V. KẾT LUẬN KIẾN NGHỊ 5.1 Kết luận
3. Các thông số cần quan trắc.
- pH của nước: thể hiện tính axit hoặc bazo và đồng thời thể hiện các muối tan mang tính axit hoặc bazo, giảm trong điều kiện axit tăng trong điều kiện kiềm.
- Nồng độ oxy hòa tan (DO): nền tảng cho sự sống của đa số sinh vật trong nước, phản ánh sự phân hủy của các chất ô nhiễm trong nước. Đây là chỉ tiêu quan trọng đánh giá sự ô nhiễm nước.
- Nhu cầu oxy sinh hóa (BOD): là lượng oxy cần thiết để oxy hóa các chất hữu cơ trong nước bằng vi sinh vật. Nếu giá trị BOD càng lớn thì nước ô nhiễm chất hữu cơ càng cao.
- Nhu cầu oxy hóa học (COD): xác định bằng lượng oxy cần thiết như một chất oxy hóa dùng trong phản ứng oxy hóa hoàn toàn các thành phần hữu cơ
trong nước. Nó đặc trưng cho hàm lượng chất hữu cơ của nươc thải và sự ô nhiễm cả nước tự nhiên.
- Hàm lượng nitrat (NO3-): nồng độ nitrat cao chỉ thị cho việc ảnh hưởng bở phân bón hóa học do sự tồn dư tại các ion NO3- . Đây là thông số quan trọng để đánh giá tính chất tự làm sạch của hệ thống nước và cân bằng dinh dưỡng trong nước mặt và đất.
- Hàm lượng amoni (NH4): amoni có trong nước và đất từ các quá trình phân hủy các thành phân phần nito của vi sinh vật và quá trình khử nitrat trong điều kiện nhấ định.
- Hàm lượng photphat (PO43-) cho phép đánh giá sự rửa trôi hoặc chỉ thị phú dưỡng.
- Hàm lượng Cl-: cho biết nồng độ muối hòa tan trong nước.. Bên cạnh đó, clo cũng có thể coi là một chất chị thị ô nhiễm khi xem xét nó đồng thời với các thông số khác.
- Hàm lượng chất rắn (TSS): chất rắn làm cản trở việc sự dụng và lưu chuyển nước làm giảm chất lượng nước, gây trở ngại cho sản xuất.