Tiếp tục giảm lãi suất, hỗ trợ doanh nghiệp vay vốn

Một phần của tài liệu SUY THOÁI KINH TẾ, CÁC GIẢI PHÁP TÀI CHÍNH CHỐNG SUY THOÁI, BÀI HỌC KINH NGHIỆM CÁC NƯỚC. THỰC TRẠNG VÀ BIỆN PHÁP Ở VIỆT NAM (Trang 31 - 32)

2. Các giải pháp phòng ngừa và ngăn chặn suy thoái kinh tế của Chính phủ

2.2. Tiếp tục giảm lãi suất, hỗ trợ doanh nghiệp vay vốn

Nghị quyết đưa ra 5 giải pháp chính Ngân hàng Nhà nước phải triển khai, trong đó có việc thực hiện cơ cấu lại hạn nợ cho doanh nghiệp, giảm lãi suất cơ bản, hướng dẫn cho vay theo lãi suất thỏa thuận…

Thứ nhất, Ngân hàng Nhà nước phải có các biện pháp cụ thể để tạo điều kiện tăng cường khả

năng tiếp cận vốn tín dụng cho các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh hàng xuất khẩu và doanh nghiệp gặp khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm, như tiếp tục xem xét giảm dự trữ bắt buộc, điều chỉnh giảm lãi suất cơ bản phù hợp để hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất kinh doanh.

Thứ hai, nghiên cứu, hướng dẫn các tổ chức tín dụng thực hiện cho vay theo lãi suất thỏa thuận

quy định tại Nghị quyết số 23/2008/QH12 của Quốc hội.

Thứ ba, các ngân hàng thương mại thực hiện việc cơ cấu lại thời hạn nợ và áp dụng các giải

pháp xử lý nợ vay vốn ngân hàng phù hợp với quy định của pháp luật đối với các hộ nông dân bị thiệt hại do thiên tai và các doanh nghiệp gặp khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm.

Thứ tư, điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt, hiệu quả; điều chỉnh linh hoạt tỷ giá ngoại tệ theo

tín hiệu thị trường, khuyến khích xuất khẩu, kiểm soát nhập khẩu, ổn định kinh tế vĩ mô, phấn đầu điều hành cán cân thanh toán quốc tế theo hướng không để thâm hụt.

Thứ năm, Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo các ngân hàng thương mại xem xét điều chỉnh áp dụng

lãi suất cho vay của các hợp đồng tín dụng xuống phù hợp theo mức lãi suất hiện hành; không phạt do quá hạn đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ khó khăn.Ngoài ra, Chính phủ cũng giao Ngân hàng Phát triển Việt Nam thực hiện nhiệm vụ bảo lãnh tín dụng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ nhằm hỗ trợ tốt hơn cho các doanh nghiệp này tiếp cận nguồn vốn vay để phát triển sản xuất, kinh doanh, tạo thêm việc làm.

Một phần của tài liệu SUY THOÁI KINH TẾ, CÁC GIẢI PHÁP TÀI CHÍNH CHỐNG SUY THOÁI, BÀI HỌC KINH NGHIỆM CÁC NƯỚC. THỰC TRẠNG VÀ BIỆN PHÁP Ở VIỆT NAM (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(39 trang)
w