M ỤC L ỤC
4.2 Kết quả các chỉ tiêu môi trường và sinh sản thí nghiệm 2
Kết quả theo dõi sự biến động của các yếu tố môi trường được trình bày ở Bảng 4.3
Bảng 4.3: Biến động các chỉ tiêu môi trường trong 3 nghiệm thức thí nghiệm 2
NT Nhiệt độ (oC) Oxy (mg/l) pH 1 28,1±0,6 7,2±0,2 7,5±0,2 2 28,2±0,1 6,9±0,5 7,6±0,2 3 28,0±0,5 7,5±0,1 7,5±0,1
Kết quả Bảng 4.3 cho thấy nhiệt độ trung bình giữa các NT không có sự chênh lệch lớn, nhiệt độ trung bình dao động từ 28,0 – 28,2 oC. Hàm lượng oxy hòa tan trung bình ở các NT tương đối cao từ 6,9 – 7,5 mg/l. pH trung bình ở các NT dao
động trong khoảng 7,5 – 7,6 đều nằm trong khoảng thích hợp, không có sự biến
động lớn giữa các NT. Như vậy các yếu tố nhiệt độ, oxy hòa tan và pH trong các NT là thuận lợi cho cá Vàng sinh sản.
4.2.2 Kết quả kích thích sinh sản bằng LHRH_a + Motilium
Trong thí nghiệm này, cá được bố trí vào các thùng xốp, mỗi thùng được bố trí đực 99.8299.82 99.8 99.88 99.69 99.11 98.5 99 99.5 100 1 2 3 Nghiệm thức T ỷ l ệ ( % ) TLTT TLN
cái với tỷ lệ là (1:1), có dây nylon làm giá thể, sục khí liên tục và có nắp đậy. Kết quả thu được trong thí nghiệm này được trình bày ở Bảng 4.4
Bảng 4.4: Kết quả các chỉ tiêu sinh sản trong 3 nghiệm thức thí nghiệm 2
NT TGHƯT (giờ) TLĐ (%) SSSTT (trứng/kg) TLTT (%) TLN (%) 1 10,30±0,21a 66,66 44.882±364a 99,19±0,54a 98,61±0,24a 2 9,22±0,15a 100 56.313±982a 98,51±0,66a 99,36±0,34a 3 8,20±0,20a 100 81.165±2.911a 99,70±0,13a 99,70±0,09a
Ghi chú: Trên cùng một cột có các chữ cái khác nhau thì khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05)
Kết quả Bảng 4.4 cho thấy thời gian hiệu ứng thuốc của NT 3 nhanh hơn so với NT 1 và NT 2. Mức tỷ lệ cá đẻ của NT 2 và NT 3 bằng nhau và cao hơn so với NT 1, ở lần tiêm đầu tiên ở NT 1 cá không đẻ (chỉ 2/3 cặp đẻ). Ở NT 3 cho thấy sức sinh sản trung bình, tỷ lệ thụ tinh, tỷ lệ nởđều cao hơn so với NT 1 và NT 2. Tuy ở NT 2 có sức sinh sản cao hơn NT 1 nhưng tỷ lệ nở lại thấp hơn NT 1.Thế nhưng, giữa các NT cho sinh sản thì khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p < 0,05).
Ở NT 1, lần tiêm đầu tiên cá không đẻ có thể do mức độ thành thục của cá chưa
đến lúc có thể sinh sản và cũng có thể do lượng thuốc chưa đủ để kích thích cá sinh sản. Bên cạnh đó, sức sinh sản của cá còn thấp, nguyên nhân có thể do môi trường sống của cá bị thay đổi đột ngột, do cá bị vận chuyển đường xa, cá chưa kịp thích nghi với môi trường nước mới, dẫn đến cá không được khỏe, chưa đủ sức để
tham gia vào quá trình sinh sản. Theo Phạm Minh Thành và Nguyễn Văn Kiểm (2009), quá trình sinh sản của cá phụ thuộc vào nhiều yếu tố cả bên trong và bên ngoài trong đó cơ chế rụng trứng của cá phụ thuộc rất nhiều vào nhiệt độ, liều lượng và chủng loại kích dục tố hay tình trạng sinh lý, sức khỏe của cá.
44882 56313 81165 0 20000 40000 60000 80000 100000 1 2 3 Nghiệm thức T r ứ n g /k g SSSTT
NT không có ý nghĩa thống kê. Như vậy, ở liều tiêm 150 µg/kg cho kết quả cao nhất về sức sinh sản so với liều tiêm 50 µg và 100 µg/kg.
Hình 4.4: Tỷ lệ thụ tinh và tỷ lệ nởở 3 mức liều lượng LHRH_a
Qua Hình 4.4 cho thấy, tỷ lệ thụ tinh và tỷ lệ nở giữa các NT có sự khác biệt không nhiều. Ở NT 3 (150 µg/kg) cho kết quả cao nhất về tỷ lệ thụ tinh và tỷ lệ nở
(99,70%). Trong đó, tỷ lệ thụ tinh khác biệt không có ý nghĩa so với NT 1
(99,19%) và tỷ lệ nở khác biệt không có ý nghĩa thống kê với NT 1 và NT 2 (p < 0,05). Như vậy, ở liều lượng tiêm 150 µg/kg cá cái cho kết quả tỷ lệ thụ tinh và tỷ lệ nở cao nhất so với liều tiêm 50 µg và 100 µg/kg.
4.3 Kết quả các chỉ tiêu môi trường và sinh sản thí nghiệm 3 4.3.1 Kết quả khảo sát các chỉ tiêu môi trường
Nhìn chung, kết quả xác định một số yếu tố môi trường cơ bản trong các NT cho thấy các yếu tố này đều có những giá trị thích hợp cho quá trình sinh sản của cá vàng.
Kết quả theo dõi sự biến động của các yếu tố môi trường được trình bày ở Bảng 4.5
Bảng 4.5: Biến động các chỉ tiêu môi trường trong 3 nghiệm thức thí nghiệm 3
NT Nhiệt độ (oC) Oxy (mg/l) pH 1 27,8±0,4 6,4±0,2 7,4±0,3 2 28,1±0,3 6,9±0,2 7,3±0,3 3 27,0±0,5 6,6±0,5 7,4±0,2
Kết quả Bảng 4.5 cho thấy nhiệt độ trung bình giữa các NT dao động từ 27 – 28,1
không có sự biến động lớn giữa các NT và nhìn chung đều nằm trong giới hạn thích hợp và thuận lợi cho cá Vàng sinh sản.
4.3.2 Kết quả kích thích sinh sản bằng não thùy
Trong thí nghiệm này, cá được bố trí vào các thùng xốp, mỗi thùng được bố trí đực cái với tỷ lệ là (1:1), có dây nylon làm giá thể, sục khí liên tục và có nắp đậy.
Kết quả thu được trong thí nghiệm này được trình bày ở Bảng 4.6 Bảng 4.6: Kết quả các chỉ tiêu sinh sản trong 3 nghiệm thức thí nghiệm 3
NT TGHƯT (giờ) TLĐ (%) SSSTT (trứng/kg) TLTT (%) TLN (%) 1 55,18±4,42a 66,66 14.016±39a 98,70±0,37a 99,05±0,31a 2 28,00±1,55a 100 66.025±8.908b 99,62±0,12a 99,78±0,03a 3 33,78±3,64a 66,66 48.965±273b 99,50±0,21a 99,67±0,09a
Ghi chú: Trên cùng một cột có các chữ cái khác nhau thì khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05)
Kết quả Bảng 4.6 cho thấy thời gian hiệu ứng thuốc của NT 2 và NT 3 ngắn hơn so với NT 1 trong đó thời gian của NT 2 là ngắn nhất (28 giờ) và khác biệt có ý nghĩa so với NT 1. Tỷ lệđẻ của NT 1 và NT 3 bằng nhau (66,66%) thấp hơn so với NT 2. Bên cạnh đó, sức sinh sản, tỷ lệ thụ tinh, tỷ lệ nở của NT 2 lần lượt là 66.025 trứng/kg, 99,62%, 99,78% đều cao hơn so với NT1 và NT 3, NT 1 có sức sinh sản thấp nhất (14.016 trứng/kg) và khác biệt có ý nghĩa thống kê so với NT 3. Tỷ lệ
thụ tinh ở các NT dao động từ 98,70 – 99,62%, trong đó tỷ lệ thụ tinh của NT 1 khác biệt có ý nghĩa thống kê so với NT 2 và NT 3. Tỷ lệ nở ở 3 NT 1, 2, 3 dao
động trong khoảng từ 99,05 – 99,78% và khác biệt không có ý nghĩa thống kê giữa NT 2 với NT 1 và NT 3. Như vậy, kết quả thí nghiệm này cho thấy với liều lượng não thùy là 2 mg/kg cho kết quả sinh sản cao hơn so với liều 1 mg và 2 mg/kg. Khi so sánh với liều lượng não thùy dùng trong sinh sản cá Leo của Ngô Vương Hiếu Tín (2008) là 8, 9, 10 mg/kg thì với cá Vàng chỉ cần dùng 1, 2, 3 mg/kg là có thể kích thích cá Vàng sinh sản. Như vậy, liều lượng não thùy dùng cho việc kích thích cá Vàng sinh sản thấp hơn rất nhiều so với cá Leo. Bên cạnh đó, có tới 2 cặp cá trong NT 1 và NT 3 không tham gia sinh sản, nguyên nhân có thể là do chưa hội tụ đủ các điều kiện tác động bởi các yếu tố nội sinh và ngoại sinh như mức độ
Hình 4.5: Sức sinh sản ở 3 mức liều lượng não thùy
Qua Hình 4.5 cho thấy, sức sinh sản ở NT 2 (66.025 trứng/kg) cao gấp 4 lần NT 1 (14.016 trứng/kg) và cao hơn cả NT 3 (48.965 trứng/kg) nhưng khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). Bên cạnh đó, sức sinh sản ở NT 3 cao gấp 3 lần NT 1 và sự khác biệt giữa chúng là có ý nghĩa thống kê. Như vậy, ở liều lượng 2 mg/kg cho kết quả cao nhất về sức sinh sản so với liều 1 mg và 3 mg/kg.
Hình 4.6: Tỷ lệ thụ tinh và tỷ lệ nởở 3 mức liều lượng não thùy
Qua Hình 4.6 cho thấy, ở NT 2 cho tỷ lệ thụ tinh và tỷ lệ nở cao nhất (99,62% và 99,78%). Trong đó, NT 1 có tỷ lệ thụ tinh và tỷ lệ nở thấp nhất lần lượt là 98,70% và 99,05%. Cả 3 NT đều khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). Như vậy, ở mức liều tiêm 2 mg/kg cho kết quả sinh sản cao nhất về tỷ lệ thụ tinh và tỷ lệ nở so với liều 1 mg và 3 mg/kg.
4.4 So sánh kết quả sinh sản giữa 3 thí nghiệm
Kết quả sinh sản ở thí nghiệm 1 cho thấy tỷ lệđẻ và sức sinh sản đều tăng dần theo thời gian phun mưa trong đó ở NT 3 (phun mưa 3 giờ) cho kết quả cao hơn 2 NT còn lại. Bên cạnh đó, tỷ lệ thụ tinh và tỷ lệ nở cũng đạt khá cao và ổn định giữa các NT. Việc phun mưa nhằm cung cấp oxy cũng như thay đổi nhiệt độ kích thích sự
hưng phấn góp phần đáng kể cho sự thành thục của tuyến sinh dục. Tuy nhiên, kết quảđạt được ở các NT phun mưa vẫn còn thấp hơn so với việc kích thích cá Vàng sinh sản bằng LHRH_a + Motilium và não thùy.
98.7 99.62 99.5 99.05 99.78 99.67 98 98.5 99 99.5 100 1 2 3 Nghiệm thức T ỷ l ệ ( % ) TLTT TLN
Qua 2 thí nghiệm sử dụng LHRH_a + Motilium và não thùy với các liều lượng khác nhau, nhận thấy loại kích dục tố LHRH_a + Motilium cho kết quả về sức sinh sản trung bình cao hơn cả lên đến 81.165 trứng/kg ở NT 3 (150 µg/kg), tỷ lệ thụ
tinh và tỷ lệ nở trung bình là 99,70%, thời gian hiệu ứng thuốc ngắn nhất (8,20 giờ), tỷ lệ đẻ dao động là từ 66,66-100%. Nếu so sánh với Nguyễn Ngọc Linh (2006) sử dụng 200 µg LHRH_a + 10 mg Motilium trong sinh sản cá Chép Nhật thu được sức sinh sản 30.000 trứng/kg, tỷ lệ thụ tinh 80 – 93%, tỷ lệ nở 81 – 90%, thời gian hiệu ứng thuốc 9 giờ thì đối với cá Vàng chỉ cần sử dụng 150 µg/kg đã cho kết quả sinh sản cao hơn khi sử dụng 200 µg/kg cho cá Chép Nhật.
Đối với kích dục tố là não thùy, cho kết quả về tỷ lệ thụ tinh và tỷ lệ nở so với khi sử dụng LHRH_a + Motilium là tương đương với nhau. Tuy nhiên về sức sinh sản lại thấp hơn khá nhiều. Bên cạnh đó, thời gian hiệu ứng thuốc lại kéo dài lên
đến 55,18 giờ ở NT 1 (1 mg/kg) và số liệu này gấp gần 7 lần so với thời gian hiệu
ứng thuốc khi tiêm kích dục tố LHRH_a + Motilium ở NT 3 (150 µg/kg) là 8,20 giờ. Điều này nguyên nhân có thể là do bản chất của não thùy chứa 2 loại hormon FSH và LH cần có thời gian để kích thích nang trứng hoạt động và sự lớn lên của tế bào, thúc đẩy tế bào trứng thành thục đồng loạt mới gây ra sự rụng trứng ( Phạm Minh Thành và Nguyễn Văn Kiểm, 2009). Chính vì vậy, nên với loại kích dục tố
này cần nhiều thời gian hơn để tham gia vào các phản ứng chuyển hóa và rụng trứng ở cá cái.
Như vậy, qua các kết quả thí nghiệm trên cho thấy với việc sử dụng kích dục tố
LHRH_a + Motilium cho kết quả tốt và ổn định về thời gian hiệu ứng thuốc, tỷ lệ đẻ, sức sinh sản, và tỷ lệ thụ tinh cũng như tỷ lệ nở; sự chênh lệch giữa các nghiệm thức không lớn. Trong khi đó đối với kích dục tố não thùy cũng cho kết quả các chỉ tiêu sinh sản khá cao tuy nhiên lại cho kết quả về thời gian hiệu ứng thuốc kéo dài lên đến 55,18 giờ ở NT 1 (1 mg/kg) và cho kết quả tỷ lệđẻ cũng như sức sinh sản đều thấp hơn khi kích thích cá Vàng sinh sản bằng LHRH_a + Motilium.
4.5 Kết quả theo dõi sự phát triển phôi cá Vàng
Thời gian phát triển phôi cá Vàng từ 32 – 36 giờ ở nhiệt độ 27 – 28,5 oC. Trứng cá Vàng mới nở có màu vàng cam nhạt. Đường kính trứng sau khi trương nước đo
kích thước lớn hơn. Về thời gian phát triển phôi, ở cá Vàng dài hơn so với cá Tra và cá Trê (26 – 28 giờ), ngắn hơn so với cá Chép (36 – 38 giờ). Chiều dài cá Vàng mới nở tương đương với chiều dài mới nở của cá Tra (5 – 5,5 mm) và cá Trê (5,5 – 6,5 mm), tuy nhiên lại có kích thước nhỏ hơn so với chiều dài mới nở của cá Chép (6,5 – 7 mm) (Phạm Minh Thành và Nguyễn Văn Kiểm, 2009).
CHƯƠNG 5
5.1 Kết luận
Các chỉ tiêu môi trường về nhiệt độ, oxy hòa tan và pH trong các hệ thống thí nghiệm là tối hảo cho quá trình sinh sản của cá Vàng.
Đối với phương pháp phun mưa, mức thời gian 3 giờ/lần cho kết quả sức sinh sản cao nhất là 25.974 trứng/kg so với thời gian phun mưa 1 giờ và 2 giờ/lần.
Đối với kích dục tố là LHRH_a + Motilium, mức liều lượng 150 µg/kg cho kết quả sức sinh sản cao nhất là 81.165 trứng/kg so với liều lượng 50 µg và 100 µg/kg.
Đối với kích dục tố là não thùy, mức liều lượng 2 mg/kg cho kết quả sức sinh sản cao nhất là 66.025 trứng/kg so với liều lượng sử dụng là 1 mg và 3 mg/kg.
5.2 Đề xuất
Tiếp tục nghiên cứu kỹ thuật sinh sản cá Vàng trong các tháng còn lại để khép kín chu kỳ năm.
Nghiên cứu sử dụng các loại kích dục tố ở các mức liều lượng khác hơn nữa trong việc kích thích cá Vàng sinh sản.
Nguyễn Tường Anh, 1999. Một số vấn đề về nội tiết học sinh sản cá. Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội.
Võ Văn Chi, 1993. Cá cảnh. Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật.
Đoàn Khắc Độ, 2008. Kỹ thuật nuôi cá Vàng. Nhà xuất bản Đà Nẵng. Nguyễn Sơn Hải, 2005. Đặc điểm sinh học và kỹ thuật gây giống cá Vàng.
http://www.khuyennongtphcm.com/indes.php?mnu=3&s=600015&id=176.
Đức Hiệp, 2000. Cá vàng cá cảnh. Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội. Vương Trung Hiếu, 2007. Kỹ thuật nuôi cá vàng. Nhà xuất bản Lao động. Phạm Văn Khánh. Nghiên cứu sinh sản nhân tạo cá cóc.
http://www.fistenet.gov.vn/details.asp?Object=22&News_ID=28125647. Võ Minh Khôi (2007). Thử nghiệm các liều lượng HCG khác nhau đến sự sinh sản của cá Lóc bông (Channa micropeltes) trong bể nhựa. Luận văn tốt nghiệp
Đại học chuyên ngành Nuôi Trồng Thủy Sản. Trường Đại học Cần Thơ. Phạm Minh Thành và Nguyễn Văn Kiểm, 2009. Cơ sở khoa học và kỹ thuật sản xuất cá giống. Nhà xuất bản Nông nghiệp.
Trần Thị Phương Lan (2008). Ảnh hưởng của kích dục tố lên quá trình sinh sản cá Bống tượng (Oxyeleotris marmoratus, Bleekr). Luận văn tốt nghiệp cao học chuyên ngành Nuôi Trồng Thủy Sản. Trường Đại học Cần Thơ.
Chung Lân, 1969. Sinh vật học và sinh sản các loài cá nuôi. Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật.
Nguyễn Ngọc Linh (2006). Nghiên cứu giải pháp nâng cao tỷ lệ sống của cá Dĩa
(Symphysodon aequiasciata) và kỹ thuật sinh sản nhân tạo cá Chép Nhật
(Cyprinus carpio). Luận văn tốt nghiệp Đại học chuyên ngành Nuôi Trồng Thủy Sản. Trường Đại học Cần Thơ.
Võ Như Mĩ (2008). Nghiên cứu kích thích sinh sản cá Chốt trắng (Mystus planiceps, Cuvier and Valenciennes, 1839). Luận văn tốt nghiệp Đại học chuyên ngành Nuôi Trồng Thủy Sản. Trường Đại học Cần Thơ.
Việt Chương và Nguyễn Sô, 2009. Kỹ thuật nuôi và kinh doanh cá kiểng. Nhà xuất bản thành phố Hồ Chí Minh.
Ngô Vương Hiếu Tính (2008). Nghiên cứu kích thích sinh sản và ương cá Leo
(Wallago attu, Schneider, 1801). Luận văn tốt nghiệp cao học chuyên ngành Nuôi Trồng Thủy Sản. Trường Đại học Cần Thơ.
Nguyễn Đức Tuân. Kỹ thuật sinh sản nhân tạo cá Lăng chấm.
http://www.ficen.org.vn/details.asp?Object=22&News_ID=20630450. Dương Tuấn, 1981. Sinh lý cá. Trường Đại học Thủy Sản Nha Trang.
Mai Đình Yên, 1992. Định loại cá nước ngọt ở Nam Bộ. Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật.