0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (77 trang)

Dùng môtíp con người gặp gỡ thần tiên

Một phần của tài liệu SO SÁNH NHÂN VẬT KÝ ẢO TRONG TRUYỀN KỲ MẠN LỤC CỦA NGUYỄN DỮ VÀ TRUYỆN CỔ TÍCH VIỆT NAM (Trang 27 -31 )

8. Bố cục khóa luận

2.1.1.2 Dùng môtíp con người gặp gỡ thần tiên

Đây là môtíp quen thuộc dùng để thể hiện kiểu nhân vật thần, tiên, phật ,thánh. Ngoài việc gặp gỡ thần tiên qua môtíp giấc mộng, con người còn có thể gặp trực tiếp, sống cùng những nhân vật kỳ ảo này. Nếu làm phép so sánh giữa hai môtíp: môtíp giấc mộng và môtíp con người gặp gỡ thần tiên, có

thể thấy môtíp con người gặp gỡ thần tiên dường như phi lý hơn môtíp giấc mộng nhưng nó vẫn được chấp nhận. Bởi, khi xây dựng nhân vật kỳ ảo qua

môtíp này, người nghệ sỹ vẫn luôn bám sát bản chất của cái “kỳ”. Cái kỳ cho

phép sự hư cấu và tưởng tượng được “chắp cánh” để đạt được mục đích sáng tác.

ở môtíp này, tác giả đã dựng lên thế giới tiên cảnh gắn với nhân vật kỳ ảo là Thần, Tiên, Phật, Thánh. Để đến được thế giới ấy, con người có thể được “may mắn” đưa tới hoặc phải trải qua nhiều gian nan, thử thách.

Trong truyện cổ tích, chuyện con người gặp gỡ và sống với thần, tiên thường để diễn tả: mong ước, khát vọng của con người đã được đáp ứng hay con người sẽ được phù hộ, được ban phúc.

Theo trí tưởng tượng của dân gian, cuộc sống nơi tiên cảnh được quan niệm là cuộc sống miền cực lạc, được hưởng thụ. Bởi vậy, thế giới thần tiên luôn luôn là thế giới mà con người khao khát vươn tới. Các truyện cổ tích như:

“Người dân nghèo và Ngọc Hoàng”, “Nàng tiên ốc”, “ả Chức - Chàng Ngưu”, “Tấm Cám”, “Sự tích chim tu hú”, “Cây tre trăm đốt”, “Hồn Trương Ba, da hàng thịt”, “Thạch Sanh”... là những truyện rất tiêu biểu cho

môtíp con người gặp gỡ thần tiên. Với môtíp này, độc giả có thể gặp gỡ với các nhân vật kỳ ảo là thần, tiên, phật, thánh như: Ngọc Hoàng, Thần Mặt

trời, Thần Mặt trăng, các chư tiên, tiên nữ (truyện “ả Chức - Chàng ngưu”;

“Từ Thức lấy vợ tiên”); các Đức phật: Phật Thích Ca, Phật Như Lai, Quan

Âm Bồ Tát; Ông Bụt, bà Tiên...; Long Vương ở Long cung, vua Thuỷ Tề; các

quan trông coi sổ sách của Thiên đình như Nam Tào, Bắc Đẩu (truyện “Hồn

Trương Ba da hàng thịt”...)

Nhân vật kỳ ảo trong truyện cổ tích dân gian Việt Nam xuất hiện qua môtíp con người gặp gỡ thần tiên thường có hai kiểu:

Một là, kiểu Thần, Tiên hiện lên giúp đỡ, ban phúc cho người lương

thiện, chí tâm và trừng trị kẻ ác độc, lười nhác. Ví dụ, trong truyện “Tấm

Cám”, ông Bụt đã hiện lên để giúp đỡ, ban phúc khi cô Tấm gặp hoạn nạn do

gì ghẻ - kẻ độc ác rắp tâm làm hại nàng như: Tấm được ông Bụt an ủi khi mất giỏ cá, dạy cách nuôi cá bống, được nhận quần áo đẹp… Tương tự, các truyện

“Cây tre trăm đốt”, “Sự tích chim tu hú”, “Sự tích con khỉ”... đều xuất hiện

kiểu nhân vật thần tiên hiện lên ban phúc... ở kiểu này, các thần, tiên, phật, thánh xuất hiện trong thời gian rất ngắn (chỉ trong chốc lát). Sự xuất hiện của

họ đúng là “kỳ ảo”.

Hai là, nhân vật Thần, Tiên sống với con người (ví dụ truyện “ả Chức - Chàng Ngưu”, “Nàng Tiên ốc”, “Sọ Dừa”, “Lấy vợ Cóc”, “Từ Thức lấy vợ Tiên”...). Người đọc có thể nhận thấy rõ lý do xuất hiện của các nhân vật kỳ

ảo là thần, tiên, phật ,thánh… là: họ vốn là thần tiên thác sinh hoặc là người trần được thành tiên. Dù xuất hiện từ lý do nào thì họ cũng từng có một giai đoạn của cuộc sống gắn với con người, sống như con người bình thường. Vì thế, khi tiếp xúc với nhân vật kỳ ảo này dường như chúng ta thấy gần gũi hơn,

thấy chất “thực” nhiều hơn!

Một trong những đặc trưng của văn học dân gian là tính thực hành ứng dụng (tức là sáng tác là để nhằm đáp ứng một yêu cầu, nhu cầu nào đó mà cuộc sống sinh hoạt hàng ngày đặt ra). Vì vậy, mọi sự kiện, mọi nhân vật xuất hiện trong tác phẩm đều được lý giải rất rõ ràng, dù sự lý giải đó còn ở cấp độ quan niệm và trí tưởng tượng. Với nhân vật kỳ ảo là thần tiên thác sinh, tác giả dân gian cho rằng đó là do họ phạm tội trên thiên đình hoặc được thiên đình phái xuống giao một nhiệm vụ nào đó (cứu giúp nhân dân, thử lòng con

người). Ví dụ, nhân vật Nàng Tiên ốc trong truyện “Nàng tiên ốc” vốn là

con thứ mười của nhà Trời được phái xuống giúp chàng trai nghèo; Thạch

đầu thai vào nhà họ Thạch, năm 13 tuổi đã được Tiên ông dạy cho các phép võ nghệ thần thông để làm việc hiệp nghĩa...

Với nhân vật kỳ ảo là người trần gian được thành tiên thì lại được tác giả dân gian lý giải khác: đó là do Ngọc Hoàng hoặc phật, bụt sắc phong. Người trần được sắc phong thành Tiên, Thần trước đó phải có công tích lớn lao hoặc có ý chí, tiết hạnh cao đẹp. Khi thành Tiên, Phật, Thần tức là họ đã trở thành những nhân vật kỳ ảo. Chẳng hạn, công chúa nước Việt do lòng hiếu

thảo đã được hoá thành Phật Bà nghìn mắt nghìn tay (truyện “Phật Bà nghìn

mắt nghìn tay”); ba Thần Táo Quân trông coi việc bếp núc nhà cửa là do sự

chung thuỷ, tình nghĩa của họ lúc sống đã làm Ngọc Hoàng cảm động và sắc

phong cho họ (truyện “Ba ông đầu rau”); hay chàng Chử Đồng Tử và Nàng

Tiên Dung sau khi chết cũng được hoá thân thành tiên bay lên trời (truyện

“Chử Đồng Tử”)..v..v..

Kế thừa và tiếp thu những truyền thống của văn học dân gian, “Truyền

kỳ mạn lục” (Nguyễn Dữ) đã sử dụng môtíp con người gặp gỡ thần tiên để thể

hiện các nhân vật kỳ ảo. Các truyện như: “Đối tụng ở Long cung”, “Từ Thức

lấy vợ tiên”, “Phạm Tử Hư lên chơi Thiên Tào”, “Gã Trà Đồng giáng sinh” đều sử dụng môtíp này.

Trong truyện “Đối tụng ở Long cung”, nhà văn đã miêu tả cuộc gặp gỡ của quan Thái thú họ Trịnh - người trần thế với “vị thần mưa” Bạch Long Hầu một cách ngẫu nhiên: “Trịnh mỗi khi lên lầu đứng trông, thường thấy có

ông cụ già đeo một cái bao đỏ đựng tiền, sớm đi tối về”. Con mắt tò mò của

Thái thú khi thấy ông già đi ra từ một “bến sông sâu thẳm” - nơi không nhà không cửa... Và quan Thái thú biết mình may mắn được gặp vị “tiên khách

trong áng thiên hà” khi “thấy ông già thủng thỉnh từ dưới đi lên”. Từ việc gặp

gỡ này, Nguyễn Dữ đã dựng lên hình tượng nhân vật kỳ ảo Bạch Long Hầu đầy sức hấp dẫn và kì bí. Bạch Long Hầu là thần mưa của thượng giới - một vị thần chỉ có trong truyền thuyết của dân gian, chỉ xuất hiện trong tưởng tượng

của con người vậy mà đã xuất hiện ngay giữa dương gian này. Thần biến thành một ông thầy bói, có mặt ở giữa nơi đông người qua lại - chợ - nơi mà cuộc sống con người diễn ra nhộn nhịp nhất. Hơn thế, vị thần này đã giao tiếp, đã nói chuyện với những người trần. Thần đã giúp quan Thái thú họ Trịnh phát đơn kiện thần Thuồng Luồng, cứu Dương thị vợ mình.

Phạm Tử Hư được theo thầy mình lên chơi ở Thiên Tào (“Phạm Tử

Hư lên chơi Thiên Tào”). Chàng được “đi chơi khắp các toà”, được biết

chốn thần tiên ở khác với hạ giới như thế nào: “Có tường bạc bao quanh, cửa

lớn khảm trai lộng lẫy...”, “hai bên có những toà lầu châu điện ngọc, vằng vặc sáng như ban ngày, sông Ngân bến sao, ôm ấp sau trước, gió thơm phưng phức, đượm ngát quanh hiên, hơi lạnh thấu da, ánh sáng chói mắt...”. Chàng

còn được gặp các vị tiên thuở sống là người bình thường nhưng có đức, có phẩm hạnh như Tô Hiến Thành, Chu Văn An... Cõi tiên có nhiều điều lạ lùng mà thế gian không có được, đặc biệt là những người có phẩm hạnh được thành tiên, được tới thăm chốn Bồng lai, cung nước.

Từ Thức trong “Từ Thức lấy vợ tiên” còn có phần may mắn hơn.

Chàng được sống và chứng kiến cuộc sống diễn ra nơi tiên cảnh, cùng vợ mình là một nàng tiên xinh đẹp sống chung một mái nhà. Song, cho dù chốn tiên cảnh đẹp, thơ mộng, giàu sang hơn gấp nhiều lần chốn trần gian thì con người cũng không thể lãng quên đi quê hương của mình. Từ Thức không phải là người ngoại lệ, chính nỗi nhớ nhà, nhớ quê hương đã thôi thúc chàng trở lại

trần gian sau “80 năm” chàng đặt chân tới nơi cảnh trời…

Có thể nói, môtíp con người gặp gỡ thần tiên là một trong những phương thức hữu hiệu để các tác giả (tác giả dân gian và Nguyễn Dữ) xây dựng nên những nhân vật kỳ ảo sinh động, hấp dẫn. Sự tương đồng trong việc dùng môtíp này cũng góp phần khẳng định sự gắn kết liền mạch “không thể tách rời” giữa VHDG và văn học viết.

Một phần của tài liệu SO SÁNH NHÂN VẬT KÝ ẢO TRONG TRUYỀN KỲ MẠN LỤC CỦA NGUYỄN DỮ VÀ TRUYỆN CỔ TÍCH VIỆT NAM (Trang 27 -31 )

×