Các giải pháp bảo tồn và phát triển làng nghề

Một phần của tài liệu Gắn hoạt động du lịch văn hoá lịch sử với hoạt động sản xuất của làng nghề đúc đồng truyền thống thôn tống xá, xã yên xá, huyện ý yên, tỉnh nam định nhằm bảo tồn và phát triển làng nghề (Trang 27 - 37)

Việc duy trì làng nghề Tống Xá là điều kiện tất yếu là sự sống còn của địa phương này. Song nếu chỉ phát triển Tống Xá theo hướng truyền thống là sản xuất ra sản phẩm để bán thì đến một thời gian nào đó có thể nhu cầu về sản phẩm này sẽ bị dung hoà. Mặt khác, Tống Xá lại có rất nhiều điều kiện thuận lợi để gắn HĐSX với hoạt động du lịch văn hoá - lịch sử – thắng cảnh, để bảo tồn và phát triển làng nghề. Mục đích chính của việc bảo tồn là làm giảm ô nhiễm khi sản xuất nhằm tạo ra một môi trường xanh sạch đẹp, con người khoẻ mạnh. Vì vậy, tôi đưa ra các giải pháp sau:

3.6.1. Các giải pháp nhằm góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường

3.6.1.1. Quy hoạch khu sản xuất

Hiện nay, Tống Xá còn 3 CSSX chưa tập trung vào 2 cụm, 111 hộ gia đình nhận sản phẩm từ các cơ sở về làm tại nhà, và cụm 1 còn có các nhà

dân, gia đình chủ xưởng sống xen kẽ với các xưởng sản xuất.

Do vậy, để giảm thiểu tối đa những tác động xấu của HĐSX tới sức khoẻ của nhân dân và môi trường thì:

1. Yêu cầu 3 cơ sở trên phải di dời vào 1 trong 2 cụm, nghiêm cấm các hộ gia đình nhận sản phẩm về làm tại nhà mà phải ra các cơ sở để tham gia sản xuất tại đó.

2. Tại mỗi cụm nên quy hoạch sản xuất theo từng khu vực như: Khu đúc thép, đúc gang, đúc đồng, tiện mài, chứa nguyên nhiên liệu.v.v…

Nhóm giải pháp này có nhiều ưu điểm như tăng thu nhập cho các CSSX nhờ giảm được chi phí cho quá trình vận chuyển, thuận lợi cho việc đầu tư mở rộng sản xuất đặc biệt cho việc xử lý tập trung các chất thải. Song nhóm giải pháp này là đòi hỏi sự đầu tư kinh phí rất lớn ngoài sức chịu đựng của các CSSX và của địa phương. Vì vậy phải có sự hỗ trợ của Tỉnh và Nhà nước.

3.6.1.2. Xử lý khí thải

Bụi và khí thải là nguồn ô nhiễm chính tại các CSSX. Vì vậy, cần xử lý nguồn khí thải này tại chỗ tức cần xử lý triệt để tại từng cơ sở với các biện pháp sau:

1. Tại mỗi cơ sở có thể xử lý khí thải và bụi theo sơ đồ: Sơ đồ: Xử lý khí thải và bụi

Ghi chú: Lò nấu đúc khuôn Gia công            

 Khí bụi từ các lò đi vào chụp hút khí

 Chụp hút khí bụi

 Phòng lạnh có lắp đặt phễu hứng

 Phễu hứng có cửa phía dưới

 Đường dẫn khí

 Thùng chứa dung dịch Na2S và Ca(OH)2 có buồng lắng có cửa phía dưới

 Bùn thải

 ống khói dẫn khí sạch ra bên ngoài.

2. Biện pháp sử dụng thiết bị thu gom bụi bằng điện

Sử dụng thiết bị thu gom bụi bằng điện thường có hiệu suất cao hơn so với các thiết bị thu gom bụi khác, hơn nữa nó có thể giữ lại cả những hạt siêu nhỏ (kích thước nhỏ hơn 1μm) [7].

3. Các cơ sở cần xây dựng nhà xưởng thông thoáng, lắp đặt thêm quạt thông gió, ống khói phải cao để pha loãng nồng độ khí thải và lợi dụng sức gió tự nhiên.

4. Thay đổi nhiên liệu đốt hiện nay, bằng việc sử dụng than đá có hàm lượng lưu huỳnh và nitơ thấp, có nhiệt trị cao, để giảm lượng xỉ, giảm nồng độ khí thải, nâng cao nhiệt độ lò.

5. Đối với lượng bụi sinh ra do vận chuyển thì áp dụng phun nước.

3.6.1.3. Xử lý nước thải

Tại mỗi CSSX, nguồn nước thải bao gồm có nước thải WC của công nhân và nước thải của QTSX. Do nguồn nước thải ở từng cơ sở là không lớn. Vì vậy các cơ sở trong từng cụm nên xử lý tập trung bằng biện pháp vi sinh vật sản xuất khí sinh học.

1. Đối với chất thải WC thì tại mỗi cơ sở nên xây dựng công trình WC theo hình thức tự hoại và nguồn nước thải sẽ theo ống dẫn trực tiếp đổ vào bể tập trung.

2. Đối với nguồn nước thải do sản xuất chứa rất nhiều kim loại nặng và oxit kim loại. Các oxit kim loại tác dụng với nước sẽ tạo thành các hiđrôxit

như: Cu(OH)2, Mg(OH)2, Zn(OH)2, Pb(OH)2, Fe(OH)3,… tất cả đều kết tủa dễ lắng đọng. Do vậy, trước khi đổ nguồn nước thải này vào bể xử lý tập trung, tại mỗi cơ sở sẽ xử lý sơ bộ bằng biện pháp lắng đọng với hệ thống ống dẫn chữ U được uốn khúc nhiều lần ở đáy chữ U có lắp phễu tháo ra được. Sau đó, nguồn nước thải tiếp tục đổ vào bể xử lý tập trung.

Sơ đồ: Hệ thống đường dẫn hình chữ U

Ghi chú:

 Nguồn nước thải tập trung của cơ sở vào ống dẫn.  Song chắn các loại tạp chất thô và rác.

 Các phễu hứng.

 Các đoạn ống dẫn hình chữ U.

 Nguồn nước thải được đổ vào bể xử lý tập trung. 3. Xử lý tập trung

Bể xử lý tập trung có cấu trúc là bể lên men (bể biogas).

3.6.1.4. Xử lý chất thải rắn

Chất thải rắn tại các CSSX bao gồm có: cát, xỉ, đất nung. Xử lý lượng chất thải rắn theo biện pháp sau:

1. Từng cơ sở nên xây dựng một bể chứa chất thải rắn. Sau đó, dùng biện pháp sàng lọc để có thể thu lại một lượng cát đưa vào tái sử dụng.

2. Sau khi đã sàng lọc tại cơ sở, lượng còn lại đổ vào bể tập trung của cả cụm. Tại đây sẽ tiến hành biện pháp thu nhận kim loại bằng công nghệ vi sinh. 3. Đối với lượng chất thải sau khi đã thu nhận kim loại sẽ được sử dụng

 

 

làm vật liệu để đóng gạch ba banh. Loại gạch này ở nông thôn thường sử dụng để xây các công trình phụ hoặc tường bao, v.v..

Toàn bộ phương pháp tách kim loại ra khỏi chất thải được trình bày theo sơ đồ sau [9]:

Chất thải chứa kim loại

Không khí ẩm Chất thành đống lên men Hồ oxy hoá Đưa vào hồ để thu nhận

hợp kim loại hoà tan Điều chỉnh pH Điện ly thu nhận kim loại

Thu nhận kim loại

3.6.1.5. Xử lý tiếng ồn

1. Đối với máy móc thiết bị: Thiết kế và cấu tạo các bộ phận giảm âm và ứng dụng chúng trong động cơ xe tải, máy móc…

Thường xuyên bảo dưỡng máy móc thiết bị để giảm độ ồn, tăng tuổi thọ. Cách âm, cách chấn động bằng cách: Trong máy móc thiết bị nên sử dụng các gối đỡ bệ máy có lò xo, hoặc cao su đàn hồi cao, sử dụng kết cấu treo có lò xo đàn hồi.

2. Trong quá trình quy hoạch nên bố trí các nguồn ồn vào một khu ở cuối hướng gió để dễ xử lý.

3. Đối với nguồn ồn do vận chuyển: Cần quy hoạch xây dựng các đường giao thông đi lại trong cụm hợp lý, cách xa phía trường học, bệnh viện.

3.6.1.6. Xử lý nhiệt thừa

Ô nhiễm nhiệt là một trong những nguyên nhân cơ bản gây ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ của người lao động, du khách và tới môi trường. Cần xử lý

lượng nhiệt thừa với một số biện pháp:

1. Bảo ôn lò đốt, tránh tổn thất nhiệt, vừa làm giảm ô nhiễm nhiệt lại tiết kiệm nhiên liệu, năng lượng.

Làm nguội các thiết bị bằng nước.

2. Xây dựng hồ nước mát nhân tạo, phun nước thành các hạt nhỏ vào trong không khí, các hạt nước đó tiếp xúc trực tiếp với không khí, hút nhiệt của không khí để biến thành hơi.

3.6.2. Giáo dục - tuyên truyền

1. Giáo dục cho mọi người dân hiểu rằng việc bảo tồn và phát triển làng nghề không chỉ vì lợi ích chung mà nó chính là sự sống còn của từng người dân nơi đây. Vì thế, mọi người phải BVMT. Đó chính là bảo vệ lợi ích, bảo vệ sự sống của các thế hệ hôm nay và mai sau và BVMT cũng chính là bảo vệ tài sản quốc gia. Do đó, phải giáo dục sao cho BVMT trở thành ý thức ăn sâu, là một thói quen, nếp sống của họ.

- Các cấp chính quyền đặc biệt là cấp xã, thôn với vai trò lãnh đạo việc thực hiện các biện pháp quản lý môi trường cần tổ chức, giáo dục tuyên truyền theo nhiều hình thức như: Hệ thống truyền thanh, tờ rơi, áp phích, quảng cáo, các loại báo, tổ chức đội tuyên truyền cổ động, tổ chức các cuộc thi.

- Các cấp quản lý môi trường nên tổ chức các hoạt động cho người dân tham gia như:

+ Giữ gìn vệ sinh sạch sẽ nơi sản xuất, sinh hoạt, đường làng ngõ xóm. + Tổ chức các buổi tổng vệ sinh tại khu sản xuất và đường làng ngõ xóm theo định kỳ hàng tuần.

+ Đặc biệt đề ra các giải thưởng cho các đề tài khắc phục ÔNMT, các cuộc thi tìm hiểu các kiến thức liên quan đến sức khoẻ và môi trường.

+ Tổ chức khám sức khoẻ định kỳ cho toàn bộ công nhân. 2. Trang bị dụng cụ bảo hộ lao động

toàn lao động trong quá trình làm việc, vì vậy:

- Yêu cầu các chủ xưởng phải tuân thủ đúng luật lao động trang bị đầy đủ BHLĐ, bảo vệ quyền lợi của công nhân.

- Cần có những quy định bắt buộc công nhân phải mang dụng cụ BHLĐ trong QTSX như: Quần áo, giầy, gang tay, khẩu trang chống bụi, mũ trùm đầu, kính bảo vệ (đối với những công nhân làm ở lò điện đúc thép), nút bông tai.

3. Giáo dục mọi người dân ý thức tham gia trồng và bảo vệ cây xanh ở hai bên các tuyến đường xung quanh cụm công nghiệp và các đoạn đường trong cụm. Đây là một biện pháp đơn giản, ít tốn kém, hiệu quả lại rất cao. Cây xanh sẽ có tác dụng điều hoà nhiệt, giảm tiếng ồn, thu giữ bụi. Ngoài ra, cây xanh còn che nắng, tạo cảnh quan đẹp.

Đối tượng trồng ở đây có thể là: Cây trúc đào (Nerium ole – ander L.), cây dâu da xoan (Allospondias lahonensis), cây bằng lăng, v.v… các loại cây

này có khả năng sống cao, dễ trồng… Ngoài ra các loại cây này có hoa tạo cảnh quan đẹp.

3.6.3. Gắn hoạt động sản xuất của làng nghề với hoạt động du lịch văn hoá – lịch sử - thắng cảnh

1. Nguyên nhân của việc các sản phẩm đồng truyền thống, các mặt hàng thủ công mỹ nghệ được sản xuất với quy mô nhỏ, số lượng ít:

- Trước năm 1998, đời sống của đa số nhân dân ta rất khó khăn. Người dân chỉ lo sao cho có cơm ăn áo mặc. Vì vậy, mặt hàng được sản xuất chủ yếu là đồ gia dụng và công cụ sản xuất như xoong, nồi, lưỡi cày, cuốc,… Còn các mặt hàng thủ công mỹ nghệ được sản xuất rất ít do nhu cầu tiêu thụ thấp.

- Hơn nữa, các mặt hàng thủ công mỹ nghệ truyền thống của Tống Xá ít được cải tiến mẫu mã và chưa được quảng bá rộng rãi. Vì vậy, thị trường tiêu thụ các sản phẩm này của Tống Xá là rất hẹp.

- Đến khi đất nước thực hiện quá trình CNH, HĐH thì việc sản xuất các thiết bị, chi tiết máy móc,… tại Tống Xá phát triển mạnh đã lấn át việc sản

xuất các mặt hàng truyền thống.

Chính vì thế, hiện nay tại các cơ sở việc sản xuất các mặt hàng truyền thống tạm thời bị thay thế bằng việc sản xuất các mặt hàng mới.

2. Cần duy trì việc sản xuất các mặt hàng thủ công mỹ nghệ và gắn HĐSX của làng nghề với hoạt động du lịch văn hoá - lịch sử góp phần bảo tồn và phát triển bền vững làng nghề Tống Xá.

- Mặc dù hiện nay khoa học kỹ thuật rất phát triển, các ngành sản xuất hầu hết dùng máy móc để thay thế lao động thủ công của con người. Nhưng máy móc không thể thay thế con người để làm ra một số sản phẩm của nghề đúc đồng, sơn mài, điêu khắc, khảm gỗ,… Bởi các mặt hàng này đòi hỏi phải có bàn tay thật khéo léo, có kỹ năng, kỹ xảo tinh vi của các nghệ nhân.

- Ngày nay, đời sống của nhân dân ta được cải thiện và nâng cao. Nên các hoạt động văn hoá, tinh thần, tham quan du lịch,… đã và đang trở thành một nhu cầu thiết yếu của mọi người dân.

- Phát triển du lịch đang là một chủ trương chiến lược của Việt nam. Du lịch được coi là một ngành mũi nhọn, được dự báo có tốc độ tăng trưởng rất cao. Đặc biệt nhà nước ta đang có chủ trương hỗ trợ khuyến khích sự phát triển du lịch của các làng nghề truyền thống [5].

Cùng với những điều kiện thuận lợi trên (xem 3.5.1 chương 3) Tống Xá nên gắn HĐSX của làng nghề với hoạt động du lịch văn hoá - lịch sử để góp phần bảo tồn và phát triển bền vững làng nghề.

3. Để góp phần thực hiện thành công việc gắn HĐSX với hoạt động du lịch văn hoá - lịch sử tại Tống Xá, tôi đưa ra các giải pháp sau:

- Cần xây dựng chợ Tống Xá. Tại đây có bán và trưng bày sản phẩm của Tống Xá và sản phẩm của một số làng nghề khác như làng nghề La Xuyên, làng nghề Ninh Xá, làng nghề Cát Đằng. Tại đây du khách sẽ không chỉ được xem, nhìn và mua sắm các sản phẩm mà du khách sẽ trực tiếp tham gia vào quá trình chế tạo các sản phẩm dưới sự hướng dẫn của các nghệ nhân hoặc

được xem các nghệ nhân làm. Từ đó, du khách mới thấy được giá trị thực của sản phẩm, mới thấy được sự kỳ công, sáng tạo của các nghệ nhân và thợ thủ công nơi đây. Đồng thời du khách cũng thấy được Tống Xá có một bí mật làng nghề về kỹ thuật pha chế tỷ lệ các chất, nhiệt độ nung, … mà không thể dễ dàng học và làm được.

- Tống Xá cần có sự điều chỉnh hài hoà giữa sản xuất các chi tiết , thiết bị máy móc với các mặt hàng thủ công mỹ nghệ. Các mặt hàng thủ công mỹ nghệ phải được đa dạng phong phú về kích thước, chủng loại và mẫu mã.

- Qua quan sát và tìm hiểu chúng tôi thấy các sản phẩm của Tống Xá hầu hết chưa được bày bán ở các thị trường tiêu thụ lớn như Hà Nội, Hải Phòng,…Các sản phẩm của Tống Xá chưa có Lôgô để nhận biết. Trên các địa chỉ trang web, trên báo chí,… hầu như chưa thấy sự xuất hiện của Tống Xá. Vì vậy, theo tôi hoạt động du lịch và sản phẩm của Tống Xá cần được quảng cáo rộng rãi trên các địa chỉ trang web, đài truyền thanh, truyền hình, áp phích, tờ rơi. Đặc biệt qua các hội chợ, các lễ hội tại khu vực nên có sự bày bán và biếu tặng các sản phẩm của Tống Xá để sản phẩm của Tống Xá không chỉ có mặt ở thị trường trong nước mà còn có mặt trên thị trường quốc tế. Tống Xá cần lập thương hiệu riêng của mình, tạo một Lôgô khắc trên các sản phẩm để khách hàng nhận biết được sản phẩm rất riêng của Tống Xá.

- Để phát triển du lịch Tống Xá cần hoàn thiện hơn nữa hệ thống các dịch vụ như nhà nghỉ, chợ, các cửa hàng, quầy bán hàng lưu niệm, khu vệ sinh, hệ thống điện - nước, bãi đỗ xe,…

4. Chương trình du lịch tại Nam Định – Ninh Bình (3 ngày) * Du lịch sinh thái – thắng cảnh Ninh Bình (1 ngày)

- Buổi sáng: Dùng điểm tâm, khởi hành đi tham quan rừng quốc gia Cúc Phương, Tam cốc – Bích Động. Nghỉ trưa tại Tam cốc – Bích Động

- Buổi chiều: Tham quan Nhà thờ đá Phát Diệm. 16h30 phút về Tống Xá, nghỉ tối tại Tống Xá.

* Du lịch văn hoá - làng nghề khu vực Tống Xá ( 1 ngày)

- Buổi sáng: Dùng điểm tâm, khởi hành đi tham quan Tống Xá, Ninh Xá, La Xuyên, Cát Đằng.

- Buổi chiều: Tham quan Hội Phủ Giầy. 16h30 về thành phố Nam Định, nghỉ tối tại thành phố Nam Định.

* Du lịch di tích văn hoá lịch sử tại thành phố Nam Định (2/3 ngày) - Buổi sáng: Dùng điểm tâm, khởi hành đi tham quan quần thể di tích

Một phần của tài liệu Gắn hoạt động du lịch văn hoá lịch sử với hoạt động sản xuất của làng nghề đúc đồng truyền thống thôn tống xá, xã yên xá, huyện ý yên, tỉnh nam định nhằm bảo tồn và phát triển làng nghề (Trang 27 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(47 trang)