VI.ẢNH HƯỞNG CỦA GIÁ CẢ ĐẾN SỰ LỰA CHỌN CỦA NGƯỜ

Một phần của tài liệu kinh tế vi mô chương 3 lí thuyết hành vi người tiêu dùng (Trang 25 - 31)

V. ẢNH HƯỞNG CỦA THU NHẬP ĐẾN

nhưng số lần xem phim tăng lên Có như thế, người tiêu dùng mới có thể tiêu xài hết số tiền của mình khi thu nhập tăng lên.

VI.ẢNH HƯỞNG CỦA GIÁ CẢ ĐẾN SỰ LỰA CHỌN CỦA NGƯỜ

TIÊU DÙNG ĐƯỜNG CẦU CÁ NHÂN) TOP

Chúng ta hãy xem xét lại thí dụ 1 trong phần IV.4 nhưng trong điều kiện tổng quát hơn. Trong thí dụ này, chúng ta xem giá cả của các hàng hóa (PX và PY) là những tham số có thể thay đổi được. Để giải quyết bài toán trên cho cặp giá cả và thu nhập khả dụng I , chúng ta thiết lập hàm Lagrange như sau:

Chia hai phương trình đầu cho nhau, ta được:

Thay vào phương trình đường giới hạn tiêu dùng, ta được:

Biểu thức tính X* và Y* cho biết khối lượng hàng hóa X và Y sẽ được cá nhân mua (tiêu

dùng) ứng với mỗi mức giá của chúng. Do vậy, ta còn gọi các biểu thức này là các hàm số cầu cá nhân. Những hàm số cầu này cho thấy để tối đa hóa hữu dụng, cá nhân sẽ tiêu dùng ít hơn khi

giá của hàng hóa tăng lên. Đây cũng chính là lý thuyết cơ sở của hàm số cầu mà chúng ta đã công nhận trong chương 2.

Để biểu diễn mối quan hệ giữa giá cả và số cầu của một cá nhân đối với một hàng hóa nào đó, chúng ta sử dụng đường cầu cá nhân. Đường cầu cá nhân của một người tiêu dùng đối

với một hàng hóa nào đó được xác định bởi số lượng hàng hóa người đó mua ứng với các mức giá khác nhau. Trong phần dưới đây, ta sẽ thiết lập đường cầu cá nhân dựa vào nguyên tắc tối đa

hóa hữu dụng.

Giả sử một cá nhân có khoản thu nhập I để chi cho hai hàng hóa X và Y, có giá lần lượt là PX và PY.Chúng ta khảo sát việc tối đa hóa hữu dụng của một cá nhân qua 3 mức giá khác nhau của X , trong khi giá của hàng hóa Y là PY và thu nhập không đổi. Dạng của đường cầu cá

nhân được minh chứng trong hình 3.17.

Hình 3.17 a biểu diễn việc tối đa hóa hữu dụng của một cá nhân qua 3 mức giá khác nhau. Hình 3.17 b biểu diễn mối quan hệ giữa giá và lượng sản phẩm X tiêu thụ được sử dụng để hình thành đường cầu. Với các mức giá PX1 và PY và thu nhập I, ta có đường ngân sách I1. Chúng ta đã biết khi giá của hàng hóa X giảm từ PX1 đến PX2 và Px3, đường ngân sách sẽ quay quanh điểm A ra phía ngoài thành các đường ngân sách I2 và I3.

Khi giá của hàng hóa X là PX1, cá nhân sẽ tiêu dùng tại điểm C, là điểm tiếp xúc giữa đường bàng quan U1 và đường ngân sách I1. Số lượng hàng hóa X tiêu dùng lúc này là X1. Với đường ngân sách I2, cá nhân sẽ có thể tiêu dùng nhiều hơn lúc đầu và chọn tiêu dùng tại điểm C', là điểm tiếp xúc giữa đường bàng quan U2 và đường ngân sách I2. Người tiêu dùng này đạt mức thỏa mãn cao hơn ban đầu khi số lượng hàng hóa được tiêu dùng nhiều hơn. Tương tự, với đường ngân sách I3, cá nhân tiêu dùng tại điểm C'' với số lượng hàng hóa X nhiều hơn và mức hữu đạt được cũng cao hơn. Như vậy, khi giá của hàng hóa X giảm xuống, cá nhân sẽ tiêu dùng

nhiều hàng hóa X hơn và ngược lại. Trong hình b, chúng ta nối các điểm biểu thị mối quan hệ giữa giá và lượng hàng hóa X được tiêu dùng để hình thành đường cầu cá nhân, DX. Ta có thể thấy rằng đường cầu cá nhân có độ dốc đi xuống về phía phải.

Đường cầu Dx trong hình 3.17 biểu diễn mối quan hệ giữa lượng hàng hóa X mà người tiêu dùng sẽ mua và giá của chính hàng hóa này. Đường cầu này có hai đặc tính quan trọng. Thứ nhất, độ hữu dụng đạt được thay đổi khi di chuyển dọc theo đường cầu. Giá sản phẩm càng thấp, độ hữu dụng đạt được càng cao. Chúng ta thấy khi giá của hàng hóa X giảm, cá nhân có thể tiêu dùng những tập hợp hàng hóa trên những đường bàng quan cao hơn. Điều này nói lên khi giá giảm sức mua của người tiêu dùng tăng lên.

Thứ hai, tại mỗi điểm trên đường cầu, cá nhân đều tối đa hóa hữu dụng, tức là cá nhân thỏa mãn điều kiện tỷ lệ thay thế biên (MRS) bằng với tỷ giá của hai hàng hóa

. Điều này cho chúng ta biết đôi điều về hành vi tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ của người tiêu dùng. Giả sử chúng ta hỏi một cá nhân xem anh ta sẵn sàng trả bao nhiêu để có thêm một đơn vị hàng hóa X nếu như cá nhân này đang tiêu dùng XC đơn vị hàng hóa X. Câu trả lời sẽ

là đơn vị tiền. Đây

là giá trị của hàng hóa Y mà cá nhân này sẵn sàng hy sinh, bởi vì cá nhân sẽ sẵn sàng đánh đổi MRS đơn vị hàng hóa Y ở mức giá PY để có thêm một đơn vị hàng hóa X. Giá của X sẽ được xác định dựa trên mối tương quan giá trị so với hàng hóa Y. Khi chúng ta có những giá trị cụ thể của MRS và PY, chúng ta có thể xác định giá sẵn sàng trả cho hàng hóa X.Di chuyển dọc theo đường bàng quan về phía phải, tỷ lệ thay thế biên giảm dần. Vì vậy, giá trị của một đơn vị hàng hóa X trong mối tương quan với giá trị của hàng hóa Y giảm dần.

Hàng hóa thay thế và hàng hóa bổ sung

Trong hình 3.17, giá của hàng hóa X giảm làm cho lượng hàng hóa X mà cá nhân sẽ mua tăng lên để tối đa hóa hữu dụng. Vậy điều gì sẽ xảy ra đối với số lượng hàng hóa Y mà cá nhân sẽ mua? Trong chương 2, chúng ta đã biết các hàng hóa có thể có mối liên hệ với nhau (hàng hóa thay thế hay bổ sung). Nếu hai hàng hóa thay thế cho nhau thì khi giá của hàng hóa này tăng (giảm) dẫn

đến cầu đối với hàng hóa kia tăng (giảm). Nếu hai hàng hóa bổ sung cho nhau khi giá của hàng hóa này tăng (giảm) dẫn đến cầu đối với hàng hóa kia giảm (tăng). Bây giờ, chúng ta tiếp tục

vận dụng mô hình sự lựa chọn của người tiêu dùng để xác định xem các hàng hóa liên quan với nhau như thế nào.

Hình 3.17 cho thấy khi giá của hàng hóa X giảm, lượng cầu đối với hàng hóa Y cũng giảm theo mặc dù giá của hàng hóa Y không đổi. Điều đó cho thấy X và Y là hai hàng hóa thay thế. Cá nhân có xu hướng thay thế hàng hóa Y bằng hàng hóa X khi giá của X rẻ hơn. Do vậy, cầu đối với hàng hóa Y cũng giảm. Các loại mặt hàng thay thế trong thực tế có thể là: vé xem phim và băng video thuê, đi lại bằng xe gắn máy và xe buýt; nước cam và nước chanh, v.v. Chúng ta cũng có thể dùng hình vẽ tương tự như hình 3.17 để biểu diễn các hàng hóa bổ sung.

Hình 3.18 mô tả sự lựa chọn của người tiêu dùng khi giá của hàng hóa bổ sung giảm. Trong hình 3.18, chúng ta cũng có các đường ngân sách I1, I2 và I3 và các đường bàng quan như hình 3.17. Vì X và Y là hai loại hàng hóa bổ sung nên khi giá của hàng hóa X giảm làm tăng cầu của hàng hóa Y. Cá nhân tiêu dùng nhiều hàng hóa X hơn thì buộc phải tiêu dùng nhiều hàng hóa Y hơn vì chúng là hàng bổ sung. Các loại hàng hóa bổ sung có thể là: máy tính và phần mềm máy tính, xăng dầu và xe gắn máy, vợt bóng bàn và bóng bàn, v.v.

Thí dụ 1. Chúng ta hãy xem xét mối liên hệ của các hàng hóa qua thí dụ sau. Giả sử một cá nhân có hàm tổng hữu dụng khi tiêu dùng hai hàng hóa X và Y như sau:

với X, Y là số lượng và đồng thời là tên của hàng hóa X và Y; 1.

Câu hỏi.

1. Sử dụng phương pháp Lagrange để xác định hàm số cầu của cá nhân đối với X và Y. 2. Từ hàm số cầu cá nhân, hãy cho biết hai hàng hóa này liên hệ với nhau như thế nào?

Bài giải.

1. Hàm số Lagrange như sau:

Lấy đạo hàm của hàm số này, ta được:

Từ hai phương trình trên, ta suy ra:

2. Khi I gia tăng, cầu về X và Y gia tăng. Đây là những hàng hóa bình thường. Chúng ta thấy rằng số lượng hàng hóa X mà cá nhân mua ngoài việc phụ thuộc vào giá của nó, còn phụ thuộc vào giá của hàng hóa Y. Khi gia tăng cầu X giảm đi. Vậy, X và Y là hay hàng hóa bổ sung.

Thí dụ 2: Giả sử ta có hàm tổng hữu dụng đối với hai loại hàng hóa X và Y là như sau: Thiết lập hàm số cầu cho X và Y?

Giải.

Hàm số Lagrange:

Lấy đạo hàm bậc nhất của hàm số này và cho chúng bằng không:

Chia hai phương trình đầu cho nhau, ta được:

Thay vào phương trình đường giới hạn tiêu dùng, ta được:

Suy ra: và

Nhận xét. Sự thay đổi của không ảnh hưởng đến X, nhưng sự thay đổi của có ảnh hưởng đến Y.

VII. ĐƯỜNG CẦU CỦA THỊ TRƯỜNG TOP

Từ sự tối đa hóa hữu dụng của người tiêu dùng, chúng ta có thể xây dựng nên hàm số cầu cá nhân. Mỗi cá nhân trên thị trường có sở thích khác nhau về một hàng hóa X nào đó nên hàm số cầu của mỗi cá nhân đối với một hàng hóa X nào đó sẽ khác nhau. Giả sử trên thị trường chỉ có hai người tiêu dùng hàng hóa X. Giả sử hàm số cầu của người tiêu dùng thứ nhất được ký hiệu là và của người thứ hai là . Hàm số cầu của hai cá nhân phụ thuộc vào giá cả của hai loại sản phẩm và thu nhập của họ.

Như thế, hàm số cầu của thị trường là: Giả sử chúng ta có các số liệu sau về hàm số cầu cá nhân của người tiêu dùng 1 và 2 đối với kem ăn như sau:

Bảng 3.5. Cầu của cá nhân đối với kem ăn

Giá (ngàn đồng/cây)

(1)

Cầu của cá nhân 1 (cây/ngày)

(2)

Cầu của cá nhân 2 (cây/ngày)

(3)

Cầu của thị trường (cây/ngày) (2) 1,0 5 3 8 1,5 4 2 6 2,0 3 1 4 2,5 2 0 2 3,0 1 0 1

Một phần của tài liệu kinh tế vi mô chương 3 lí thuyết hành vi người tiêu dùng (Trang 25 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(36 trang)
w