Tài nguyên động vật

Một phần của tài liệu Cấu trúc mật độ và tỉ lệ thành phần các nhóm chân khớp bé (microarthropoda) ở đai cao khí hậu 300 600m của vườn quốc gia xuân sơn, tỉnh phú thọ (Trang 28 - 29)

3. Nhiệm vụ của đề tài đề tài

3.4. Tài nguyên động vật

Vườn Quốc gia Xuân Sơn lưu giữ trong nó một hệ động vật tương đối phong phú, đa dạng, thường gặp, với hầu hết đại diện của các lớp động vật, bao gồm từ động vật không xương sống đến các động vật có xương sống thuộc các nhóm cao trong thang tiến hoá. Tại khu bảo tồn này chúng ta thường gặp một số các nhóm động vật chính với các hệ sinh thái chủ đạo sau:

Nhóm động vật không xương sống trong hệ sinh thái thuỷ vực. Động vật không xương sống hay gặp là thân mềm như ốc, trai; Giáp xác như tôm, cua; Giun đốt như Giun nhiều tơ, Giun ít tơ và Đỉa; sâu bọ như Phù du, Cánh lông, Cánh úp, Cánh cứng, Hai cánh [15].

Nhóm động vật không xương sống trong hệ sinh thái đất. Trong các nhóm động vật không xương sống đa bào nhỏ trong đất, trước hết phải kể đến giun tròn thực vật (Nematoda), là nhóm gây hại thực vật, có thể tập trung đến hàng triệu cá thể trên 1 mét vuông mặt đất quanh vùng rễ cây. Bên cạnh đó là rất nhiều loài động vật đất có ích, chúng tham gia vào quá trình tái tạo, hình thành kết cấu đất làm tăng độ phì nhiêu cho đất, thực hiện quá trình tuần hoàn vật chất, làm sạch môi trường đất [4,15].

Nhóm động vật không xương sống ở hệ sinh thái cạn. Đây là nhóm động vật vô cùng đa dạng gồm rất nhiều loài khác nhau như châu chấu, cào cào, dế, cánh nửa như bọ xít nhiều nhóm cánh cứng và cánh phấn. Đây không

Nguyễn Hữu Hòa - K32D - 29 - Khoa Sinh - KTNN chỉ là những nhóm sâu bọ số lượng nhiều, thành phần loài đa dạng mà còn có vai trò quan trọng trong việc ăn phá hoại cây xanh, như lá hoa, củ quả của hệ sinh thái trên cạn, đồng thời lại là những mắt xích quan trọng trong chuỗi và lưới thức ăn của hệ sinh thái này.

Nhóm động vật có xương sống trong vườn Quốc gia Xuân sơn cũng rất đa dạng. Bao gồm nhiều loài khác nhau, thuộc các chi, các họ, các bộ và các lớp khác nhau.

Lưỡng cư và bò sát đã thống kê được tới 53 loài. Chúng gồm có 23 loài lưỡng cư thuộc 7 họ khác nhau như: Cóc bùn (Pelobatidae), Cóc (Bufonidae), Nhái bén (Hylidae), ếch (Ranidae), ếch cây (Phacophoridae), Nhái bầu (Microhylidae) và ếch giun (Coeciliidae). ở đây hiện đã biết đến 30 loài Bò sát thuộc 11 họ khác nhau như: Tắc kè (Gekkonidae), Nhông (Agamidae), Thằn lằn bóng (Scincidae), Trăn (Boidae), Rắn nước (Colubridae), Rắn hổ (Elapidae), Rắn lục (Viperidae), Rùa đầm (Emydidae) và Ba ba (Trionychidae) [15].

Lớp chim có 168 loài chim của 45 họ, thuộc 15 bộ đó là Hạc, Cắt, Gà, Sừu, Rẽ, Bồ câu, Vẹt, Cu cu, Cú, Cú muỗi, Yến, Nuốc, Sả, Gõ kiến, Sẻ [15].

Động vật thuộc lớp Thú có trong vườn Quốc gia này hiện biết tới 61 loài thuộc 24 họ và 8 bộ. Đó là các bộ Nhiều răng, ăn sâu bọ, Tê tê, Dơi, Gậm nhấm, ăn thịt, Móng guốc ngón chẵn, Linh trưởng [15].

Một phần của tài liệu Cấu trúc mật độ và tỉ lệ thành phần các nhóm chân khớp bé (microarthropoda) ở đai cao khí hậu 300 600m của vườn quốc gia xuân sơn, tỉnh phú thọ (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(56 trang)