Mô hình xử lý nước thải tại xã Minh Nông

Một phần của tài liệu Sử dụng hệ thống đất ngập nước nhân tạo để xử lý nước thải sinh hoạt (Trang 31 - 32)

Xử lý nước thải tại xã Minh Nông là rất cần thiết và cấp bách vì tíh trạng ô nhiễm môi trường rất nặng, tuy nhiên, phạm vi của dự án không thể giải quyết tình trạng ô nhiễm chung mà chỉ giới hạn trình diễn trong mô hình xử lý nước

thải khả thi. Nếu có kinh phí việc thực thi trên diện tích lớn là có thể, và điều đó phụ thuộc vào địa phương. Trên cơ sở đó sẽ tạo tiền đề cho một công việc giải quyết sự ô nhiễm môi trường mang lại điều tốt lành cho người dân địa phương với phương châm nhà nước và nhân dẫn cùng làm, vieecjxuwr lý ô nhiễm nước thải sinh hoạt tại khu vực xã Minh nông chỉ có thể hoàn thành toàn diện khi nguồn gốc nước thải ở các nhà máy trong khu vực phải được xử lý ngay từ đầu nguồn fnuowcs khi nhập vào dòng thải chung.

Trước tình trạng ô nhiễm nước thải trên thì mô hình trnhf diễn cuae dự án tại Minh Nông được thể hiện như sau:

-Nguồn nước thải sẽ được thu nhập vào bể lắng có dung tích 16 m3 (một phần của tổng lưu lượng nước thải), tại đây, những chất cặn lắng được lưu lại qua các ngăn lắng đọng trong bể, mặt khác thời gian nước lưu trong bể sẽ làm cho quá trình phân giải của vi sinh vật được thực hiện, giảm thiểu các cgur số BOD5, COD cúng như một phần vi sinh vật gây hại.

-Trong quá trình vận hành bể lắng cần được bổ xung thành phần ci sinh vật phân giải. Dự án sẽ bổ sung chế phẩm vi sinh vào bể, sẽ huấn luyện cho người dân cách làm. Bể cấn có nắp và ống thông khí để giảm thiểu sự phát tán mùi hôi và thuận lợi cho việc định kỳ làm vệ sinh cho bể sau này.

-Nước từ bể qua các vùng đất ngập nước, trồng các loại cây có khả năng hấp thu các phân tử hóa học phức tạp và kim loại nặng như Lemna minor, Lemna polyrhyza, Eichhornia crassipes, sau đó đi qua một ao nông có diện tích bề mặt lớn, cùng của máng xử lý bằng sậy. Ở đây rễ và thân cây sậy làm nhiệm vụ hấp thụ các ion muối khoáng còn dư thừa trong quá trình chuyển động của dòng chảy. Dòng chảy ở đây được thiết kế trên độ dốc và thuộc loại dòng chảy dưới bề mặt nươc (subsurface flow). Khi ấy nước đầu ra sẽ hoàn toàn đáp ứng với yêu cầu của nước thải cho phép. Từ đó nước được đổ vào hồ Láng Bu.

Một phần của tài liệu Sử dụng hệ thống đất ngập nước nhân tạo để xử lý nước thải sinh hoạt (Trang 31 - 32)