Nhiễm do chất thải rắn

Một phần của tài liệu Cam Kết Bảo Vệ Môi Trường MORITOMO (Trang 26)

II. CÁC TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

2.3.nhiễm do chất thải rắn

2.3.1. Chất thải rắn sinh hoạt

Nguồn phát sinh

Chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ hoạt động của công nhân trong xưởng. Thành phần chủ yếu là thức ăn thừa, vỏ trái cây, vỏ đồ hộp, vật dụng, bao bì nhựa, phần loại bỏ của rau củ quả,... Rác thải sinh hoạt tính trung bình 0,3 kg/người.ngày, do đó khối lượng rác thải sinh hoạt phát sinh tại dự án ước tính khoảng 8,7 kg/ngày.

Thành phần chất thải rắn sinh hoạt

Thành phần chất thải rắn sinh hoạt của dự án được trình bày trong bảng dưới đây

Bảng 14. Thành phần CTR sinh hoạt Stt Thành phần % 1 Thực phẩm, thức ăn thừa 0 – 73,22 2 Giấy 0 – 3,44 3 Carton 0 4 Nhựa cứng 0 – 0,3 5 Nylon 0 – 5,53 6 Vải 0 – 3,3 7 Cao su mềm 0 – 1,65 8 Gỗ 0 – 0,52 9 Thủy tinh 0 – 0,07

Stt Thành phần % 10 Lon đồ hộp 0 11 Sắt 0 – 0,82 12 Kim loại khác 0 13 Sành sứ 0 – 1,50 14 Xà bần, tro 0 – 9,35

(Nguồn: Trung tâm Công nghệ và Quản lý Môi trường – CENTEMA, 2008)

2.3.2. Chất thải rắn sản xuất

Nguồn phát sinh

Chất thải rắn sản xuất phát sinh trong quá trình sản xuất chủ yếu phát sinh từ công đoạn: dệt, may, cắt…

- Khối lượng: khoảng 80 kg/tháng

- Thành phần: vải vụn, bọc nylon, thùng carton, sợi vụn…

Tác động

Quá trình phát sinh chất thải rắn trong công đoạn này sẽ có một số tác động sau: - Gia tăng diện tích lưu chứa chất thải rắn.

- Tăng khả năng phát sinh chất ô nhiễm thứ cấp do gió cuốn các thành phần ô nhiễm có trong chất thải rắn loại này.

- Ảnh hưởng đến mỹ quan của dự án.

2.3.3. Chất thải nguy hại

Nguồn phát sinh

- Chất thải nguy hại trong quá trình hoạt đông của dự án xuất phát từ hoạt động vệ sinh máy móc, chiếu sáng…

- Thành phần: bóng đèn huỳnh quang hỏng, giẻ lau dính dầu nhớt.

Bảng 15. Dự đoán khối lượng chất thải nguy hại phát sinh trong 01 tháng

Stt Thành phần ĐVT Trạng thái tồn tại Khối lượng

1 Bóng đèn huỳnh quang hỏng kg Rắn 0,5

2 Giẻ lau dính dầu nhớt kg Rắn 5

3 Nước thải từ quá trình rửa thiết bị in

m3 Lỏng 0.5

Tác động

Các chất thải nguy hại, nếu không được thu gom và xử lý đúng theo quy định trước khi thải bỏ sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến môi trường. Gia tăng nguy cơ gây suy thoái môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe của công nhân trực tiếp tham gia sản xuất.

2.4. Các tác động khác 2.4.1. Tiếng ồn, độ rung

Nguồn phát sinh (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Tiếng ồn phát sinh từ hoạt động của các phương tiện vận chuyển ra vào dự án. - Tiếng ồn phát sinh từ hoạt động bốc dỡ nguyên liệu, sản phẩm.

- Tiếng ồn phát sinh từ hoạt động của máy móc trong nhà xưởng của dự án

Tuy nhiên, tiếng ồn phát sinh có tính chất gián đoạn, chỉ phát sinh do hoạt động của các phương tiện giao thông trong khu vực. Cho nên, nguồn gây tác động bởi tiếng ồn tại khu vực dự án không đáng kể.

2.4.2. Nhiệt

Nguồn phát sinh

- Nhiệt phát sinh từ quá trình bức xạ mặt trời. - Nhiệt phát sinh từ nồi hơi

- Nhiệt sinh ra từ hoạt động của công nhân.

Bên cạnh đó, nhiệt độ là nguyên nhân gây ra một số bệnh nghề nghiệp. Công nhân làm việc ở những nơi có nhiệt độ cao thường có tỉ lệ mắc bệnh cao hơn so với các nhóm khác.

2.4.3. Sự cố cháy nổ

Sự cố cháy nổ có thể xảy ra khi dự án đi vào hoạt động, nguyên nhân có thể là do: - Cháy do chập mạch điện.

- Không tuân thủ nghiêm ngặt những quy định về PCCC. - Hút thuốc và vứt tàn thuốc bừa bãi vào khu vực dễ cháy.

- Lưu trữ các loại rác (bao bì, giấy, ni lông) trong khu vực có lửa hay nơi có nhiệt độ cao.

- Các sự cố về thiết bị điện, lựa chọn thiết bị điện và dây điện không phù hợp với cường độ dòng điện, không trang bị các thiết bị chống quá tải.

- Các sự cố do sét đánh có thể dẫn đến cháy nổ.

2.4.4. Tai nạn lao động

Các nguyên nhân có thể dẫn đến tai nạn lao động là do: - Bất cẩn về điện.

- Té ngã khi bốc dỡ nguyên liệu, sản phẩm.

- Nhân viên không tuân thủ nghiêm ngặt các nội quy về an toàn lao động.

Tuy nhiên, xác suất xảy ra sự cố tùy thuộc vào ý thức chấp hành nội quy và quy tắc an toàn lao động của công nhân trong từng trường hợp cụ thể.

2.4.5. Sự cố môi trường

Đối với bể tự hoại

- Tắc nghẽn bồn cầu hoặc tắc đường ống dẫn dẫn đến phân, nước tiểu không tiêu thoát được.

- Tắc đường ống thoát khí bể tự hoại gây mùi hôi thối trong nhà vệ sinh hoặc có thể gây nổ hầm cầu.

- Bùn tích tụ đầy bể.

Đối với khu vực chứa chất thải

Thiết bị chứa chất thải đổ vỡ, chất thải tràn ra ngoài gây nguy hiểm hoặc chất thải có thể lẫn vào nước mưa gây ô nhiễm môi trường.

III. CÁC BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC

Để giảm thiểu các tác động xấu đến môi trường và đề phòng rủi ro tai nạn lao động có thể xảy ra trong suốt giai đoạn hoạt động dự án. Các biện pháp giảm thiểu trong giai đoạn hoạt động như sau:

3.1. Đối với bụi, khí thải

3.1.1. Biện pháp giảm thiểu bụi (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Như đã phân tích ở trên, bụi phát sinh từ quá trình cắt và may, dệt. Dự án áp dụng các biện pháp quản lý cụ thể như sau:

- Khống chế sự phát tán bụi từ khâu vệ sinh nhà xưởng bằng cách phun nước ẩm trước khi quét dọn lau chùi.

- Khống chế bụi từ khâu cắt, may, dệt: Bố trí các máy móc phát sinh bụi tập trung vào một khu vực và không dùng quạt thổi trong khu vực này để hạn chế phát tán bụi vào không khí. Đồng thời ở khu vực này, dự án trang bị khẩu trang cho công nhân trong các công đoạn phát sinh bụi, sử dụng máy hút bụi lắp đặt tại các vị trí phát sinh bụi. Chỉ cần biện pháp đơn giản này mà sức khoẻ của công nhân sẽ không bị ảnh hưởng bởi bụi.

3.1.2. Biện pháp giảm thiểu phương tiện giao thông

Trong thành phần khí thải của phương tiện giao thông, hàm lượng lưu huỳnh (S) có trong nhiên liệu sử dụng là chỉ tiêu ảnh hưởng đến môi trường. Để giảm khí thải độc hại, kể từ ngày 1/7/2007 theo quy định của Chính Phủ thì nhiên liệu dầu diezen nhập về không vượt quá 0,25% khối lượng nhằm phục vụ cho các phương tiện cơ giới đường bộ, đáp ứng tiêu chuẩn khí thải EURO 2. Hiện nay có 2 loại diezen với hàm lưu huỳnh khác nhau:

- Loại DO 0,25S, với hàm lượng S được qui định tướng ứng là: max 0,25%.

Nồng độ khí thải phát sinh từ phương tiện giao thông ngoài sự phụ thuộc vào tính chất của loại nhiên liệu sử dụng còn phải phụ thuộc vào động cơ của các phương tiện. Nhằm hạn chế đến mức thấp nhất ảnh hưởng của các phương tiện vận chuyển, chủ đầu tư sẽ áp dụng các biện pháp sau:

- Vệ sinh, thu dọn đất cát trong khuôn viên.

- Phun nước sân bãi giảm bụi và hơi nóng do xe vận chuyển ra vào cơ sở nhất là vào mùa nắng.

- Trồng cây xanh để tránh bụi phát tán nhiều vào không khí. Tán cây xanh dày có thể hấp thụ bức xạ mặt trời, điều hoà các yếu tố vi khí hậu, chống ồn, hấp thụ khói bụi và những hỗn hợp khí như SO2, CO2, hợp chất chứa nitơ, photpho, các yếu tố vi lượng độc hại khác như Pb, Cu, Fe…

3.1.3. Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm không khí do nồi hơi

- Lắp đặt hệ thống hút khí trong khu vực sử dụng nồi hơi - Lắp đặt máy thông gió trong khu vực nhà xưởng

- Lắp đặt ống khói có chiều cao hơn 35m để tránh ảnh hưởng khí thải từ nồi hơi; - Tăng cường thông thoáng nhà xưởng bằng biện pháp thông gió tự nhiên và cưỡng bức;

- Trang bị khẩu trang cho nhân viên trực tiếp làm việc trong khu vực nhiều bụi và khói thải như công nhân vận hành lò hơi…

3.2. Đối với nước thải3.2.1. Nước mưa 3.2.1. Nước mưa

Hệ thống thoát nước mưa được tách riêng với hệ thống thoát nước thải. Ngoài ra, để giảm thiểu ảnh hưởng của nước mưa xuống nguồn tiếp nhận, Chủ đầu tư thực hiện các biện pháp sau:

- Khu vực sân bãi thường xuyên được làm vệ sinh sạch sẽ, không để vương vãi rác.

- Hệ thống thoát nước mưa được thiết kế tách riêng một cách hợp lý, tráng nhựa được tạo độ dốc cần thiết để nước mưa thoát nhanh. Dọc theo cống thoát, tại điểm xả cuối cùng đặt song chắn rác để tách rác có kích thước lớn trước khi thải ra hệ thống thoát nước của khu vực.

3.2.2. Nước thải sinh hoạt

Đối với lượng nước thải sẽ được xử lý theo quy trình sau:

Nguồn gây ô nhiễm chủ yếu của nước thải sinh hoạt là phát sinh từ khu nhà vệ sinh, nhà tắm. Lưu lượng khoảng 8,18 m3/ngày.

Nước thải sinh hoạt của công ty được thu gom và xử lý sơ bộ bằng bể tự hoại 3 ngăn ( bể tự hoại hiện hữu). Nguyên tắc hoạt động của bể này là lắng cặn và phân hủy kỵ khí cặn lắng. Hiệu quả xử lý theo chất lơ lửng đạt 65 ÷ 70% và theo BOD là 60 ÷

65%.

Nước thải sinh hoạt của nhà máy được xử lý bằng bể tự hoại 3 ngăn. Sơ đồ hệ thống xử lý như sau:

Hình 3. Sơ đồ bể tự hoại 3 ngăn Thuyết minh

NGĂN CHỨA

NƯỚC NGĂN LẮNG NGĂN LỌC

Nước thải từ nhà vệ sinh

Lượng nước thải sinh hoạt của nhà máy khoảng 8,18 m3/ngày, tải lượng ô nhiễm không lớn, nên được xử lý qua bể tự hoại. Bể tự hoại có 3 ngăn, Ngăn đầu tiên có chức năng tách cặn ra khỏi nước thải. Cặn lắng ở dưới đáy bể được hút ra theo định kỳ để đưa đi xử lý . Nước thải và cặn lơ lửng theo dòng chảy sang ngăn thứ hai. Ở ngăn này, cặn tiếp tục lắng xuống đáy, nước được vi sinh yếm khí phân hủy, làm sạch các chất hữu cơ trong nước. Sau đó, nước chảy sang ngăn thứ ba để lắng toàn bộ sinh khối cũng như cặn lơ lửng còn lại trong nước thải trước khi chảy vào ngăn lọc rồi thải ra hệ thống thoát nước chung Khu công nghiệp Trảng Bàng hoặc tái sử dụng.

3.3. Chất thải rắn và chất thải nguy hại (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Biện pháp xử lý

Chất thải rắn sinh hoạt

- Chất thải rắn sinh hoạt: chủ đầu tư thu gom, phân loại, quản lý đúng quy định, sau đó hợp đồng với đơn vị có chức năng để vận chuyển và xử lý theo quy định.  Chất thải rắn sản xuất

- Chất thải rắn sản xuất không nguy hại: Công ty thu gom, phân loại quản lý đúng quy định, và hợp đồng với đơn vị có chức năng thu gom và xử lý đúng quy định.

Chất thải nguy hại

- Chủ đầu tư sẽ đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại. Toàn bộ lượng chất thải nguy hại phát sinh từ hoạt động của dự án sẽ được thu gom, phân loại, lưu giữ và được chủ đầu tư hợp đồng với đơn vị có chức năng để mang xử lý và tiêu hủy theo đúng Nghị định 59/2007/NĐ-CP ngày 09/04/2007 của Chính phủ về quản lý chất thải rắn và Thông tư số 12/2011/TT-BTNMT về việc hướng dẫn điều kiện hành nghề và thủ tục lập hồ sơ, đăng ký, cấp phép hành nghề, mã số quản lý chất thải nguy hại.

Để thực hiện tốt việc quản lý chất thải rắn, vấn đề quan trọng đầu tiên là phải phân loại chất thải ngay tại nguồn phát sinh. Chất thải rắn sẽ được phân loại ngay tại nguồn phát sinh nhằm tái sử dụng chất thải rắn, đơn giản hóa quá trình xử lý, giúp tiết kiệm chi phí và giảm thiểu tác động đến môi trường. Điều đó có thể thực hiện được bằng cách: trong từng khu vực sản xuất đều được trang bị các thùng đựng chất thải rắn được sơn màu khác nhau và trên thân thùng có ghi chú từng loại chất thải được chứa trong mỗi thùngnhư sau:

- Thùng 1 (màu xanh): chứa chất thải sinh hoạt;

- Thùng 2 (màu vàng) : chứa chất thải sản xuất không nguy hại; - Thùng 3 (màu đỏ) : chứa chất thải nguy hại.

Các thùng chứa được lót bên trong bằng túi nilon để tiện thu gom. Chất thải sau khi thu gom sẽ được bảo quản cẩn thận, không để xảy ra tình trạng các thùng chứa chất thải bị phân hủy bởi nước mưa và ánh sáng mặt trời (đặc biệt là đối với một số loại chất thải có khả năng gây ô nhiễm đất, hoặc đối với những chất thải có thành phần dễ hòa tan trong nước hay dễ phân hủy, từ đó làm ô nhiễm nguồn nước mặt và nước ngầm).

Đối với chất thải nguy hại: đóng gói, bảo quản CTNH theo chủng loại trong các bồn chứa, thùng chứa, bao bì chuyên dụng đáp ứng các yêu cầu về an toàn, kỹ thuật, đảm bảo không rò rỉ, rơi vãi hoặc phát tán ra môi trường, có dán nhãn bao gồm các thông tin sau:

- Tên CTNH, mã CTNH theo danh mục CTNH. - Mô tả về nguy cơ do CTNH có thể gây ra.

- Dấu hiệu cảnh báo, phòng ngừa theo TCVN 6707 – 2000 về “Chất thải nguy hại – dấu hiệu cảnh báo, phòng ngừa”.

- Ngày bắt đầu được đóng gói, bảo quản.

Sau khi phân loại tại nguồn, chất thải được chứa trong các thùng chứa chuyên dụng đối với từng loại chất thải và được tập trung chứa trong khu vực chứa chất thải.

Trong mỗi khu vực phát sinh chất thải rắn, chủ dự án có kế hoạch thu gom thường xuyên không để chất thải rắn tràn lan hay bị phân hủy bởi các thành phần trong môi trường. Các cống rãnh cũng có thể là nơi tích tụ chất thải cũng sẽ được nạo vét thường xuyên.

Tại khu vực chứa chất thải: phân chia các khu vực lưu trữ khác nhau bao gồm khu vực chứa chất thải rắn sinh hoạt, khu vực chứa chất thải sản xuất không nguy hại và khu vực chứa chất thải nguy hại.

3.4. Giảm thiểu tác động khác 3.4.1 Biện pháp xử lý nhiệt dư

Nhiệt dư phát sinh từ các máy móc thiết bị . Để hạn chế ảnh hưởng của nhiệt dư đến hoạt động của công nhân, công ty sẽ cho thông thoáng nhà xưởng để làm giảm thiểu nhiệt dư,

- Sử dụng các quạt công nghiệp để cấp không khí mát vào các khu vực quá nóng nực. Trong xưởng sản xuất không khí được trao đổi liên tục, thông thoáng nhờ hệ thống quạt thổi và thông gió tự nhiên qua hệ thống cửa mái.

- Cây xanh, cây cảnh trồng xung quanh nhà xưởng, văn phòng, căng tin, giảm nhiệt độ không khí và tạo cảm giác mát mẻ cho công nhân vừa có tác dụng điều hòa điều kiện vi khí hậu trong khu vực.

3.4.2. Biện pháp giảm thiểu tiếng ồn

Tiếng ồn phát sinh từ công đoạn này cũng không quá lớn nên cũng ít gây ảnh hưởng đến sức khỏe người lao động trực tiếp tại đây. Tuy nhiên, Công ty cũng sẽ bố trí khu vực thông thoáng nhằm hạn chế việc gia tăng mức độ cộng hưởng tiếng ồn ở khu vực kín.

Ngoài ra, công ty cũng sẽ lắp đặt chân đế để giảm ồn rung cho máy móc, thường xuyên kiểm tra độ mài mòn, bôi trơn để giảm thiểu tiếng ồn đến mức thấp nhất

Một phần của tài liệu Cam Kết Bảo Vệ Môi Trường MORITOMO (Trang 26)