11. Ke hoạch triển khai nghiê nc ún
3.2. Một số biện pháp
Đe tìm hiểu vấn đề này, tôi đã sử dụng câu hỏi sau:
Biện pháp đê phát trỉến giáo dục trí tuệ cho trẻ mâu giáo nhỡ trong trường mầm non
Ket quả thu được như sau:
Đa phần các giáo viên chủ nhiệm các khối lớp mẫu giáo nhỡ đều có biện pháp riêng của mình nhưng đều có điểm chung về biện pháp phát triển trí tuệ cho trẻ như:
- Tăng cường khả năng quan sát của trẻ trước sự thay đổi của các sự vật hiện tượng xung quanh.
- Rèn luyện khả năng ghi nhớ bằng cách nâng cao khả năng nhận biết, xác định phương hướng, nhắc lại số.
- Rèn luyện vốn từ thông qua các hoạt động học để phát triển ngôn ngữ - Tạo hứng thú cho trẻ qua các hoạt động tạo hình, trò chơi sáng tạo. Tuy nhiên, đế giáo dục trí tuệ cho trẻ mẫu giáo nhỡ đạt được kết quả cao nhà trường và gia đình cần quan tâm thực hiện tốt một số biện pháp chủ yếu sau:
- Trước hết giáo viên cần nâng cao trình độ chuyên môn và nghiệp vụ của mình về nhiệm vụ, nội dung, phương pháp giáo dục trí tuệ cho trẻ.
- Giáo viên phải có sự hiểu biết nhất định về từng trẻ thông qua quan sát, trò chuyện, trao đổi với phụ huynh trẻ để có thể tác động kịp thời giúp trẻ phát triến trí tuệ một cách tốt nhất. Ví dụ: khi nghiên cứu về “Thuyết đa trí tuệ” giáo viên có thể thấy được mỗi trẻ có một dạng thức thông minh riêng như: khả năng âm nhạc, khả năng giao tiếp, khả năng tư duy không gian hình ảnh, khả năng vận động cơ thể, khả năng tư duy ngôn ngữ, khả năng hướng tới thiên nhiên, khả năng nhận thức, khả năng tư duy logic. Neu trẻ có trí thông minh về toán học và logic lại yêu cầu trẻ học âm nhạc (trẻ không thể học âm nhạc được) thì trí thông ming đó sẽ bị thui chột đi nếu giáo viên không có sự hiểu biết về trẻ khả năng của trẻ.
- Nhà trường và gia đình cần phối họp chặt chẽ sát sao và thống nhất với nhau về cả nội dung, phương pháp giáo dục trẻ.
P H Ầ N 3: K Ế T L U Ậ N V À K IÉ N N G H Ị 3.1. Kết luận
Giáo dục mầm non được coi là bậc học đầu tiên và quan trọng trong sự nghiệp giáo dục và đào tạo con người mới. Đe tạo nên những lóp người tài cho xã hội, thì không thể giáo dục trẻ ở một nội dung nào đó, mà cần phải giáo dục một cách toàn diện. Trong đó, giáo dục trí tuệ giữ vai trò chủ đạo cho sự phát triển toàn diện của trẻ. Để tìm hiểu thực trạng giáo dục trí tuệ cho trẻ mẫu giáo nhỡ trong trường mầm non, tôi đã tìm hiểu ở ba trường mầm non: Trường Mầm non Ngô Quyền, Trường Mầm non Hoa Sen và Trường Mầm non Đống Đa Thành phố Vĩnh Yên - Vĩnh Phúc. Qua việc quan sát, trò chuyện, điều tra, thu thập số liệu, tôi đã thu được kết quả như sau:
Vấn đề giáo dục trí tuệ cho trẻ mẫu giáo nhỡ trong ba trường đã được quan tâm thực hiện. Các khối lớp mẫu giáo nhỡ đã thực hiện tốt các nhiệm vụ giáo dục trí tuệ cho trẻ và giáo dục trên tất cả các hình thức dạy học, đầy đủ nội dung, phương tiện phù hợp với tùng điều kiện của nhà trường. Quá trình dạy học cũng đáp ứng được chương trình đổi mới giáo dục mầm non trong giai đoạn hiện nay về kiến thức, kỹ năng và thái độ.
Thực trạng giáo dục trí tuệ cho trẻ mẫu giáo nhỡ trong ba trường mầm non trên như sau:
1. 100% giáo viên của ba trường mầm non có trình độ đạt chuẩn và trên chuẩn.
2. 100% giáo viên nhận thức đúng về sự cần thiết của giáo dục trí tuệ cho trẻ mẫu giáo nhỡ.
3. 74.4% giáo viên tổ chức giáo dục trí tuệ cho trẻ mẫu giáo nhỡ trên tất cả các hình thức dạy học.
4. 100% các nhiệm vụ giáo dục trí tuệ được giáo viên thực hiện, trong đó nhiệm vụ hình thành các khái niệm về cuộc sống xung quanh và về bản thân chiếm 85%.
5. 100% các nội dung giáo dục nhận cảm được giáo viên thực hiện. 6. 100% giáo viên đã sử dụng các phương tiện trí dục cho trẻ. Trong đó, dạy học chiếm 76.2%
7. Chất lượng sử dụng các phương tiện trí dục cho trẻ là tương đối cao 8. Số trẻ phát triển trí tuệ bình thường chiếm 98.4% trên tổng số trẻ mẫu giáo nhỡ. Trẻ có những biểu hiện trí tuệ tốt khá cao.
Như vậy, kết quả giáo dục trí tuệ cho trẻ mẫu giáo nhỡ ở ba trường mầm non tương đối tốt. Chất lượng giáo dục trí tuệ cũng được đảm bảo và ngày càng được nâng cao.
3.2. Một số kiến nghị
1. Ban giám hiệu nhà trường cần tạo điều kiện bồi dưỡng trình độ chuên môn, nghiệp vụ cho giáo viên thông qua các lớp học tại chức, các lớp bồi dưỡng chuyên môn, các cuộc thi nghiệp vụ sư phạm giữa các trường, hay các lớp đào tạo từ xa.
2. Nhà trường nên thường xuyên tổ chức các hoạt động văn hóa văn nghệ các buổi sinh hoạt chuyên đề về giáo dục trí tuệ để nâng cao trình độ nhận thức và tầm quan trọng của việc giáo dục trí tuệ cho trẻ mẫu giáo nhỡ.
3. Ban giám hiệu, tổ chuyên môn thường xuyên dự giờ các hoạt động học có chủ đích nhằm phát huy tối đa những ưu điếm và hạn chế của giáo viên. Từ đó giáo viên có thể rút ra được những kinh nghiệm của bản thân và học hỏi những kinh nghiệm của đồng nghiệp về việc giáo dục trí tuệ cho trẻ.
4. Giáo viên luôn luôn tự trau dồi kiến thức, học hỏi ở mọi lúc mọi nơi để nâng cao trình độ hiểu biết, làm việc có kế hoạch, có nội dung và có phương pháp phù hợp với từng đối tượng trẻ.
5. Ban giám hiệu nhà trường cần có mối quan hệ chặt chẽ với gia đình trẻ hơn nữa. Cụ thể là giữa giáo viên với cha mẹ của trẻ cần phải có sự thống nhất với nhau về nội dung, phương pháp giáo dục trẻ thông qua việc họp phụ huynh, thời gian đón trẻ, trả trẻ trao đổi với nhau để đưa ra giải pháp giáo dục trí tuệ cho trẻ một cách tốt nhất.
6. Cần xây dựng một môi trường sống và học tập lành mạnh cho trẻ có đầy đủ cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng đồ chơi để trẻ luôn luôn hứng thú khi tới trường.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
/. Bộ giáo dục và đào tạo (2007), Hưóng dân thực hiện chương trình giáo dục mẩm non.
2. Đào Thanh Âm - Trịnh Dân - Nguyễn Thị Hoài - Đinh Văn Lang, (2005), Giáo dục mầm non (tập 2), Nhà xuất bản Đại học sư phạm Hà Nội 2005
3. Uyển Minh, (9/2009), Phát triển trí tuệ cho trẻ từ 4 - 5 tuổi, Nhà xuất bản Văn hóa thông tin
4. Mai Ngọc,( 1/2009), Phát triển toàn diện trí lực ở trẻ 3 - 6 tuổi, Nhà xuất bản Văn hóa thông tin
5. Nguyễn Thị Ánh Tuyết (2005), Giáo dục mầm non những vấn đề lí luận và thực tiễn, Nhà xuất bản Đại học Quốc Gia Hà Nội
PHỤ LỤC
PH IẾU ĐIỀU TRA TH ỤC TRẠNG GIÁO DỤC TRÍ TUỆ CHO TRẺ MẪU GIÁO NHỠ Ở MỘT SỐ TRƯỜNG MẦM NON KHU v ự c
THÀNH PHỐ VĨNH YÊN - VĨNH PHÚC
Theo cô việc giáo dục trí tuệ cho trẻ mẫu giáo nhỡ trong trường mầm non là: (Khoanh vào đáp án với ý kiến của cô)
1. Bàn về việc cần thiết của giáo dục trí tuệ cho trẻ mẫu giáo nhỡ trong trường mầm non, có những ý kiến sau đây:
A. Cần thiết B. Bình thường c . Không cần thiết
2. Theo cô việc tổ chức giáo dục trí tuệ cho trẻ mẫu giáo nhỡ được tiến hành theo các hình thức nào (Khoanh vào đáp án phù họp với ý kiến của cô)
A. Trên lớp học
B. Khi vui chơi ngoài trời
c . Khi dạo chơi
D. Khi lao động
E. Các hoạt động khác F. Tất cả các hình thức trên
3. Trong giáo dục trí tuệ cho trẻ mẫu giáo nhỡ, cô đã thực hiện những nhiệm vụ giáo dục nào sau đây (Khoanh vào đáp án phù họp với ý kiến của cô)
A. Hình thành các khái niệm về cuộc sống xung quanh và về bản thân
B. Phát triển các quá trình tâm lý nhận thức c . Phát triển tính ham hiểu biết và năng lực trí tuệ
D. Phát triển khả năng sáng tạo trong các hoạt động
4. Nhiệm vụ giáo dục nhận cảm nhằm phát triển cảm giác, tri giác của trẻ có tác dụng là:
A. Rèn luyện những năng lực hoạt động nhận cảm B. Hình thành hệ chuẩn cảm giác
c . Rèn luyện kỹ năng vận dụng những hoạt động nhận cảm và những chuẩn cảm giác vào thực tiễn.
D. Tất cả các nội dung trên.
- Cô đã thực hiện tốt, đầy đủ các nội dung cảm nhận nào, xin hãy khoanh tròn vào đáp án.
5. Nội dung của giáo dục nhận cảm cho trẻ mẫu giáo nhỡ là:
A. Dạy trẻ phân biệt và nói tên các màu sắc, hình thành các biểu tượng về sắc thái của chúng.
B. Dạy trẻ lĩnh hội về các khái niệm về không gian, thời gian.
c . Phát triển sự nhạy cảm về âm thanh, năng lực phân tích cấu trúc âm thanh của từ và thính giác âm nhạc.
D. Phân biệt bằng cảm giác vật chất của các vật thể và diễn đạt bằng ngôn ngữ.
E. Tất cả các nội dung trên
- Cô đã thực hiện nội dung giáo dục nhận cảm nào, xin cô hãy khoanh tròn vào đáp án.
6. Trong giáo dục trí tuệ cho trẻ mẫu giáo nhỡ cô đã sử dụng những phương tiện nào sau đây (Khoanh vào đáp án phù họp với ý kiến của cô)
A.Tìm hiếu môi trường B. Dạy học
c . Trò chơi
- Bao nhiêu trẻ phát triển trí tuệ bình thường - Bao nhiêu trẻ chậm phát triển trí tuệ
8. Ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục trí tuệ hiện nay có những yếu tố nào?
A. Trình độ giáo viên
B. Nhận thức của giáo viên về tầm quan trọng của giáo dục trí tuệ c . Mức độ nhận thức, tiếp thu của trẻ
D. Cơ sở vật chất
E. Sự quan tâm của Ban giám hiệu, nhà quản lý, xã hội F. Sự phối hợp giữa gia đình và nhà trường chưa tốt.
- Theo cô yếu tố nào có ảnh hưởng lớn nhất, xin cô hãy khoanh tròn vào đáp án.
9. Xin cô vui lòng cho biết một số nguyên nhân dẫn đến sự phát triển trí tuệ của trẻ mẫu giáo nhỡ trong trường mầm non và khoanh tròn vào đáp án
A. Yeu tố bẩm sinh di truyền
B. Điều kiện chăm sóc giáo dục của nhà trường và gia đình c . Môi trường xã hội
D. Nguyên nhân khác
10. Biện pháp để phát triển giáo dục trí tuệ cho trẻ mẫu giáo nhỡ trong trường mầm non:
A. Tăng cường khả năng quan sát của trẻ truớc sự thay đổi của các sự vật hiện tượng xung quanh.
B. Rèn luyện khả năng ghi nhớ bằng cách nâng cao khả năng nhận biết, xác định phương hướng, nhắc lại số.
c . Bồi dưỡng khả năng tư duy của trẻ thông qua việc phân loại các vật
E. Tạo hứng thú cho trẻ qua các hoạt động tạo hình, trò chơi sáng tạo
F. Biện pháp khác.
BIÊN BẢN DỤ GIỜ SỐ 1 GIÁO ÁN
KHÁM PHÁ XÃ HỘI Chủ đề: Nghề nghiệp
Hoạt động: Tìm hiểu về nghề xây dựng, nghề giao thông Đối tượng: trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi
Thời gian: 20 - 25 phút
Ngày soạn: 10/3/2015 Ngày dạy: 13/3/2015
Người thực hiện: Nguyễn Thị Hồng Vân I.MỤC ĐÍCH, YÊU CÀU
1. Kiến thức
- Trẻ hiểu trong xã hội có rất nhiều nghề nghiệp, trong đó có nghề xây dựng, nghề giao thông.
- Trẻ hiểu được công việc, hoạt động, dụng cụ, sản phẩm, lợi ích của nghề xây dựng, nghề giao thông.
2. Kỹ năng
- Phát triển khả năng tư duy ghi nhớ có chủ đích. - Rèn cho trẻ dùng lời to, rõ ràng, mạch lạc. 3. Thái độ
- Trẻ húng thú tham gia giờ học. - Trẻ yêu quý các nghề trong xã hội. II. CHUẲN BỊ:
- Đồ dùng của cô: Giáo án, hình ảnh về các nghề xây dựng, nghề giao thông.
- Đồ dùng của trẻ: gạch để chơi trò chơi. III. TIẾN HÀNH
- Cô gọi trẻ lại gần và cho đọc bài thơ “ Bé làm bao nhiêu nghề” + Trong bài thơ có nhắc tới những nghề nào? (trẻ trả lời)
- Các con ạ! Trong xã hội có rất là nhiều nghề, đó là các nghề : cô giáo, bác sĩ, nghề lái xe, nghề công nhân... Nghề nào cũng cao quý và chúng ta phải biết yêu thương, quý trọng. Ngày hôm nay cô sẽ giới thiệu cho các con 1 số nghề trong xã hội. Các con có muốn biết đó là nghề gì không? hôm nay, cô và các con sẽ cùng đi tìm hiểu nhé!
2. Vào bài.
2.1. Nghề xây duns
- Cô cho trẻ quan sát tranh các bác thợ xây đang xây nhà và hỏi: + Bức tranh của cô nói về nghề gì? (nghề thợ xây)
+ Các bác thợ xây đang làm gì? (xây nhà)
- À đúng rồi đấy! Các con có biết các bác thợ xây sử dụng những dụng cụ gì để xây nhà không? (trẻ trả lời)
+ Đe biết các bác thợ xây sử dụng những dụng cụ gì thì cả lớp cùng quan sát lên bảng nào. (cô cho trẻ xem tranh về: cái bay, cái xẻng, bàn xoa, thước đo)
+ Cô chỉ vào hình ảnh và cho trẻ đọc tên từng dụng cụ.
- Các con có biết các bác thợ xây sử dụng nguyên liệu gì để xây nên các nhà không? (trẻ trả lời)
+ Các con cùng quan sát lên bảng xem các bác thợ xây sử dụng những nguyên liệu gì để xây nhà nhé! (cô cho trẻ xem tranh về: gạch, cát, xi măng, sắt thép, sỏi)
+ Cô chỉ vào hình ảnh cho trẻ đọc tên từng nguyên liệu.
* Tóm lai: Các con ạ! Các bác thợ xây đã sử dụng rất nhiều nguyên liệu để xây nhà, đó là: gạch, cát, xi măng, sắt thép... Và dụng cụ các bác ấy sử dụng để xây nhà cũng có rất nhiều dụng cụ đấy, đó là: bay, xẻng, bàn xoa,
- Ngoài nghề thợ xây thì chúng ta còn biết nghề nào giúp chúng ta hoàn thiện ngôi nhà, giúp cho ngôi nhà đẹp hơn? (trẻ trả lời)
- Cô cho trẻ xem hình ảnh về các bác thợ mộc và hỏi trẻ: + Đây là nghề gì? (thợ mộc)
+ Các con cho cô biết nghề thợ mộc cần đến những dụng cụ gì? (trẻ trả lời). + Cô cho trẻ xem hình ảnh về dụng cụ của nghề thợ mộc và cho trẻ đọc tên (cái cưa, cái bào, cái búa..
+ Các con có biết sản phầm mà các bác thợ mộc làm ra là gì không? (trẻ trả lời)
+ Cô cho trẻ xem hình ảnh về sản phẩm của nghề thợ mộc và cho trẻ gọi tên (cửa chính, cửa sổ, cầu thang..
* Tóm lại: Các con ạ! Nghề thợ mộc làm ra rất nhiều sản phẩm đế hoàn thiện cho ngôi nhà của chúng ta đấy, đó là cửa chính, cửa sổ, cầu thang, bàn ghế... và dụng cụ mà các bác thợ mộc sử dụng là cái cưa, cái bào, cái búa...
- Các con có biết trước khi xây nhà thì còn cần đến ai không? (trẻ trả lời) + Đe biết là ai thì chúng ta cùng quan sát lên bảng nào. (cô cho trẻ xem ảnh về chú kĩ sư xây dựng)
+ Các con có biết chú kĩ sư xây dựng làm công việc gì không? (trẻ trả lời)
* Chú kĩ sư xây dựng làm công việc đó là thiết kế hình dáng của các ngôi nhà và giám sát công trình giúp cho các bác thợ xây hoàn thiện ngôi nhà đấy.
* Các con ạ! Nghề thợ xây, nghề thợ mộc, nghề kĩ sư xây dựng đều được gọi là nghề xây dựng đấy. Các bác, các chú ấy đã phải làm việc rất vả để xây dựng nên những ngôi nhà thật đẹp cho chúng ta.
+ Đe tỏ lòng biết ơn các bác, các chú ấy thì chúng ta phải như thế nào? (trẻ trả lời)
> À đúng rồi đấy, chúng ta phải chăm ngoan, học giỏi, yêu thương, quý trọng các nghề trong xã hội.