Crôm (Chất độc nhóm 1)

Một phần của tài liệu Nước-xét nghiệm nước (Trang 35 - 39)

- Xác định độ kiềm giúp định lượng hóa chất trong quá trình keo tụ, làm mềm

14. Crôm (Chất độc nhóm 1)

Trong nước bị nhiễm nước thải công nghiệp khai thác mỏ, xi mạ, thuộc da, thuốc nhuộm, gốm sứ.

Tác động xấu đến các cơ quan như gan, thận, cơ quan hô hấp. Nhiễm độc cấp tính: gây xuất huyết, viêm da, u nhọt.

15. Đồng

Sử dụng các loại hóa chất diệt tảo, nước thải từ nhà máy luyện kim, xi mạ, thuộc da, sản xuất thuốc trừ sâu, diệt cỏ hay phim ảnh

Có vị khó chịu (1 – 2 mg/l) và không thể uống được (5 – 8 mg/l).

Tiêu chuẩn nước uống và nước sạch:< 2 mg/l.

16. Chì

Trong nguồn nước thiên nhiên chì 0,4 – 0,8 mg/l. Do ô nhiễm nước thải công nghiệp, hiện tượng ăn mòn nên chì trong nước uống ở mức độ cao hơn.

Gây tổn thương não, rối loạn tiêu hóa, yếu cơ, phá hủy hồng cầu.

Tích lũy trong cơ thể đến mức cao và gây độc. Tiêu chuẩn nước uống và nước sạch:< 0,01 mg/l.

17. Kẽm

Từ nguồn nước thải của các khu khai thác quặng.

Hàm lượng > 5 mg/l làm cho nước có màu trắng sữa. Tiêu chuẩn nước uống và nước sạch: < 3mg/l.

18. Niken

Từ nguồn nước thải của ngành điện tử, gốm sứ, ắc quy, sản xuất thép.

Độc tính thấp và không tích lũy trong các mô.

Tiêu chuẩn nước uống và nước sạch: < 0,02mg/l.

19. Thủy ngân

Dùng trong công nghệ khai khoáng.

Gây rối loạn các cơ quan như thận và hệ thần kinh khi nhiễm độc.

20. Molybden

Trong nước thải ngành điện, hóa dầu, thủy tinh, gốm sứ và thuốc nhuộm.

Dễ hấp thụ theo đường tiêu hóa và tấn công các cơ quan như gan, thận.

Tiêu chuẩn nước uống: < 0,07 mg/l.

21. Clorua

Giới hạn tối đa được lựa chọn theo hàm lượng natri trong nước, khi kết hợp với clorua sẽ gây vị mặn khó uống.

• Tiêu chuẩn nước sạch: < 300 mg/l. • Tiêu chuẩn nước uống: < 250 mg/l.

Một phần của tài liệu Nước-xét nghiệm nước (Trang 35 - 39)