− Đây là một lĩnh vực quan trọng được nhà nước hỗ trợ nằm trong chương trình Mục tiêu riêng. An toàn vệ sinh thực phẩm có liên quan chặt chẽ
tới dinh dưỡng. Các giải pháp chính tập trung vào các điểm sau đây:
− Xây dựng hệ thống pháp luật đồng bộ về thực phẩm, ban hành pháp lệnh thực phẩm và các văn bản quy phạm pháp luật, kể cả các văn bản kỹ
thuật để làm cơ sở pháp lý cho công tác thanh tra kiểm tra chất lượng VSATTP. Xây dựng tiêu chuẩn chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm trên cơ sở áp dụng các quy định của ủy ban tiêu chuẩn hóa về thực phẩm thế giới (Codex) và phù hợp với điều kiện Việt Nam. Xây dựng các labô
chuẩn kiểm nghiệm chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm ở Trung ương và các Trung tâm y học dự phòng cấp tỉnh. Kiểm soát chất lượng và vệ
sinh thực phẩm xuất khẩu, nhập khẩu, thức ăn đường phố. Hướng dẫn các cơ sở sản xuất, chế biến, cung ứng thực phẩm áp dụng HACCP (Hazard Analysis Critical Control Point: Phân tích các mối nguy hại và
điểm kiểm soát trọng yếu) và GMP (Good Manufacturing Practices: Thực hành sản xuất tốt).
− Thực hiện sản xuất thực phẩm an toàn giữ gìn môi trường và nguồn nước sạch. Phối hợp với ngành nông nghiệp, kiểm soát việc kinh doanh, phân phối và sử dụng hoá chất bảo vệ thực vật trong nông nghiệp, tăng
cường công tác thanh tra kiểm tra vệ sinh thú y và các loại thực phẩm bán ra trên thị trường.
− Giáo dục người tiêu dùng kiến thức cơ bản về vệ sinh an toàn thực phẩm. Đào tạo cán bộ kiểm nghiệm và thanh tra chất lượng, vệ sinh thực phẩm.
− Các hoạt động trên cần được được triển khai với sự hợp tác liên ngành. Hoạt động dinh dưỡng và VSATTP cần được triển khai đi đôi với nhau một cách đồng bộ.