Luật nhân quyền, luật tị nạn, và luật cứu trợ nhân đạo có tương tác với hỗ trợ

Một phần của tài liệu 25 câu hỏi & đáp về vấn đề sức khỏe và nhân quyền (Trang 38 - 39)

chăm sóc sức khỏe như thế nào?

Số lượng lớn các cứu trợ, xung đột, bao gồm cả sự bùng nổ rối loạn về tôn giáo, sắc tộc trên khắp thế giới đã cho thấy sự cần thiết phải có cách tiếp cận mới trong cả hệ thống Liên hợp quốc và ở bên ngoài. Cần chú trọng tới khung pháp lý quốc tế khi xử lý các trường hợp khẩn cấp này, đặc biệt là mối quan hệ giữa luật nhân đạo, luật nhân quyền, luật tị nạn và việc áp dụng chúng trong môi trường khủng hoảng.(77)

Nhân quyền, luật nhân đạo và luật tị nạn là riêng biệt nhưng có liên quan mật thiết với hệ thống luật quốc tế. Nhân quyền và luật tị nạn được phát triển trong khuôn khổ Liên hợp quốc, vì vậy có cùng cơ sở. Tuy nhiên luật nhân đạo có nguồn gốc khác và và sử dụng cơ chế thực thi khác. Dù vậy tất cả các luật có cùng mục đích: tôn trọng phẩm giá con người không có sự phân biệt nào với sắc tộc, màu da, tôn giáo, giới tính, ngày sinh, giàu nghèo, hay một hình thức nào khác như vậy. Bên cạnh đó, chúng có cùng chung một số lớn các mục tiêu cụ thể và có các khái niệm giống nhau.

Có nhiều các cố gắng đểđảm bảo rằng các nguyên tắc luật nhân đạo và nhân quyền quốc tế tạo ra một tiêu chuẩn cho các hoạt

động nhân đạo của Liên hợp quốc và các tổ

chức thành viên cũng như của các tổ chức khác. Thực hành chăm sóc sức khỏe để sẵn sàng cho việc đánh giá, thực hiện và lượng giá ảnh hưởng của trợ giúp y tế trong bối cảnh có chiến tranh và xung đột phải dựa trên nền tảng của khung luật pháp quốc tế. Người ốm, bị thương, nhân viên y tế, trang thiết bị y tế, bệnh viện và các đơn vị y tế

khác (bao gồm cả phương tiện vận chuyển)

được luật nhân đạo bảo vệ. Hơn nữa, từ

chối việc tiếp cận với chăm sóc y tế có thể

dẫn đến tội phạm chiến tranh trong một số

Luật tị nạn bảo vệ dân tị nạn bằng cách

đưa ra các biện pháp pháp lý cụ thể bảo vệ quyền của dân tị nạn, đáng chú ý là qua Hiệp định của Liên hợp quốc liên quan tới dân tị nạn (1950) và qui trình của hiệp định này (1966)

Luật nhân đạo là luật về xung đột vũ

trang hay luật chiến tranh: các qui định trong thời chiến bảo vệ người không hay không còn tham gia vào chiến đấu và giới hạn phương pháp cũng như

cách thức chiến tranh. Văn kiện chính là 4 Hiệp định Geneva 1949 và hai qui trình bổ xung 1977

trường hợp.

Nói chung, các hoạt động nhân đạo trong lĩnh vực y tế thể hiện các hoạtt động để đạt được quyền được chăm sóc sức khỏe trong bối cảnh mối đe dọa với sức khỏe là lớn nhất. Ngoài ra xem xét vấ đề nhân quyền trong việc cung cấp chăm sóc y tế trong hoàn cảnh khẩn cấp có thể đảm bảo được sự quan tâm cần thiết tới nhóm cư dân dễ tổn thương. Cần có sự quan tâm đặc biệt về nhân quyền với các nhóm dễ tổn thương đặc biệt như dân tị nạn, người di cư nội vùng, dân nhập cư. Trong các nhóm này, phụ nữ chủ gia đình, người độc thân, người tàn tật, và người già cần quan tâm đặc biệt. Các nguyên tắc nhân quyền giúp hướng dẫn việc bảo vệ các nhóm dễ tổn thương không bị đối mặt với các nguy cơ bệnh tật, sức khỏe kém. (78)

Một phần của tài liệu 25 câu hỏi & đáp về vấn đề sức khỏe và nhân quyền (Trang 38 - 39)