Sửa đổi, bổ sung một số nội dung các Luật thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt cho phù hợp với thông lệ quốc tế trong quá trình hộ

Một phần của tài liệu CẢI CÁCH CHÍNH SÁCH THUẾ Ở VIỆT NAM (Trang 32 - 35)

- Thuế đối kháng (đặc biệt): được áp dụng như một biện pháp bảo vệ trong những trường hợp sau:

3.2.1Sửa đổi, bổ sung một số nội dung các Luật thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt cho phù hợp với thông lệ quốc tế trong quá trình hộ

thuế tiêu thụ đặc biệt cho phù hợp với thông lệ quốc tế trong quá trình hội nhập

a. Luật thuế giá trị gia tăng.

- Về đối tượng chịu thuế: Bổ sung các mặt hàng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt ở khâu sản xuất và nhập khẩu, một số sản phẩm, một số dịch vụ xuất khẩu, đảm bảo thực hiện khấu trừ và hoàn thuế đầu vào để khuyến khích xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ đồng thời giảm và hạn chế đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng.

- Về thuế suất: giảm số lượng tối đa còn hai mức thuế suất. Điều chỉnh mức thuế suất để đảm bảo thu ngân sách Nhà nước trong khi thực hiện cắt giảm thuế nhập khẩu. Mức thuế suất dự kiến vào năm 2005 là 8% và 10%. Trong đó sắp xếp lại để hạn chế các sản phẩm, dịch vụ thuộc nhóm thuế suất 8%, còn lại đa số sản

phẩm, dịch vụ áp dụng mức thuế suất 10%. Xem xét áp dụng thuế suất đối với một số dịch vụ xuất khẩu và một số sản phẩm xuất khẩu.

- Về áp dụng phương pháp tính thuế và sử dụng hoá đơn: phân loại các hộ kinh doanh tư nhân có quy mô nhỏ, thu nhập thấp đưa ra khỏi diện phải nộp thuế giá trị gia tăng. Quy định mức doanh số để xác định dối tượng là hộ kinh doanh nhỏ. Đối với đối tượng này, chuyển sang áp dụng theo mức tỷ lệ % ấn định trên doanh thu.

Thực hiện chế độ kế toán đối với các hộ kinh doanh có quy mô lớn để chuyển dần các đối tượng này sang áp dụng tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ thuế.

- Về khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào: áp dụng việc khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào theo quy định khuyến khích việc sử dụng hoá đơn:

+ Khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào đối với hàng hoá, dịch vụ mua vào có hoá đơn giá trị gia tăng.

+ Khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào đối với hàng hoá, dịch vụ bán hàng theo một tỷ lệ % cao hơn đối với trường hợp không có hoá đơn.

+ Khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào theo tỷ lệ % thấp hơn trường hợp có hoá đơn bán hàng áp dụng đối với hàng hoá là nông sản, lâm sản, thuỷ sản mua trực tiếp của người sản xuất, khai thác không có hoá đơn.

- Xoá bỏ các quy định ưu đãi miễn, giảm thuế giá trị gia tăng cho tất cả các đối tượng vào năm 2003.

- Về thủ tục kê khai, nộp thuế : bỏ quy định cơ quan thuế ra thông báo thời hạn nộp thuế. Thực hiện quy định doanh nghiệp tự kê khai, tự nộp thuế theo đúng thời hạn quy định.

- Về hoàn thuế giá trị gia tăng: áp dụng quy định hoàn thuế cho hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu.

- Sửa đổi, bổ sung luật thuế giá trị gia tăng theo hướng mở rộng diện các nhóm mặt hàng xuất khẩu được hưởng thuế suất 0% để tạo điều kiện tăng kim ngạch xuất khẩu.

- Giảm thuế suất thuế giá trị gia tăng đối với các sản phẩm thuộc các ngành có ý nghĩa quan trọng đối với nền kinh tế quốc dân trong giai đoạn đầu của sự nghiệp công nghiệp hoá- hiện đại hoá.

- Mở rộng hơn nữa đối tượng nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ để đơn giản luật thuế luật và phù hợp với thông lệ quốc tế. Muốn vậy, cần đẩy mạnh hơn công tác hạch toán kế toán và sử dụng hoá đơn chứng từ. Kinh nghiệm các nước chỉ rõ, nếu những hộ nào đăng ký nộp thuế giá trị gia tăng thì được ưu đãi hơn (họ được khấu trừ thuế đầu vào) những hộ nộp thuế theo phương pháp khoán (không được khấu trừ thuế đầu vào).

- Áp dụng thu thuế giá trị gia tăng đối với ngay cả hàng hoá nhập khẩu đã nộp thuế tiêu thụ đặc biệt.

Việc tính thuế tiêu thụ đặc biệt đối với hàng nhập khẩu áp dụng theo công thức sau: giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt là giá nhập khẩu cộng thuế nhập khẩu.

Giá tính thuế giá trị gia tăng đối với hàng nhập khẩu là giá nhập khẩu cộng thuế nhập khẩu cộng thuế tiêu thụ đặc biệt.

b.Luật thuế tiêu thụ đặc biệt

- Mở rộng đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt, trên cơ sở phân loại chính sách các nhóm mặt hàng cần thực hiện chủ trương điều tiết đúng hướng sản xuất, tiêu dùng và phân phối thu nhập.

- Bỏ chế độ phân biệt mức thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt giữa hàng sản xuất trong nước và hàng nhập khẩu, trong đó có xe hơi dưới 12 chỗ ngồi, nguyên liệu thuốc lá và cigar theo cam kết trong Hiệp định thương mại Việt- Mỹ.

Việc áp dụng chế độ phân biệt thuế suất như hiện nay được coi như một hình thức hỗ trợ sản xuất trong nước dưới hình thức trợ giá xuất khẩu. Điều quy định này hoàn toàn trái với thông lệ quốc tế nên cần bãi bỏ.

Một phần của tài liệu CẢI CÁCH CHÍNH SÁCH THUẾ Ở VIỆT NAM (Trang 32 - 35)