp tổ chức giờ dạy học Ngữ Văn hiệu quả
giới nghệ thuật của bài văn. Việc hướng dẫn học sinh khám phá bài văn chỉ có thể thực hiện được một khi giáo viên nắm chắc được tâm trạng học sinh trước khi bước vào học bài văn. Tạo được tâm thế thâm nhập tác phẩm là tạo được tiền đề tâm lí cần có cho quá trình thâm nhập và khám phá bài văn.