CHƯƠNG 2: MộT Số GIáO áN MẫU

Một phần của tài liệu Phân tích nội dung, xây dựng tư liệu góp phần nâng cao chất lượng dạy và học các bài thực hành sinh học trong cáh sinh học 10 sách cơ bản theo hướng lấy học sinh làm trung tâm (Trang 44 - 66)

Bài 12: Thí nghiệm co và phản co nguyên sinh I. Mục tiêu

1. Kiến thức

Sau khi học xong bài này HS phải:

- Củng cố kiến thức về các phương thức vận chuyển các chất qua màng sinh chất.

- Biết cách điều khiển sự đóng mở của các TB khí khổng thông qua điều khiển mức độ thẩm thấu ra vào TB.

- Quan sát vẽ được TB đang ở các giai đoạn co NS khác nhau. 2. Kĩ năng

- Rèn kĩ năng sử dụng KHV và kĩ năng làm tiêu bản KHV. - Rèn kĩ năng QS.

3. Thái độ

Thái độ nghiêm túc, tích cực trong khi làm QS. II. Phương pháp - phương tiện dạy học

1. Phương pháp dạy học

Phương pháp thực hành TN, phương pháp vấn đáp, phương pháp giảng giải.

2. Phương tiện dạy học 2.1. Mẫu vật

- Lá thài lài tía (hoặc lá cây huyết dụ, hoặc 1 số lá cây có TB có kích thước lớn dễ tách lớp biểu bì ra khỏi lá).

2.2. Dụng cụ và hoá chất

* Dụng cụ: KHV quang học vật kính x10, x40; dao cạo râu, lam kính, lá kính, ống nhỏ giọt, giấy thấm.

44 III. Kiến thức trọng tâm

- QS được hiện tượng co và phản co NS.

- Vẽ được hình TB biểu bì và TB tạo nên khí khổng, QS được dưới KHV. - Hoạt động của TB khí khổng.

IV. Hoạt động dạy- học 1. ổn định tổ chức lớp 2. Kiểm tra bài cũ

GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS. 3. Hoạt động dạy và học

* Đặt vấn đề: TB thường xuyên trao đổi chất với môi trường, các chất ra vào TB đều phải được đi qua màng TB chất theo cách này hay cách khác. Những quá trình đó lại có sự khác nhau giữa TB sống và TB chết. Để thấy được sự khác nhau này, chúng ta tìm hiểu nội dung bài thực hành12: Thí nghiệm co và phản co nguyên sinh.

Hoạt động của GV và HS Nội dung

- GV hỏi: Em hãy cho biết mục tiêu bài thực hành là gì?

HS trả lời.

- GV chính xác hoá và cho ghi.

I. Mục tiêu

- Rèn luyện kĩ năng sử dụng KHV và kĩ năng làm tiêu bản hiển vi.

- Biết cách điều khiển sự đóng mở của các TB khí khổng thông qua điều khiển mức độ thẩm thấu ra vào TB. - Quan sát và vẽ được TB đang ở các giai đoạn co nguyên sinh khác nhau.

45 - GV: Các em đã nghiên cứu bài ở nhà, hãy cho biết:

+ Bài học này cần chuẩn bị những gì?

+ Em hãy cho biết mẫu vật là gì? + Em hãy nêu các dụng cụ cần dùng cho trong bài thực hành?

- HS trả lời

- GV: Chính xác hoá và chốt kiến thức.

- GV hướng dẫn các bước tiến hành.

- GV hỏi: Một em hãy mô tả các bước tiến hành TN co NS ?

- HS trả lời.

- GV nhận xét và chính xác hoá.

- Tự tiến hành thí nghiệm theo quy trình đã cho trong SGK.

II. Chuẩn bị

1. Mẫu vật: Lá cây thài lài tía hoặc lá cây huyết dụ.

2. Dụng cụ: + KHV quang học với vật kính x10, x40 và thị kính x10 hoặc x15.

+ Lưỡi dao cạo râu, phiến kính và lá kính, giấy thấm, ống nhỏ giọt.

3. Hoá chất: Nước cất, dung dịch muối 10 - 15% hoặc đường 30%. II. Nội dung và cách tiến hành 1. Các bước tiến hành TN

1.1. QS hiện tượng co NS ở TB biểu bì lá cây.

a. QS hình dạng TB biểu bì và cấu tạo TB khí khổng ban đầu.

* Bước 1: Chuẩn bị tiêu bản

Dùng lưỡi dao cạo râu tách lớp biểu bì của lá cây. Sau đó đặt lá kính

46

chồng lên mẫu vật. Dùng giấy thấm hút bớt nước còn dư ở phía ngoài. * Bước 2: Đặt phiến kính lên bàn KHV, sau đó chỉnh vùng có mẫu vật vào giữa hiển vi trường, quay vật kính x10 để QS mẫu vật.

* Bước 3: QS và vẽ hình

+ Chọn vùng có lớp TB mỏng nhất để QS lớp TB biểu bì của lá, rồi sau đó chuyển sang vật kính x40 để QS rõ hơn.

+ Vẽ các TB biểu bì ở trạng thái bình thường và các TB cấu tạo nên khí khổng QS được dưới KHV.

b. Thực hiện quá trình co nguyên sinh * Bước 1: Lấy tiêu bản ra khỏi KHV, dùng ống nhỏ giọt nhỏ 1 giọt dung dịch muối loãng vào rìa của lá kính, rồi dùng mảnh giấy thấm nhỏ đặt ở phía bên kia (đối diện) của lá kính hút nhanh nước cất ra để đưa nhanh dung dịch nước muối vào vùng có TB.

* Bước 2: QS và vẽ hình các TB biểu bì.

+ QS các TB biểu bì khác nhau kể từ sau khi nhỏ dung dịch nước muối để thấy quá trình co NS diễn ra như thế nào.

47 - GV hỏi: Một em hãy trình bày các bước tiến hành TN phản co NS? - HS trả lời.

- GV nhận xét và chính xác hoá.

- GV: + Chia nhóm.

+ Phân công công việc: Nhóm trưởng, thư kí, thành viên.

+ Quy định vị trí từng nhóm.

+ Giao dụng cụ và mẫu vật cho các nhóm.

+ Đưa bảng hệ thống câu hỏi sau TN

+ Vẽ các TB đang co NS quan sát được dưới KHV.

1.2. TN phản co NS và việc điều khiển sự đóng mở khí khổng

* Bước 1: Sau khi QS hiện tượng co nguyên sinh ở các TB biểu bì. Dùng ống nhỏ giọt, nhỏ 1 giọt nước cất vào 1 bên lá kính (thao tác làm tương tự như khi ta nhỏ nước muối ở TN co nguyên sinh).

* Bước 2: QS và vẽ hình TB

+ Đặt tiêu bản lên KHV và QS tế bào (theo dõi sự biến đổi trên tiêu bản, ta thấy không bào (phần có màu tím) dần trở lại trạng thái ban đầu như lúc chưa gây co NS.

+ Vẽ các TB quan sát được dưới KHV.

48 (cuối giáo án).

- HS tiến hành theo đúng quy trình. - GV hướng dẫn.

- GV nhắc nhở HS:

+ Cẩn thận với mẫu vật, dụng cụ khi tiến hành TN.

+ Lấy biểu bì mặt dưới, lớp biểu bì thật mỏng.

+ Cách nhỏ nước cất và dung dịch nước muối.

+ QS diễn biến của quá trình.

+ Thời gian để co nguyên sinh không được quá lâu tránh để TB bị chết.

+ Có thể dùng dung dịch nước muối ở các nồng độ khác nhau để QS thấy sự khác nhau về tốc độ và mức độ co NS.

+ Giải thích kết quả TN.

- GV yêu cầu HS thảo luận (theo hệ thống câu hỏi và mẫu thu hoạch cuối giáo án).

- HS: Đại diện nhóm báo cáo kết quả, các nhóm khác nhận xét và bổ sung.

- GV chốt kiến thức.

+ Yêu cầu viết báo cáo kết quả

49 thực hành: Tường trình TN và vẽ các TB trong các giai đoạn khác nhau, hoàn thiện thu hoạch theo mẫu (cuối giáo án).

+ Trả lời các câu hỏi trong bài.

- HS tự nhận xét,đánh giá. + ý thức trong lớp học. + Kết quả. - GV nhận xét đánh giá về giờ thực hành. V. Nhận xét, đánh giá V. Củng cố và dặn dò

+ GV yêu cầu HS viết báo cáo thu hạch như mẫu GV đã hướng dẫn. + Nhắc nhở HS vệ sinh dụng cụ, lớp học, trả lại dụng cụ vào đúng vị trí.

Hệ thống câu hỏi và yêu cầu câu trả lời:

* Nhỏ nước cất để QS hình dạng TB biểu bì và TB cấu tạo nên khí khổng ở trạng thái bình thường:

▼ Tại sao lại lấy biểu bì ở mặt dưới của lá?

▼ Mục đích của việc nhỏ nước cất vào mảnh biểu bì lá là gì?

▼ Có phân biệt được không bào và chất TB không? Chúng có đặc điểm gì?

▼ Giải thích tại sao các TB biểu bì này lại có màu?

▼ Khí khổng lúc này đóng hay mở? * Sau khi nhỏ nước muối:

50

▼ Khí khổng lúc này đóng hay mở? TB lúc này có gì khác so với trước khi nhỏ nước muối? Giải thích hiện tượng này?

▼ Khí khổng có bao giờ đóng hoàn toàn không? * Nhỏ nước cất gây phản co NS:

▼ Giải thích tại sao khí khổng lúc này lại mở trở lại?

Trường: ... bàI THU HOạCH

Nhóm... Bài 12: Thí nghiệm co và phản co nguyên sinh Lớp: ...

Ngày...tháng...năm...

I- Quan sát hiện tượng co nguyên sinh ở TB biểu bì lá 1- Quan sát hình dạng TB ban đầu

Hình dạng TB biểu bì ban đầu Hình dạng TB cấu tạo nên khí khổng

Hỏi: Khí khổng lúc này đóng hay mở? Trả lời: ...

2. Thực hiện quá trình co nguyên sinh

Hình dạng TB biểu bì Hình dạng TB cấu tạo nên khí khổng

Hỏi: TB lúc này có gì khác so với lúc trước khi nhỏ nước muối? Trả lời: ...

3. Thực hiện quá trình phản co nguyên sinh

Hình dạng TB biểu bì Hình dạng TB cấu tạo nên khí khổng

51

Hỏi: Giải thích tại sao lúc này khí khổng lại mở trở lại? Trả lời: ...

Bài 15: Thực hành: Một số thí nghiệm về enzim I. Mục tiêu

1. Kiến thức

` Học xong bài này, HS phải:

- Nêu được cách xác định enzim trong khoai tây.

- Đánh giá được mức độ ảnh hưởng của nhiệt độ đến hoạt tính của enzim. - Biết cách sử dụng enzim trong tự nhiên để tách ADN ra khỏi TB.

- Nhận biết được 1 số đặc tính lý hoá của ADN. 2. Kĩ năng

- Rèn luyện các kĩ năng thực hành (các thao tác TN như sử dụng các dụng cụ thí nghiệm, pha hoá chất...).

- Biết bố trí TN, rèn tư duy phân tích, tổng hợp, so sánh, hợp tác nhóm và làm việc độc lập.

3. Thái độ

- Tích cực, chủ động, sáng tạo. II. Phương pháp - phương tiện dạy học 1. Phương pháp dạy học

Phương pháp thực hành TN, phương pháp vấn đáp, phương pháp giảng giải.

2. Phương tiện dạy học

2.1. Nguyên liệu: Khoai tây sống, khoai tây chín, dứa tươi chín vừa, gan lợn hoặc gan gà.

52

* Dụng cụ: ống nghiệm, ống hút, cốc thuỷ tinh, cối sứ nghiền mẫu, dao, thớt, phễu, vải lọc, que tre, ống đong.

* Hoá chất: Cồn etanol 900, nước lọc lạnh, nước rửa bát, dung dịch H2O2, iôt loãng.

III. Kiến thức trọng tâm

Chọn 1 trong 2 TN và theo mục tiêu của từng TN. IV. Hoạt động dạy- học

1. ổn định tổ chức lớp 2. Kiểm tra bài cũ

GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS . 3. Dạy bài mới

* Đặt vấn đề: Để tự đánh giá được mức độ ảnh hưởng của nhiệt độ môi trường lên hoạt tính của enzim catalaza, chúng ta cùng tìm hiểu nội dung bài thực hành.

Hoạt động 1: Thí nghiệm với enzim catalaza

Hoạt động của GV và HS Nội dung

- GV hỏi: Em hãy nêu mục tiêu bài thực hành là gì?

- HS trả lời.

- GV chính xác hoá kiến thức.

I. Mục tiêu

- Biết cách bố trí TN và tự đánh giá được mức độ ảnh hưởng của nhiệt độ môi trường lên hoạt tính của enzim catalaza.

- Tự tiến hành TN theo quy trình đã cho trong SGK.

53 - GV: Các em đã nghiên cứu ở nhà. Hỏi: + Bài học cần chuẩn bị những gì? + Em hãy cho biết nguyên liệu? + Em hãy nêu các dụng cụ cần chuẩn bị cho bài thực hành?

- HS trả lời.

- GV chính xác hoá.

* GV hướng dẫn các bước tiến hành TN.

- GV hỏi: 1 em hãy mô tả các bước tiến hành TN?

- HS trả lời.

- GV chính xác hoá các bước TN.

học.

- Rèn kĩ năng thao tác thực hành. - Làm quen với công tác NCKH. II. Chuẩn bị

1. Mẫu vật:

+ Khoai tây sống.

+ Khoai tây đã luộc chín để nguội.

+ Khoai tây sống để lạnh. 2. Dụng cụ và hoá chất:

+ Dụng cụ: Dao, ống nhỏ giọt, khay đựng đá (hoặc nước đá). + Hoá chất: Dung dịch H2O2, nước đá.

III. Nội dung và cách tiến hành 1. Các bước tiến hành

Tiến hành theo các bước sau: * Bước 1: Lấy 3 lát khoai tây (sống, chín, lạnh).

54 - GV:

+ Chia nhóm.

+ Phân công công việc: Nhóm trưởng, thư kí, các thành viên.

+ Phát mẫu vật và dụng cụ cho các nhóm.

+ Đưa bảng hệ thống câu hỏi thảo luận sau TN (cuối giáo án).

- GV nhắc nhở:

+ Không được đùa nghịch, mất trật tự trong phòng TN để tránh xảy ra tai nạn.

- Cách làm: Cắt khoai tây sống và chín thành các lát mỏng (dày khoảng 5 mm).

+ Cho 1 số lát khoai tây sống vào khay đựng nước đá hoặc trong tủ lạnh trước khi TN khoảng 30 phút.

+ Một số lát khoai tây sống để ở nhiệt độ phòng.

*Bước 2: - Lấy 3 lát khoai tây (1 sống, 1 chín, 1 lạnh) rồi nhỏ lần lượt vào mỗi lát khoai tây 1 giọt H2O2.

- QS xem có hiện tượng gì xảy ra trên các lát khoai và giải thích nguyên nhân tại sao có sự khác nhau đó.

55 + Cẩn thận với mẫu vật và dụng cụ khi tiến hành.

+ Kích thước khoai tây khi cắt (Hoặc sử dụng mẫu có sẵn do GV làm).

- Cách nhỏ H2O2 lên vị trí lát cắt khoai tây.

+ QS hiện tượng khi nhỏ H2O2 lên 3 lát khoai tây.

+ Giải thích kết quả theo câu hỏi. - GV yêu cầu HS thảo luận, trả lời câu hỏi và hoàn thành bài thu hoạch (theo mẫu cuối giáo án).

- HS: Đại diện 1 nhóm trình bày kết quả, các nhóm khác nhận xét bổ sung. - GV nhận xét. - HS tự đánh giá: + Tinh thần, ý thức. + Kết quả. - GV đánh giá, nhận xét.

IV. Thu hoạch

V. Nhận xét - đánh giá

Hoạt động 2: TN sử dụng enzim trong quả dứa tươi để tách chiết ADN

- GV hỏi: Mục tiêu sau khi tiến hành xong TN này là gì?

- HS: Trả lời.

- GV: Nhận xét, chính xác hoá.

I. Mục tiêu

- Biết cách sử dụng enzim trong tự nhiên để tách ADN ra khỏi TB.

56 - GV hỏi: Trong TN này cần chuẩn bị những gì?

- HS: Trả lời.

- GV: Nhận xét, chốt kiến thức.

* GV hướng dẫn các bước tiến hành TN

- GV hỏi: Em hãy mô tả các bước tiến hành TN tách chiết ADN?

- HS: Trả lời.

- GV chính xác hoá.

- Nhận biết được 1 số đặc tính lý hoá của ADN.

II. Chuẩn bị

1. Nguyên liệu

- Dứa tươi (chín vừa): 1 quả. - Gan gà tươi hoặc gan lợn. 2. Dụng cụ và hoá chất

* Dụng cụ: Dao, ống nghiệm, cốc thuỷ tinh, vải lọc, ống đong, que tre, chày cối sứ, phễu.

* Hoá chất: Cồn 70 - 900, nước rửa bát

III. Nội dung và cách tiến hành 1. Các bước tiến hành TN

Quy trình gồm 4 bước: a. Bước 1: Nghiền mẫu vật * Nghiền gan:

- Lượng gan: 20 - 30 g/1 nhóm. - Phương pháp: + Loại bỏ lớp màng bao bọc, rồi thái nhỏ gan cho vào cối nghiền.

Sau khi nghiền xong, đổ thêm một lượng nước gấp đôi lượng gan, rồi

57

khuấy đều.

+ Sau đó, lọc dịch nghiền qua vải màn - phễu thuỷ tinh để loại bỏ phần xơ lấy dịch lọc và cho vào ống nghiệm.

* Nghiền dứa, chuẩn bị nước cốt dứa:

- Dứa tươi gọt sạch, thái nhỏ. Liều lượng: 30 g/1 nhóm

- Nghiền nát bằng chày cối sứ, sau đó lọc lấy nước cốt bằng vải màn và cho vào ống nghiệm sạch.

b. Bước 2: Tách ADN ra khỏi tế bào - Lấy dịch lọc gan cho vào ống nghiệm: 6 ml.

- Cho vào ống nghiệm lượng chất tẩy rửa = 1/6 dịch lọc (1 ml).

- Khuấy nhẹ để trộn đều dịch lọc và chất tẩy rửa (Lưu ý: Khuấy nhẹ để tránh tạo bọt).

- Để ống nghiệm trên giá trong

Một phần của tài liệu Phân tích nội dung, xây dựng tư liệu góp phần nâng cao chất lượng dạy và học các bài thực hành sinh học trong cáh sinh học 10 sách cơ bản theo hướng lấy học sinh làm trung tâm (Trang 44 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)