Kiểm soát giá cả và chi phí sản xuất của các hàng hóa dịch vụ độc quyền và các loại hàng hóa do Nhà nước định giá.

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN THỂ CHẾ XÁC ĐỊNH GIÁ THEO CƠ CHẾ THỊ TRƯỜNG CHO CÁC THỊ TRƯỜNG HÀNG HÓA CƠ BẢN (Trang 33 - 36)

- Việc định giá đất phải được trao cho tổ chức, đơn vị độc lập có

3.2. Kiểm soát giá cả và chi phí sản xuất của các hàng hóa dịch vụ độc quyền và các loại hàng hóa do Nhà nước định giá.

vụ độc quyền và các loại hàng hóa do Nhà nước định giá.

Nhằm thu lợi nhuận cao, các nhà sản xuất kinh doanh độc quyền thường bán hoặc mua với giá độc quyền để có lợi nhuận cao, gây thiệt hại cho người tiêu dùng. Tuy nhiên, điều đáng quan tâm nghiên cứu ở đây là chỗ trong khi theo đuổi lợi nhuận độc quyền cao các nhà độc quyền không chỉ làm thiệt hại người tiêu dùng mà còn làm giảm hiệu

quả kinh tế của toàn xã hội. Để kiểm soát độc quyền, nhà nước thường sử dụng biện pháp can thiệp bằng hình thức định giá

Đối với hàng hóa độc quyền cao, can thiệp bằng định giá cụ thể. Đối với hàng hóa độc quyền không hoàn hảo, nghĩa là việc sản xuất kinh doanh có yếu tố cạnh tranh còn yếu, mà độc quyền có mức độ (giữ vị trí thống lĩnh thị trường). Tuy nhiên, giải pháp này vẫn chưa loại trừ được khả năng làm nẩy sinh quan hệ tiêu cực giữa DN độc quyền và cơ quan đảm trách việc định giá.

Một trong những vấn đề gây bức xúc đối với xã hội hiện nay là vấn đề kiểm soát giá sản phẩm độc quyền. Dựa trên kinh nghiệm của các nước và căn cứ vào tình hình thực tiễn của nước ta, những biện pháp sau để kiểm soát giá sản phẩm độc quyền:

Ban hành và thực hiện nghiêm ngặt chính sách kiểm soát giá sản -

phẩm độc quyền (bao gồm cả giá mua và giá bán )

Có thiết chế cơ quan độc lập, hay bộ phân độc lập có chuyên -

môn nghiệp vụ cao về giá cả, có thẩm quyền pháp lý thực thi các chính sách định giá sản phẩm độc quyền. Quan trọng nhất là thanh kiểm tra, kiểm soát nắm bắt chi phí sản xuất của sản phẩm độc quyền

Trong giai đoạn trước mắt, cần nhanh chóng chấm dứt việc giao -

quyền tự định giá cho các DN độc quyền hay giữ vị trí thống lĩnh thị trường. Việc chấm dứt này không căn cứ vào ý nghĩa kinh tế hay độ lớn nhỏ của giá trị sản phẩm, dịch vụ mà phải căn cứ vào tính chất độc quyền của sản phẩm

Nhanh chóng rà soát và xác định các loại sản phẩm, dịch vụ độc -

quyền trong nền kinh tế nước ta hiện nay để làm căn cứ xác định đối tượng chịu sự điều chỉnh của chính sách định giá sản phẩm độc quyền

Hoạt động trong cơ chế thị trường, các DN một mặt tuân thủ theo quy luật cạnh tranh, mặt khác hàng ngày hàng giờ tạo ra cho mình sức cạnh tranh độc quyền riêng bằng nhiều cách, kể cả tạo năng lực độc quyền bằng nhiều thủ đoạn, trong đó thủ đoạn dùng giá cả hòng thu lợi nhuận độc quyền cao, làm giảm hiệu quả kinh tế. Chống việc vừa hình

thành độc quyền vừa là trách nhiệm, nghĩa vụ vừa là chức năng của nhà nước. Trên góc độ giá cả thấy rằng cần có các giải pháp ngăn cản việc sử dụng giá cả để tạo ra độc quyền. Cụ thể:

Ban hành Luật định hạn chế các hành vi sử dụng giá cả để tạo -

ra độc quyền. Cần có quy định cụ thể về việc sử dụng giá cả để tạo ra độc quyền. Những điều này đuợc thể hiện trong Nghị định của Luật Giá hoặc, hoặc luật Cạnh tranh hay Luật Thương mại.

Nội dung trong các quy định về giá cần xác định rõ càng nhiều -

càng tốt các hành vi được coi là sử dụng giá cả để tạo ra độc quyền. Tuy nhiên, trên thực tế vì Nhà nước chưa có đầy đủ khả năng lường trước được các thủ đoạn tinh vi trên thị trường, cần có những quy định có tính nguyên tắc chung, trên cơ sở đó có thể vận dụng để xét được các trường hợp cụ thể. Cần tập trung chú ý vào 3 nhóm hành vi: Liên minh giá cả theo chiều ngang; Khống chế giá cả theo chiều dọc và Bán phá giá, phân biệt giá cả,sử dụng giá cả để gây thiệt hai cho cạnh tranh. Liên minh giá cả theo chiều ngang là việc các DN sản xuất kinh doanh cùng một loại hàng hóa. Dịch vụ liên kết, thỏa thuận cũng nhau khống chế giá cả ở mức tạo ra lợi nhuận cao, làm giảm hiệu quả kinh tế, gây thiệt hai cho người tiêu dùng (như thị trường sữa hiện nay ở nước ta). Khống chế hiệu quả theo chiều dọc là việc các DN khống chế giá bán của các công ty con, các chi nhánh hoặc đại lý ở mức có lợi.

Kiểm soát chi phí sản xuất của các DN độc quyền hoặc DN giữ -

vị trí thống lĩnh thị trường nhằm hạn chế những tác động tiêu cực của thị trường độc quyền, đồng thời làm cơ sở cho việc tính giá thành và định giá của các sản phẩm độc quyền.

Triệt để xóa bỏ bao cấp qua giá, thực hiện cơ chế giá thị trường, -

tính đúng, tính đủ giá trị tài nguyên, đất đai,... đưa vào sử dụng tạo môi trường cạnh tranh, tăng quyền tự chủ cho DN.

Xây dựng chế tài thanh kiểm tra và xử phạt về việc chấp hành -

pháp luật về giá, đặc biệt đối với giá cả của những hàng hóa dịch vụ độc quyền, thiết yếu đối với sản xuất và đời sống.

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN THỂ CHẾ XÁC ĐỊNH GIÁ THEO CƠ CHẾ THỊ TRƯỜNG CHO CÁC THỊ TRƯỜNG HÀNG HÓA CƠ BẢN (Trang 33 - 36)