NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA NHÂN TẾ BÀO 1 Hình dạng

Một phần của tài liệu Sinh học tế bào và tính ứng dụng trong công nghệ sinh học (Trang 26 - 29)

5.1 Hình dạng

Nhân tế bào rất đa dạng nhưng nói chung hình dạng nhân có liên quan đến hình dạng tế bào.Ví dụ: tế bào hình cầu hay hình hộp thuốc có nhân hình tròn. Tế bào hình trụ hay hình thoi thì thường có nhân hình bầu dục hoặc tròn. Tế bào dẹt thì thường có nhân hình đĩa.

5.2 Kích thước

Kích thước nhân tế bào cũng rất dao động. Đường kính của nhân có thể dao động trong giới hạn từ 0,5µm, như ở các tế bào nấm, cho đến 500µm như ở một số tế

bào trứng. Nhưng phần lớn đường kính nhân tế bào đều dưới 5µm.

5.3 Số lượng

Thông thường mỗi tế bào có 1 nhân. Song, cũng có những trường hợp tế bào có 2 nhân như ở trùng đế giày; nhiều nhân như ở tế bào cơ vân hoặc không nhân như ở tế bào hồng cầu trưởng thành của người.

5.4 Vị trí

Nhân hầu hết đều nằm ở trung tâm tế bào. Trừ trường hợp ở tế bào thực vật, nhân nằm lệch về một phía do sự chèn ép của không bào.

5.5. Cấu tạo

Nhân của mỗi tế bào eukaryota đều có sơ đồ cấu tạo giống nhau gồm: màng nhân, chất nhân, hạch nhân và nhiễm sắc thể.

5.5.1. Màng nhân

Màng nhân là một phần biệt hóa của mạng lưới nội sinh chất, có cấu tạo gồm hai màng cơ bản có chiều dày mỗi màng từ 6 - 8nm, màng ngoài nối liền với màng lưới nội sinh chất. Giữa 2 màng là khoảng trống quanh nhân rộng 1 - 4nm, ăn thông với xoang hệ thống mạng lưới nội sinh chất. Sau khi phân chia nhân, từ các nang của lưới nội sinh chất màng nhân mới được tạo thành.

Khác với các màng khác, dưới kính hiển vi điện tử có thể thấy trên màng nhân có các lỗ với đường kính 30 - 100nm chiếm khoảng 5-10% diện tích bề mặt nhân. Mặt ngoài và mặt trong mỗi lỗ đều được bọc lót bởi một “vòng bi”, chứa 8 hạt ribonucleoproteit hình cầu. Giữa lỗ cũng thường thấy có một hạt ribonucleoproteit trung tâm được liên hệ với các vòng bằng các sợi mảnh. Có lẽ hạt này đang được vận chuyển tích cực ra bào tương vì người ta đã xác định được nó có nguồn gốc từ nhiễm sắc thể hay hạch nhân. Mặt trong màng nhân còn có mạng nhân (nuclear lamina) là các protein dạng sợi giúp tăng cường hình dạng của nhân.

Các protein ribosom và toàn bộ protein của nhân tế bào như các enzym, các protein nền nhân, các protein histon từ bào tương, nơi chúng được tổng hợp xâm nhập vào nhân qua các lỗ màng nhân để vào trong nhân qua các cơ chế vận chuyển qua màng. Như vậy màng nhân vừa có tác dụng như một hàng rào ngăn cách bảo vệ nhân, vừa có chức phận trao đổi chất giữa màng nhân và bào tương và giữa nhân với môi trường ngoài.

5.5.2. Chất nhân, dịch nhân (nucleoplasma)

Chất nhân là phần chiếm khối lượng cơ bản của nhân tế bào, có cấu tạo gồm 3 thành phần chính, đó là: phần dịch lỏng, chất nền nhân và các chất vùi khác nhau.

Sinh học di truyền

Phần dịch lỏng có cấu tạo giống như phần bào tương trong của bào tương. ở đây có chứa các loại enzym hô hấp và các sản phẩm trung gian của quá trình phân giải glycogen, các enzym AND-polymeraza, ARN-polymeraza, ATP v.v…

Chất nền nhân có cấu tạo gồm các protein axit nằm xen trong toàn bộ chất nhân và hạch nhân.

Các chất vùi trong chất nhân hay được thấy là các tiểu phần ribonucleoproteit dạng hạt, dạng sợi hay dạng xoắn có kích thước không đồng nhất, các thể nhân, đôi khi cũng còn thấy cả các bó sợi protein dạng que các loại, trong đó có actin tạo nên hệ thống khung xương của nhân.

Chất nhân là môi trường trong của nhân tế bào bảo đảm cho sự ổn định về mặt chức năng của vật chất di truyền.

Hình 2. 14. Cấu trúc nhân tế bào

Sơ đồ (trái) và ảnh chụp qua kính hiển vi điện tử (phải)

(a) Tổng quan: 1. Nhân; 2. Lỗ màng nhân; 3. Hai lá của màng nhân; 4. Chất nhiễm sắc; 5. Hạch nhân; 6.Lưới nội sinh chất có hạt; 7. Ribosom; 8. Phức hợp lỗ màng nhân; (b) Bề mặt màng nhân; (c) Chi tiết màng nhân; (d) Phức hợp lỗ màng nhân; (e) Mạng nhân

5.5.3. Hạch nhân (nucleous)

Hạch nhân là những cấu trúc đậm đặc hình cầu nằm trong nhân, đường kính thường dưới 1µm.

Nhân của tế bào lưỡng bội thường chứa từ 1-7 hạch nhân, song trung bình là hai. Đôi khi, nhân của một số tế bào không chứa hạch nhân như tế bào nấm men, tinh tử v.v..Về thành phần hóa học, hạch nhân có trên 80% là protein, khoảng 15% là ARN.

Trong thời gian phân chia nhân, việc tổng hợp r-ARN tại hạch nhân bị dừng lại. Cuối kì đầu (prophase) các hạch nhân biến mất. Khi các nhiễm sắc thể kết tụ lại thì chromatin hạch nhân với tư cách là chất tạo hạch đi vào SAT - Chromosom. Sau khi nhân phân chia, trên các vùng tạo hạch, hạch nhân được tạo thành: thoạt tiên là các sợi ARN, rồi sau đó là các thành phần còn lại của hạch nhân mới. Chức phận của hạch nhân là thực hiện việc tổng hợp r-ARN.

5.5.4. Nhiễm sắc thể (chromosome) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Sinh học tế bào và tính ứng dụng trong công nghệ sinh học (Trang 26 - 29)