Nguyên tắc thu phát hồng ngoại

Một phần của tài liệu Thiết kế và chế tạo mạch chống trộm dùng tia hồng ngoại luận văn tốt nghiệp đại học (Trang 44)

a.Sơ đồ khối phát hồng ngoại

Khối chọn chức năng và khối mã hóa: Khi người sử dụng bấm vào các phím chức năng để phát lệnh yêu cầu của mình, mỗi phím chức năng tương ứng với một số thập phân. Mạch mã hóa sẽ chuyển đổi thành mã nhị phân tương ứng dưới dạng mã lệnh tín hiệu số gồm các bít 0 và 1. Số bit trong mã lệnh nhị phân có thể là 4 bit hay 8 bit tùy theo số lượng các phím chức năng nhiều hay ít.

Khối dao động có điều kiện: Khi nhấn 1 phím chức năng thì đồng thời khởi động mạch dao động tạo xung đồng hồ, tần số xung đồng hồ xác định thời gian chuẩn của mỗi bit .

Khối chốt dữ liệu và khối chuyển đổi song song ra nối tiếp: Mã nhị phân tại mạch mã hóa sẽ được chốt để đưa vào mạch chuyển đổi dữ liệu song song ra nối tiếp. Mạch chuyển đổi dữ liệu song song ra nối tiếp được điều khiển bởi xung đồng hồ và mạch định thời nhằm đảm bảo kết thúc đúng lúc việc chuyển đổi đủ số bit của một mã lệnh.

Khối điều chế và phát FM: mã lệnh dưới dạng nối tiếp sẽ được đưa qua mạch điều chế và phát FM để ghép mã lệnh vào sóng mang có tần số 38Khz đến 100Khz, nhờ sóng mang cao tần tín hiệu được truyền đi xa hơn, nghĩa là tăng cự ly phát.

Khối thiết bị phát: là một LED hồng ngoại. Khi mã lệnh có giá trị bit =’1’ thì LED phát hồng ngoại trong khoảng thời gian T của bit đó. Khi mã lệnh có giá trị bit=’0’ thì LED không sáng. Do đó bên thu không nhận được tín hiệu xem như bit = ‘0’ .

b.Sơ đố khối thu hồng ngoại

Khối thiết bị thu: Tia hồng ngoại từ phần phát được tiếp nhận bởi LED thu hồng ngoại hay các linh kiện quang khác.

Khối khuếch đại và Tách sóng: trước tiên khuếch đại tính hiệu nhận rồi đưa qua mạch tách sóng nhằm triệt tiêu sóng mang và tách lấy dữ liệu cần thiết là mã lệnh.

Khối chuyển đổi nối tiếp sang song song và Khối giải mã: mã lệnh được đưa vào mạch chuyển đổi nối tiếp sang song song và đưa tiếp qua khối giải mã ra thành số thập phân tương ứng dưới dạng một xung kích tại ngõ ra tương ứng để kích mở mạch điều khiển.

Tần số sóng mang còn được dùng để so pha với tần số dao động bên phần thu giúp cho mạch thu phát hoạt động đồng bộ , đảm bảo cho mạch tách sóng và mạch chuyển đổi nối tiếp sang song song hoạt động chính xác.

1.6. Kết luận Chương I

Chương I chúng tôi đã trình bày được hầu hết những khái niệm về hệ thống chống trộm, các linh kiện điện tử có mặt trong đề tài đồ án.Tìm hiểu được cách phân biệt,cách sử dụng, cách phân tích và các thông số đặc trưng của các linh kiện điện tử. Qua đây chúng tôi cũng hiểu biết được thêm một số vấn đề chuyên sâu hơn về các linh kiện điện tử. Tuy nhiên điện tử là một lĩnh vực rất là rộng vì thế trong chương này chúng tôi chỉ dừng lại ở việc tổng kết lại các khái niệm, đặc trưng cơ bản nhất làm cơ sở để tìm hiểu chương tiếp theo.

Chương II

THIẾT KẾ MẠCH CHỐNG TRỘM VÀ THỰC NGHIỆM

2.1 Nguyên lý hoạt động của mạch thu phát tín hiệu 2.1.1 Nguyên lý hoạt động của mạch phát tín hiệu

Sơ đồ khối của mạch phát

Hình 2.1. Sơ đồ khối mạch phát tín hiệu.

Khối tạo dao động

Khi ta nhấn nút Reset khi đó đồng thời khởi động mạch tạo xung đồng hồ, tần số xung đồng hồ xác định thời gian chuẩn của mỗi bit (bít “0” và bit“1”).

Khối điều chế tín hiệu( khuếch đại tín hiệu)

Mã lệnh dưới dạng nối tiếp sẽ được đưa qua 2 transistor , nhờ 2 transistor mà tín hiệu được khuếch đại, truyền đi xa hơn có ngĩa là khoảng cach phát sẽ xa hơn.

Khối thiết bị phát

Là một LED hồng ngoại. Khi tín hiệu có gia trị bít bằng “1” thì LED sẽ phát hồng ngoại trong khoảng thời gian T nào đó. Khi tín hiệu có mã lệnh là bit “0”thì LED không sáng. Do vậy bên thu sẽ không nhận được tín hiệu,xem nhu là bit “0”.

Sơ đồ nguyên lý của mạch phát như sau:

Hình 2.2. Sơ đồ nguyên lý mạch phát tín hiệu.

Sơ đồ boad mạch phát :

2.1.2. Nguyên lý hoạt động của mạch thu tín hiệu

Sơ đồ khối của mach thu tín hiệu:

Hình 2.4. Sơ đồ khối mạch thu tín hiệu.

Khối thiết bị thu (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tia hồng ngoại với tần số lớn được tiếp nhận bởi led thu hồng ngoại hay các thiết bị thu khác.

Trong mach đồ án thực tế chúng tôi sử dụng LED thu hồng ngoại 2 chân với ưu điểm là dễ dàng mua trên thị trường vói giá thành rẻ . Tuy nhiên thi với loại led thu này thì khả năng thu của nó hơi kém so với các loại led khác.

Khối mạch điều khiển

Đó là hai Transistor được mắc như sau:

Khi tín hiệu đầu vào chân B của transistor1 là bít “1” ta có UBE1 = Vcc . Thì tín hiệu đầu ra ở chân C của transistor1 là bits “0”đồng nghĩa với tín hiệu đầu vào ở chân B của transistor 2 là bit “0” và lúc này UBE2= 0. Khi đó tín hiệu đầu ra ở chân C của transistor2 là bít “1”.

Ngược lại khi tín hiệu đầu vào ở chân B của transistor1 là bít “0” thì tín hiệu đầu ra ở chân C của C2 sẽ là bít “0”. Tín hiệu được cấp vào chân 2 của NE555 và được đưa ra bởi chân 3 của IC này.

Khối khuếch đại tín hiệu

Tín hiệu được cấp vào chân B của một transistor và được lấy ra bởi chân C của transistor này.

Loa

Tín hiệu được lấy ra bởi chân C của transistor và được cấp vào một chân của loa, chân kia được nối lên dương nguồn của mạch. Sơ đồ nguyên lý của mạch thu như sau:

Sơ đồ mạch board

Hình 2.7. Sơ đồ mạch in mạch thu.

2.2. Thiết kế mạch chống trộm

2.2.1. sơ đồ khối của mạch:

Mạch chống trộm được thiết kế như sau: Sơ đồ khối :

2.2.2.Nguyên lý hoạt động

Mắt thu nhận tín hiệu từ mạch phát và đưa đến opamp thứ nhất để khuếch đại lên và sau đó chỉnh lưu và lọc thành áp DC. Điện áp DC này sẽ được so sánh với áp chuẩn opamp thứ hai được sử dụng như một bộ so sánh áp. Tín hiệu ra được kích vào chân 2 của IC 555.

IC 555 đóng vai trò như một mạch đơn ổn. khi có tín hiệu kích vào nó thì nó làm cho còi báo động vang lên khoảng 15 giây và tắt. bình thường thì còi báo động không kêu, khi có tín hiệu thì nó làm cho mắt thu mất tín hiệu và áp chỉnh lưu cũng giảm xuống và mạch so sánh áp sẽ kích IC 555 làm việc và còi báo động sẽ vang lên.

a. Khối nguồn

Trong khuôn khổ đồ án này chúng tôi sử dụng một bộ chuyển đổi mạch nguồn có sẵn chuyển đổi nguồn điện xoay chiều 220V xuống điện áp 9VAC, sau đó qua mạch lọc gồm tụ C1 và C2 ( C2 có tác dụng lọc xung nhọn có thể phá hỏng IC). Sau đó ổn áp bởi IC 7805 để có được điện áp một chiều 5V và được lọc bởi C3 và C4 và cung cấp nguồn cho mạch hoạt động. cả mạch phát và thu đều hoạt động ở nguồn 5V.

Trong thực tế chúng ta cũng có thể dùng một mạch nguồn từ điện lưới gia đình 220V như sau:

Hình 2.9. Mạch nguồn.

Mạch nguồn này ta dùng nguồn xoay chiều 220V hạ thế qua biến áp TR xuống điện áp 9V. sau đó nắn thành điện áp một chiều bởi mạch cầu gồm 4

diode, lọc bởi tụ C1 và C2, sau đó ổn áp bởi IC ổn áp 7805 để có được điện áp 5V và lọc bởi tụ C3 và C4 để cung cấp cho mạch.

b. Khối phát

Khối phát tín hiệu sử dụng IC555 tạo dao động xung. Xung tín hiệu này được khuếch đại qua hai transistor rồi được đưa đến LED phát hồng ngoại và phát ra ánh sáng hồng ngoại.

Tần số phát hồng ngoại được tinh bởi công thức sau:

(2.1) Chu kì của tín hiệu đầu ra :

(2.2) Thời gian xung ở mức cao trong một chu kỳ:

T1 = ln2 .(R1+2R2).C (2.3) Thời gian xung ở mức thấp trong một chu kỳ: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

T2 = ln2.R2.C (2.4)

Như vậy ta có thể tính toán dựa trên công thức đã có để có tần số phát tín hiệu hồng ngoai là lớn nhất.

c. Khối thu

Khối thu được sử dụng LED thu hồng ngoại được tín hiệu vào chân B của transistor thứ nhất. transistor 1 có chân E nối GND chân C qua trở lên dương nguồn. Transistor 2 chân B lấy tín hiệu từ chân C của transistor 1, chân E được nối GND, chân C được nối qua trơ lên dương nguồn. Đồng thời tín hiệu được được lấy ra từ chân C đưa đến chân 2 của IC555. IC555 nhận tín hiệu đã được khuếch đại đưa tín hiệu ra chân 3. Tín hiệu từ chân 3 của IC555 được cấp vào chân B của transistor để khuếch đại tín hiệu lên. Transistornày cực E được nối GND. Cực C của transistor này được nối với loa. Cuối cùng loa nhận được tín

hiệu kêu lên báo động.

d. Loa phát tín hiệu

Khi mạch thu phát hồng ngoại luôn luôn hoạt động . Khi có tín hiệu cấp vào mạch thu thì loa sẽ không kêu. Còn khi tín hiệu bị gián đoạn thì loa sẽ kêu. Do vậy khi trộm tiến lại gần đồ vật thì sẽ làm ngắt tín hiệu do vậy loa sẽ báo động.

2.3. Một số kết quả đạt được

Sau đây là một số kết quả mà bài đồ án đạt được:

Hình 2.11. Sơ đồ mạch thu mô phỏng bằng phần mềm proteus

Hình 2.12. Sơ đồ mạch chống trộm mô phỏng bằng phần mềm proteus.

Hình 2.13. Hình ảnh mạch phát.

Hình 2.15. Mô hình hoàn chỉnh mạch chống trộm dùng hồng ngoại.

2.4. Kết luận chương II

Trong chương II này chúng tôi đã thực hiện thiết kế mạch chống trộm bằng các phần mềm proteus,orcad…, phân tích được nguyên lý hoạt động của mạch phát và mạch thu tín hiệu hồng ngoại, từ đó chế tạo ra mạch chống trộm dùng hồng ngoại.

Ưu điểm của mạch

Mạch khá đơn giản, dễ sử dụng, ít tốn kém về chi phí. Có thể sử dụng rộng rãi ở nhiều nơi.

Nhược điểm

Dễ bị nhiễu do ánh sáng trắng đi vào mắt thu.

KẾT LUẬN

Trên cơ sở mục đích của đề tài được đặt ra, bằng vốn kiến thức được tích lũy trên giảng đường và qua một thời gian nghiên cứu, tìm hiểu sách, tài liệu tham khảo cũng như sự hướng dẫn nhiệt tình của thầy giáo hướng dẫn, đồ án tốt nghiệp đã hoàn thành và đạt được một số kết quả sau:

1. Đã trình bày được một số hiểu biết về các hệ thống chống trộm cũng như tầm quan trọng của các hệ thống chống trộm nói chung và hệ thống chống trộm dùng hồng ngoại nói riêng.

2. Đã trình bày được một cách tóm lược về các khái niệm, phân loại, cách sử dụng cũng như những đặc trung của các linh kiện điện tử. Đồng thời nêu lên một số ứng dụng của nó trong thực tiễn.

3. Đã trình bày được nguyên lý hoạt động của mạch thu phát hồng ngoại cũng như nguyên lý hoạt động của mạch chống trộm dùng hồng ngoại mà đề tài đồ án đặt ra. Đã thiết kế được sơ đồ nguyên lý , sơ đồ mạch in của mạch chống trộm dùng hồng ngoại.

4. Đã chế tạo thử nghiệm thành công mạch chống trộm dùng hồng ngoại. Nêu ra được những ưu điểm cũng như khuyết điểm của mạch chống trộm dùng hồng ngoại.

Sau cùng tác giả kính mong nhận được sự góp ý chân thành của các thầy , cô giáo và các bạn để đề tài được hoàn thiện hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Đào Thanh Toản, Võ Quang Sơn, ‘’Kỹ thuật mạch điện tử’’ , Nhà xuất bản Đại học Giao thông vận tải, 2008.

[2]. Phạm Thanh Bình, ‘’Giáo trình vật liệu cấu kiện điện tử’’, Nhà xuất bản Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, 2010.

[3]. Nguyễn Văn Điềm, ‘’Giáo trình mạch điện tử cơ bản’’, Nhà xuất bản Sở Giáo dục và Đào tạo Hà nội, 2010. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

[4]. Ngô Đức Thiện, ‘’Giáo trình Cơ sở kỹ thuật điện’’, Nhà xuất bản Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông, 2008.

[5]. Đỗ Huy Giác, Hoàng Văn Sơn,’’ Lý thuyết mạch- tín hiệu-tập 2’’, Nhà xuất bản Học viện Kỹ thuật quân sự.

[6]. Datasheet của ICNE555,op-amp 741 [7]. Các trang Web tham khảo:

http://www.datasheetall.com http://www.Google.com http://www.tailieu.vn http://www.Ebook.edu.vn http://www.Dientuvietnamnet.com.vn http://www.Spkt.net http://www.thuvienonline.com.vn

Một phần của tài liệu Thiết kế và chế tạo mạch chống trộm dùng tia hồng ngoại luận văn tốt nghiệp đại học (Trang 44)