THÀNH LẬP CÔNG Ty QUẢN LÝ TÀI SẢN QUỐC GIA

Một phần của tài liệu TÁI CƠ CẤU CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM:MỘT NĂM NHÌN LẠI (Trang 25 - 30)

Dự kiến ban đầu là cuối tháng 3/2013, Chính phủ sẽ ký Quyết định phê duyệt Đề án thành lập Công ty Quản lý tài sản quốc gia (VAMC), ban hành Nghị định về việc thành lập VAMC, và VAMC sẽ đi vào hoạt động trong tháng 4/2013. Tuy nhiên, tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 3 vào chiều ngày 29/3/2013, Bộ trường, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đam, cho biết việc thành lập Công ty Quản lý tài sản Việt Nam đã được Bộ Chính trị chấp thuận về mặt nguyên tắc, nhưng các thành viên Chính phủ nhận thấy còn một số điểm cần yêu cầu Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và NHNN thống nhất thêm, một

176Điều 5, Luật Các TCTD (2010) quy định về tỷ lệ sở hữu cổ phần: (i) Cổ đông cá nhân không được sở hữu quá 5% vốn điều lệ của một TCTD; (2) Một cổ đông là tổ chức không được sở hữu vượt quá 15% vốn điều lệ của một TCTD trừ một vài trường hợp có quy định cụ thể.

trong những mối quan tâm của đa phần các thành viên Chính phủ là khi Công ty quản lý tài sản này ra đời thì việc xử lý nợ xấu chỉ mới dừng lại giữa các ngân hàng với nhau. Điều mà xã hội quan tâm là tác động của nó đến nợ thực sự giữa doanh nghiệp và ngân hàng như thế nào? Điều này cần được bổ sung và làm rõ thêm và cần sửa đổi một số điểm trong dự thảo Nghị định. Vì thế tại kỳ họp thường kỳ tháng 3 của Chính phủ vẫn chưa thông qua được Nghị định về việc thành lập VAMC. Vì đây là Nghị định của Chính phủ nên chắc chắn từ nay đến cuối tháng 4/2013 vẫn chưa thể ban hành Nghị định về việc thành lập VAMC được.

Theo dự thảo Nghị định thành lập VAMC, vốn điều lệ của công ty này là 500 tỷ do NHNN thành lập nhằm xử lý nợ xấu, thúc đẩy tăng trưởng tín dụng hợp lý cho nền kinh tế. Hoạt động của công ty này là mua bán nợ xấu của các tổ chức tín dụng, thu hồi nợ, đòi nợ và xử lý, bán nợ, bán tài sản bảo đảm v.v… VAMC có quyền yêu cầu tổ chức tín dụng bán nợ xấu. Nguyên tắc mua nợ xấu của công ty này là mua nợ xấu của các TCTD theo giá trị ghi sổ sau khi đã khấu trừ số tiền dự phòng cụ thể mà TCTD đã trích lập cho khoản nợ đó.

Dự thảo Nghị định cũng quy định hình thức mua nợ xấu của VAMC là theo thỏa thuận với TCTD bán nợ xấu. Trường hợp không thỏa thuận được Hội đồng thành viên công ty báo cáo NHNN xem xét, báo cáo Thủ tướng quyết định. Với những TCTD có tỷ lệ nợ xấu từ 3% trở lên hoặc một tỷ lệ nợ xấu khác do NHNN quy định, NHNN xem xét áp dụng các biện pháp thanh tra hoặc yêu cầu thuê kiểm toán độc lập định lại chất lượng, giá trị tài sản. Dựa trên kết quả đó phải bán nợ xấu cho Công ty để đảm bảo tỷ lệ dưới 3%. Tài sản bảo đảm của các khoản nợ xấu mà Công ty quản lý tài sản này đã mua được xử lý theo thỏa thuận giữa các bên; nếu không có thỏa thuận thì tài sản bảo đảm được bán đấu giá. Ngoài ra, VAMC cũng được phép phát hành trái phiếu đặc biệt để mua nợ xấu với thời hạn 5 năm, lãi suất 0%, hệ số rủi ro 20%, mệnh giá trái phiếu có giá trị bằng giá mua của khoản nợ, trái phiếu này được cầm cố tái cấp vốn của NHNN.

Việc thành lập VAMC có những lợi ích/ưu điểm sau: (i) Giúp các TCTD có điều kiện cho vay mới; (ii) Tập trung vào nghiệp vụ thay vì phân tán lực lượng xử lý nợ xấu; (iii) Ngăn ngừa giảm giá nợ xấu do bán với mức giá tối thiểu; (iv) Ngăn giảm giá bất động sản do hiện tượng bán thốc, bán tháo; (v) Tạo áp lực/điều kiện buộc TCTD thay đổi theo hướng tốt lên; (vi) Giảm bớt hiện tượng che dấu nợ xấu (khi chuyển nợ xấu sang công ty quản lý tài sản (AMC) con trực thuộc TCTD).

Mặt khác, việc thành lập VAMC có những chi phí/nhược điểm sau: (i) Cần một phần vốn Ngân sách Chính phủ; (ii) Có thể bị can thiệp chính trị, nếu không được quy định rõ; (iii) Kém linh hoạt hơn so với AMC của mỗi TCTD; (iv) Đòi hỏi sự phối kết hợp giữa các cơ quan chức năng.

Để AMC thực hiện thành công cần đảm bảo những yếu tố sau177: (i) Tính thanh khoản của thị trường mua - bán nợ xấu; (ii) Quản lý chuyên nghiệp; (iii) Không bị can thiệp chính trị; (iv) Đủ nguồn nhân lực; (v) Đủ nguồn vốn hoạt động; (vi) Thông tin minh bạch; (vii) Điều kiện khác: TCTD có khả năng chịu lỗ (phần chiết khấu); Có cơ chế động lực (thuế v.v...) cho tái cơ cấu TCTD và doanh nghiệp; Tách bạch được sở hữu chéo giữa ngân hàng và doanh nghiệp.

Theo kinh nghiệm quốc tế về xử lý nợ xấu để một AMC hoạt động thực sự có hiệu quả, cần phải lưu ý các vấn đề sau: (i) Xây dựng một khuôn khổ pháp lý đủ mạnh để trao quyền và định hướng hoạt động cho AMC trong đó nhiệm vụ, sứ mệnh của AMCs cần được nêu rõ ràng. Quyền lực của AMC cần được giao cụ thể với nguồn ngân sách nhất định gắn với một thời hạn cụ thể. Các AMCs ra đời đều thực hiện chung một sứ mệnh là giúp xử lý các khoản nợ xấu đang tồn đọng ở mức lớn trong hệ thống tài chính. Tuy nhiên, việc thành lập các AMCs cần phải được làm rõ rằng đây là các công ty quản lý tài sản chứ không phải là kho lưu giữ nợ xấu của hệ thống tài chính. Có nghĩa là sứ mệnh của các AMCs không chỉ là làm trong sạch bảng cân đối của các ngân hàng thương mại, các tổ chức tài chính mà còn phải tìm cách phục hồi giá

trị của các tài sản này ở mức cao nhất có thể; (ii) Xây dựng một khuôn khổ pháp lý đủ mạnh để có thể điều tiết toàn bộ các hoạt động liên quan đến việc xử lý nợ xấu, tạo lập một môi trường hoạt động minh bạch, bình đẳng, thông suốt. Kinh nghiệm xử lý nợ xấu trên thế giới đã cho thấy, để các AMC dễ dàng thu hồi các khoản nợ đã mua, các quốc gia nên xây dựng và phát triển khung pháp lý sẵn sàng cho một thị trường mua bán và xử lý các tài sản xấu, tránh trường hợp khi muốn áp dụng một chính sách xử lý nợ lại gặp phải những cản trở về mặt pháp lý trong việc thực thi cũng như thu hút các nhà đầu tư như trường hợp của Trung Quốc. Tại thời điểm thực hiện chứng khoán hóa, do Trung Quốc thiếu một khuôn khổ pháp lý hoàn thiện nên các dự án chứng khoán hóa phải được thực hiện trong khuôn khổ của Luật Ủy thác (Trust Law) được ban hành năm 2001 cho nên giải pháp này được xem là không mấy thành công. Trong khi đó, trong trường hợp của Hàn Quốc khi giải quyết hậu quả khủng hoảng tài chính năm 1997, Hàn Quốc cũng đã kịp thời ban hành các đạo luật chuẩn bị cho việc xử lý hiệu quả các khoản vay không hiệu quả (NPLs) như Luật ABS, Luật Phá sản hợp nhất, và nhiều đạo luật bổ sung khác; (iii) Xây dựng một cơ chế định giá các khoản nợ xấu một cách công khai và minh bạch: Quy trình xử lý nợ xấu qua các AMC gồm hai khâu quan trọng là khâu thu mua các khoản nợ xấu và khâu xử lý các khoản nợ xấu đã được mua lại. Trong khâu thu mua các khoản nợ xấu thì công việc khó khăn nhất chính là phân loại và định giá các khoản nợ xấu. Tại Hàn Quốc, việc định giá các khoản nợ xấu được Công ty quản lý tài sản Hàn Quốc (KAMCO) công khai khá minh bạch. Trên cơ sở phân loại nợ xấu và tiêu chí lựa chọn nợ xấu được công khai rõ ràng, chính sách định giá của KAMCO cũng được đưa ra cụ thể. Chính sách định giá các khoản nợ xấu của KAMCO không phải được hoàn thiện từ đầu mà phát triển theo thời gian. KAMCO chào mua các tài sản với một mức giá cụ thể được tính toán trên cơ sở sử dụng công thức có phản ánh các đặc trưng và điều khoản cụ thể của từng khoản vay. Bên bán nợ xấu được quyền quyết định có chấp nhận mức giá đưa ra hay không. Mức giá cuối cùng có thể được quyết định thông qua đàm phán nhưng không được sai biệt quá lớn so với mức giá chào ban đầu;

(iv) Các giải pháp thực hiện giải quyết nợ xấu cần được lựa chọn phù hợp với trình độ phát triển của thị trường tài chính; Tạo điều kiện cho thị trường tài chính phát triển đúng mức, kịp thời. Trong cuộc khủng hoảng tiết kiệm và cho vay tại Mỹ hồi cuối những năm 1980, phương tiện chứng khoán hóa dường như là một cứu cánh tạo nên thành công của Công ty Tín thác và xử lý tài sản của Mỹ (RTC) nhưng biện pháp này không hẳn thành công ở tất cả các quốc gia Đông Á và Đông Âu do thị trường tài chính giữa Hoa Kỳ và các quốc gia này có sự chênh lệch về mức độ phát triển; (v) Xây dựng một hệ thống thông tin minh bạch về các định chế tài chính trong nước cũng như tiêu chuẩn hóa hệ thống thông tin về các khoản nợ xấu sẽ giúp nâng cao hiệu quả xử lý nợ xấu: Hàn Quốc đã thành công trong việc xây dựng nên một thị trường cho việc mua đi bán lại các khoản nợ xấu là nhờ sự hoạt động tích cực của KAMCO với vai trò là người điều tiết và luân chuyển thông tin trên thị trường. Việc tiêu chuẩn hóa hệ thống công nghệ thông tin về các khoản nợ xấu từ trước sẽ giúp cho quá trình tập hợp đánh giá và quyết định mua cũng như lựa chọn các biện pháp xử lý nợ xấu của các AMC được diễn ra nhanh chóng và thuận lợi hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam - Báo cáo thường niên các năm 1.

từ 2007-2011.

Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia - Kinh tế Việt Nam giai 2.

đoạn 2006-2011 và triển vọng 2012-2015.

Ủy ban Kinh tế Quốc hội và UNDP tại Việt Nam, tháng 5/2012 3.

- Báo cáo kinh tế vĩ mô Việt Nam năm 2012: “Từ bất ổn vĩ mô đến cơ hội tái cơ cấu nền kinh tế”.

Đề án Cơ cấu lại hệ thống các TCTD giai đoạn 2011-2015 ban 4.

hành kèm theo Quyết định số 254/QĐ-TTg ngày 1/3/2012 của Thủ tướng Chính phủ.

Trịnh Quang Anh và các cộng sự: “Thị trường tiền tệ Việt Nam: 5.

Một phần của tài liệu TÁI CƠ CẤU CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM:MỘT NĂM NHÌN LẠI (Trang 25 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(30 trang)