Thực tế của việc chuyển đổi DNNN sang công ty CP ở Việt Nam hiện nay

Một phần của tài liệu Tài chính và xử lý tài chính trước khi định giá trị doanh nghiệp, các vướng mắc của chuyển đổi DNNN thành công ty cổ phần, phương hướng xử lý (Trang 29 - 30)

I. Các vướng mắc và đề xuất.

3.Thực tế của việc chuyển đổi DNNN sang công ty CP ở Việt Nam hiện nay

Nhiều doanh nghiệp đã CPH “ép” trước đây do đánh giá tăng giá trị tài sản thì chất lượng hoạt động sau CPH cũng không được cải thiện do không xử lý được những tồn tại tài chính khi còn là DNNN. Thậm chí, nhiều doanh nghiệp không thể quyết toán để bàn giao tài chính sang công ty cổ phần và không thể bàn giao doanh nghiệp về Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) theo qui định do không còn vốn nhà nước.

Một nguyên nhân nữa khiến quá trình CPH DNNN diễn ra chậm chạp là do thời gian thực hiện CPH một doanh nghiệp còn khá dài. Kết quả khảo sát tại 934 doanh nghiệp cho thấy, thời gian CPH một doanh nghiệp bình quân mất 437 ngày và điển hình là thời gian CPH Ngân hàng Ngoại thương mất tới hơn 4 năm. Việc huy động vốn từ các tổ chức, cá nhân bên ngoài trong quá trình CPH còn hạn chế nên vốn nhà nước còn chiếm tỷ trọng lớn trong vốn điều lệ các doanh nghiệp CPH. Kết quả tổng hợp từ các doanh nghiệp CPH còn vốn Nhà nước vẫn chiếm tới 52% vốn điều lệ của doanh nghiệp.

Ngoài ra những nguyên nhân trên còn có không ít nguyên nhân chủ quan như việc lạm dụng mệnh lệnh hành chính của công ty mẹ vào công ty con gây mất lòng tin của nhà đầu tư; quyền lợi của nhà đầu tư nhỏ lẻ chưa được bảo đảm… cũng góp phần vào làm “đình đốn” tiến trình CPH.

“CPH bị chậm tiến độ còn do một số cơ chế chính sách chưa phù hợp với thực tiễn trong tình hình mới; nhận thức của một bộ phận cán bộ ở các cấp, ngành và doanh nghiệp tuy đã có chuyển biến nhưng chưa có sự thống nhất cao, chưa có sự phối hợp chặt chẽ; việc tập đoàn, tổng công ty, ngân hàng… cần thực hiện một cách thận trọng nên việc chuyển đổi sở hữu cũng gặp không ít khó khăn”, ông Huệ nhận định.

Hệ quả của những nguyên nhân trên, theo số liệu của Ban chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp, nếu như trong giai đoạn 2003-2006 cả nước CPH được 2.649 doanh nghiệp thì 4 năm sau đó (2007-2011), số doanh nghiệp được CPH chỉ đạt khoảng 25% kế hoạch; nhiều doanh nghiệp quy mô lớn không bán được cổ phần, chưa thu hút được nhà đầu tư chiến lược có tiềm năng tài chính, khả năng quản trị tham gia mua cổ phần.

Để xử lý vướng mắc về chính sách trong quá trình chuyển đổi DNNN, kể từ ngày 15/2/2012, việc CPH sẽ thực hiện nguyên tắc, sau khi được xử lý tài chính và thực hiện xác định GTDN mà không còn vốn nhà nước hoặc GTDN thấp hơn các khoản nợ phải trả, thì cơ quan có thẩm quyền chỉ đạo doanh nghiệp phối hợp với Công ty Mua bán nợ và tài sản tồn đọng cùng các chủ nợ xây dựng phương án tái cơ cấu để chuyển thành công ty cổ phần.

Trường hợp phương án tái cơ cấu không khả thi, không có hiệu quả thì áp dụng hình thức sắp xếp khác.

Kết quả xác định GTDN, giá trị phần vốn nhà nước là cơ sở để xác định vốn điều lệ, xây dựng phương án CPH và tổ chức bán cổ phần lần đầu, tổ chức đại hội đồng cổ đông, tiếp tục xử lý những vấn đề tài chính còn tồn tại đến thời điểm chuyển thành công ty cổ phần, quyết toán tài chính quá trình CPH và bàn giao cho công ty cổ phần.

Những vấn đề về tài chính phát sinh (nếu có) sau khi chuyển thành công ty cổ phần, nhưng có liên quan đến quá trình CPH thì cơ quan có thẩm quyền vẫn phải có trách nhiệm tiếp tục xử lý.

Ban Chỉ đạo đổi mới và Phát triển doanh nghiệp và Bộ Tài chính sẽ cử thành viên tham gia ban chỉ đạo CPH doanh nghiệp có quy mô trên 500 tỷ đồng hoạt động trong những lĩnh vực bảo hiểm, ngân hàng, bưu chính - viễn thông, hàng không, khai thác than, dầu khí, khai thác mỏ quý hiếm khác và công ty mẹ thuộc tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước nhằm mục đích trực tiếp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về cơ chế chính sách trong quá trình chuyển đổi sở hữu.

Một trong những vướng mắc nhất làm cản trở tiến trình chuyển đổi DNNN trong thời gian vừa qua liên quan đến đất đai cũng được Bộ Tài chính xử lý theo hướng, doanh nghiệp lập phương án sắp xếp, xử lý các cơ sở nhà, đất trình cấp có thẩm quyền để xử lý dứt điểm quyền sở hữu tài sản và quyền sử dụng đất của trước khi thực hiện xác định GTDN.

Đối với tài sản gắn liền với đất không thuộc quyền quản lý, sử dụng của doanh nghiệp thì căn cứ phương án sắp lại, xử lý các cơ sở nhà đất để xử lý dứt điểm quyền sở hữu tài sản và quyền sử dụng đất trước khi xác định GTDN. Tài sản đang dùng trong sản xuất - kinh doanh được đầu tư bằng nguồn quỹ phúc lợi, quỹ khen thưởng được tính vào GTDN và công ty cổ phần được tiếp tục sử dụng trong sản xuất - kinh doanh.

CPH được Chính phủ coi là biện giải pháp quan trọng nhất trong tiến trình tái cấu trúc DNNN trong thời gian tới. Theo ông Phạm Viết Muôn, Phó chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, trong số 1.309 DNNN hiện hành, giai đoạn 2011-2015 sẽ CPH 573 đơn vị, trong đó phải CPH được 1 tập đoàn kinh tế, 5 tổng công ty 91, 51 tổng công ty 90 và 1 ngân hàng thương mại. Số lượng DNNN tiếp tục được thu gọn sau khi thực hiện tái cơ cấu bước 2 (giai đoạn 2015-2020) thông qua việc CPH 27 tập đoàn, tổng công ty với mục tiêu đặt ra là, sau năm 2020 cả nước chỉ còn 17 tập đoàn, tổng công ty 100% vốn nhà nước và khoảng 200 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực độc quyền nhà nước, an ninh, quốc phòng.

Một phần của tài liệu Tài chính và xử lý tài chính trước khi định giá trị doanh nghiệp, các vướng mắc của chuyển đổi DNNN thành công ty cổ phần, phương hướng xử lý (Trang 29 - 30)