BÀI HỌC KINH NGHIỆM

Một phần của tài liệu HƯỚNG dẫn học SINH KHAI THÁC địa lý tự NHIÊN VIỆT NAM QUA ATLAT (Trang 25 - 27)

Qua đề tài này bản thân tôi rút ra được một số kinh nghiệm sau:

Để khai thác Atlat địa lý tự nhiên Việt Nam một cách có hiệu quả thì học sinh cần phải :

• Nắm được các hệ thống các ký hiệu trên Atlat

• Hiểu được mối quan hệ giữa các yếu tố địa lý

• Biết kết hợp hài hòa giữa các trang Atlat

• Vận dụng một cách sáng tạo kiến thức bản đồ và kiến thức sách giáo khoa. Để giúp học sinh khai thác tốt thì vai trò của giáo viên cũng rất quan trọng. Giáo viên cần phải:

• Có một hệ thống câu hỏi cụ thể liên quan đến Atlat

• Thường xuyên vận dụng Atlat trong các lần kiểm tra đánh giá

VI. KẾT LUẬN

Việc dạy và học địa lý không thể tách rời bản đồ nói chung và Atlat nói riêng, bởi vì khai thác Atlat không chỉ hiểu được kiến thức mà còn là hình ảnh trực quan giúp giáo viên và học sinh trong giảng dạy và học tập rất có hiệu quả

Theo tôi đây là một đề tài rất quan trọng và thiết thực trong quá trình dạy học môn địa lý ở trường phổ thông. Tuy đề tài của tôi mới chỉ đề cập một khía cạnh nhỏ trong vô số những kĩ năng khai thác và sử dụng bản đồ nhưng tôi tin rằng đây sẽ là tài liệu tham khảo bổ ích và thiết thực cho đông đảo các em học sinh.

Qua đề tài này tôi xin có một số đề xuất sau: Đối với nhà trường cần cung cấp thêm một số bản đồ cho giáo viên trong quá trình dạy học đặc biệt là bản đồ tự nhiên Việt Nam. Đối với bộ phận thiết bị cần sắp xếp lại các loại bản đồ một cách có hệ thống và khoa học để tạo thuận lợi cho giáo viên và học sinh tham khảo và học tập. Đối với bộ môn Địa lý khi giáo viên ra đề kiểm tra nên có câu hỏi cụ thể liên quan đến Atlat để học sinh khai thác nhằm đáp ứng với yêu cầu chung của các đề thi hiện nay.

1. Atlat địa lý Việt Nam, PGS –TS Ngô Đạt Tam và TS Nguyễn Quý Thảo, Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam, 2010.

2. Bản đồ học: Ngô Đạt Tam, Nhà xuất bản giáo dục, 1986

3. Bồi dưỡng học sinh giỏi Địa lý trung học phổ thông, Lê Thông, Nhà xuất bản giáo dục, 2006.

4. Địa lý tự nhiên Việt Nam tập 1, 2, Vũ Tự Lập, Nhà xuất bản giáo dục, 1978 5. Địa lý tự nhiên tập các lục địa, Nguyễn Phi Hạnh, Nhà xuất bản giáo dục, 1989 6. Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng môn địa lý, Phạm Thị Sen, Nhà

xuất bản giáo dục và đào tạo Việt Nam năm 2009.

7. Những vấn đề địa lý tự nhiên: “Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên Giáo viên trung học phổ thông chu kì III năm 2004-2007”, Ths GVC Trần Văn Thành – Trường Đại Học Sư Phạm TP. Hồ Chí Minh, 2005.

8. Phương pháp sử dụng bản đồ giáo khoa trong dạy học địa lý ở trường trung học phổ thông, “Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên chu kì III năm 2004 -2007” TS Nguyễn Văn Luyên và GV Kiều Tiến Bình - Trường Đại Học Sư Phạm TP. Hồ Chí Minh, 2006.

9. Sách giáo khoa địa lý 12, Lê Thông, Nhà xuất bản giáo dục và đào tạo Việt Nam, 2008.

10.Sách giáo viên địa lý 12, Nhà xuất bản giáo dục và đào tạo Việt Nam, 2008.

Người thực hiện

Một phần của tài liệu HƯỚNG dẫn học SINH KHAI THÁC địa lý tự NHIÊN VIỆT NAM QUA ATLAT (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(27 trang)
w